Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Tiết : Ôn tập
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
- Kiến thức :
- Hệ thống hóa, ôn tập một số kiến thức cơ bản về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế xã hội của Châu Nam Cực, Châu Đại Dương và Châu Âu.
- Kĩ năng :
- Phân tích bản đồ, lược đồ, hình ảnh SGK
- Phân tích, so sánh.
- Vẽ biểu đồ.
- Thái độ:
- Có ý thức ôn tập.
- Định hướng phát triển phẩm chất – năng lực:
- Phẩm chất: Sống tự chủ, yêu thương.
- Năng lực: tự học, hợp tác, tính toán, giải quyết vấn đề, sáng tạo, tổng hợp kiến thức, sử dụng bản đồ, tranh ảnh địa lí, vẽ biểu đồ.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM.
- Phương pháp – kỹ thuật: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm, đàm thoại gợi mở, đặt câu hỏi, động não, tổ chức trò chơi.
- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên:
- Phương tiện: Câu hỏi ôn tập – đề cương.
- Học sinh:
- Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.
- Trò chơi ghép hình “ cây châu lục”.
- GV chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy cử 3 thành viên tham gia với hình thức tiếp sức. Dãy nào trong thời gian 2 phút tìm đúng các miếng có nội dung liên quan đến các châu lục dán vào “ cây châu lục” sẽ giành chiến thắng.
B- C: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - LUYỆN TẬP
Thời gian: 35 phút
- Lý thuyết:
Hoạt động 1: Chia 5 nhóm thảo luận các câu hỏi do giáo viên đưa ra ( Thời gian:10 phút )
+ Nhóm 1: câu 1,2
+ Nhóm 2: câu 3,4
+ Nhóm 3: Câu 5,6
+ Nhóm 4: Câu 7,8
+ Nhóm 5: câu 9,10,11
Hoạt động 2: Đại diện nhóm trình bày – nhận xét – 15 phút
Hoạt động 3: Gv chuẩn kiến thức – 10 phút
Câu 1: Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực?.
- Gồm phần lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, diện tích 14,1 triệu Km2.
- Phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vòng cực Nam với cực Nan ở vị trí gần trung tâm lục địa Nam cực.
-Khí hậu quanh năm rất lạnh, nhiệt độ thường dưới 20 độ C, là nơi có gió bão nhiều nhất thế giới.
- Gần như toàn bộ lục địa Nam cực bị băng phủ quanh năm, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.
- Châu Nam cưc chỉ có các loài động vât sống dựa vào nguôn thức ăn dồi dào trong các biển bao quanh như: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo…
- Châu Nam cực có nhiều loại khoáng sản nhất là than và sắt.
Câu 2: Vì sao lớp băng của Nam Cực ngày càng tan chảy nhiều hơn ? Ảnh hưởng của sự tan băng đối với đời sống con người trên trái đất.
- Lớp băng ở châu Nam cực ngày càng tan chảy nhiều hơn là do : sự gia tăng lượng khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng dần lên , băng ở Nam cực tan chảy.
- Ảnh hưởng của sự tan băng ở lục địa Nam cực làm cho mực nước các đại dương dâng lên, đe doạ cuộc sống của con người ở các đảo và những vùng đất thấp ven biển.
Câu 3 . Giải thích tại sao phần lớn diện tích lục địa Australia là hoang mạc.
* Phần lớn lục địa Autralia là hoang mạc vì :
+ Chí tuyến Nam đi qua giữa lục địa nên phần lớn lãnh thổ Australia nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không khí ổn định khó gây mưa.
+ Phía đông có dãy trường sơn chạy sát biển từ bắc xuống nam , chắn gió ẩm từ các vùng biển phía đông thổi vào lục địa Áustralia gây mưa nhiều ở sườn núi phía biển , sườn núi khuất gió và các vùng phía tây bị khô hạn.
+ Ảnh hưởng của dòng biển lạnh tây Áustralia làm cho vùng duyên hải phía tây có lượng mưa ít.
Câu 4. Đặc điểm dân cư của Châu Đại Dương?
* Dân cư gồm hai thành phần chính :
- Người bản địa chiếm 20% dân số , gồm người Ô-tra-lô-ít, người Mê-la-nê-diêng, người Pô-li-nê-diêng.
- Người nhập cư, chiếm khoảng 80% dân số phần lớn là con cháu người châu Âu đến xâm chiếm và khai phá từ thế kỷ XVIII. Gần đây, có người nhập cư đến từ các quốc gia châu Á.
- Mật độ dân số thấp nhất thế giới , phần lớn dân cư sống tập trung ở dảy đất phía đông và đông nam Australia , Bắc New Zealand và ở Papua New Guine.
- Tỉ lệ dân thành thị cao : 69%
- Mức sống chênh lệch lớn giữa các nước trong châu lục cao nhất là Australia, kế đó là New Zealand.
Câu 5: Vị trí địa lí châu Âu?
- Châu Âu là 1 bộ phận của lục địa Á-Âu với diện tích >10 triệu km 2.
- Giới hạn: khoảng từ giữa 360B – 710B (Điểm cực Bắc: mũi Noockin-7108’B thuộc Na Uy; điểm cực Nam: mũi Ma-rô-ki- 360B thuộc Tây Ban Nha), chủ yếu trong đới ôn hòa.
- Châu Âu có 3 mặt giáp biển và đại dương:
+ Bắc giáp Bắc Băng Dương;
+ Nam giáp biển Địa Trung Hải;
+ Tây giáp Đại Tây Dương.
+ Đông ngăn cách châu Á bởi dãy Uran.
- Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, biển lấn sâu vào đất liền, tạo thành nhiều đảo, bán đảo, vũng vịnh.
Câu 6: Đặc điểm khí hậu, sông ngòi, thực vật châu Âu?
- Khí hậu:
- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới;
+ Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu: KH ôn đới hải dương.
+ Vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi: KH ôn đới lục địa.
- Phía Nam ven biển Địa Trung Hải: KH địa trung hải.
- Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới.
* Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây. Vào sâu nội địa phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần.
b . Sông ngòi:
- Mạng lưới dày đặc, lượng nước dồi dào.
- Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng dài trong mùa đông, nhất là vùng cửa sông.
- Một số sông lớn, quan trọng: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ, Đni-ep.
- Thực vật:T hãm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa: (Mối quan hệ giữa khí hậu và sự phân bố thực vật)
+ Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới Hải dương: Rừng lá rộng (sồi, dẻ...)
+ Vùng nội địa có khí hậu ôn đới lục địa: Rừng lá kim (thông, tùng...)
+ Ven biển ĐịaTrung Hải có khí hậu địa trung hải: Rừng lá cứng.
+ Phía Đông Nam có khí hậu cận nhiệt, ôn đới lục địa: Thảo nguyên.
Câu 7: So sánh 3 môi trường tự nhiên: ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải?
Môi trường Đặc điểm |
Ôn đới hải dương |
Ôn đới lục địa |
Địa trung hải |
Phân bố |
Các đảo và vùng ven biển Tây Âu.
|
Khu vực Đông Âu |
Nam Âu - ven Địa Trung Hải.
|
Khí hậu |
Khí hậu ôn hòa, ấm ẩm - hè mát, đông không lạnh lắm, nhiệt độ thường trên 00C, mưa quanh năm trung bình từ 800-1000mm (do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới). |
Đông lạnh, khô, có tuyết rơi; hè nóng có mưa, biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm dưới 500mm.
|
Mùa đông không lạnh, có mưa nhiều; mùa hè nóng, khô |
Sông ngòi |
Nhiều nước quanh năm, không đóng băng; |
Nhiều nước vào mùa xuân, hè; mùa đông đóng băng |
Ngắn, dốc, nhiều nước vào mùa thu, đông. Mùa hạ ít nước. |
Thực vật |
Rừng lá rộng-dẻ, sồi. |
Thay đổi từ Bắc – Nam: đồng rêu -> rừng lá kim -> rừng hỗn giao -> rừng lá rộng -> thảo nguyên -> nửa hoang mạc; rừng lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế. |
Rừng thưa với cây lá cứng và cây bụi gai phát triển quanh năm. |
* Thảm thực vật ở châu Âu thay đổi từ tây sang đông theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa.
Câu 8 : Hãy nêu đặc điểm của dân cư châu Âu?
- Dân cư châu Âu chủ yếu thuôc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít , gồm ba nhóm ngôn ngữ : Nhóm Giéc-man , nhóm La-tinh , nhóm Xla-vơ.
- Phần lớn theo đạo Cơ Đốc giáo , có một số vùng theo đạo Hồi.
- Gia tăng dân số tự nhiên rất thấp ( chưa tới 0,1%)
- Dân cư tập trung đông ở vùng đồng bằng, các thung lũng và lớn nhất là các vùng ven biển.
- 3/4 dân số châu Âu sống ở đô thị .
- Phần lớn dân cư hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ , công nghiệp. Mức sống cao.
Câu 9: Vì sao có sự khác biệt về khí hâu giữa phía tây và phía đông dãy Xcan-đi-na-vi , giữa vùng ven biển Na uy với đảo Ai-xơ-len ?
* Có sự khác biệt về khí hậu giữa phía tây và phía đông dãy Xcan-đi-na-vi do :
- Dãy Xcan-đi-na-vi chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam đã ngăn chặn ảnh hưởng của gió tây ôn đới và dòng biển nóng bắc Đại Tây dương, làm cho khí hậu phía tây dãy Xcan-đi-na-vi ấm và ẩm hơn phía đông.
* Có sự khác biệt giữa vùng ven biển Na-uy với đảo Ai-xơ-len do :
- Ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây dương chảy gần bờ biển bắc Âu làm cho khí hậu vùng ven biển Na-uy ấm và ẩm.
- Ai-xơ-len gần vùng cực Bắc trong môi trường đới lạnh nên khí hậu quanh năm lạnh giá.
Câu 10 . Phân bố các loại địa hình chính của châu Âu?
Có ba dạng địa hình chính ở châu Âu :
* Đồng bằng : ( Đồng bằng Pháp,đồng bằng Đông Âu, đồng bằng trung lưu Đa-nuyp )chiếm 2/3 diện tích châu Âu , kéo dài từ tây sang đông, lớn nhất là đồng bằng đông Âu .
* Núi già : ( Scandinavi và khối núi trung tâm.) ở phía bắc và vùng trung tâm , đỉnh tròn , sườn thoải độ cao trung bình 500-1000m.
* Núi trẻ : (Py-rê-nê, An-pơ, Cac-pat…)ở phía nam, gồm nhiều dãy với những đỉnh cao , nhọn, xen kẻ là những thung lũng sâu, đồ sộ nhất là dãy An-pơ.
Câu 11:Tình hình dân số Châu Âu hiện nay so với dân số Thế giới như thế nào? Nguyên nhân chủ yếu làm cho dân số Châu Âu già đi?
Trả lời:
- Tình hình dân số Châu Âu:
+ Hiện nay, tỷ lệ dân số tự nhiên của Châu Âu chưa tới 0,1% (năm 2000) rất thấp so với tỷ lệ tăng dân số thế giới (1,4%).
+ Nhiều nước ở Đông Âu, Bắc Âu, Trung Âu có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên âm, làm cho dân số Châu Âu già đi dẫn đến nguồn nhân lực trẻ ngày càng thiếu hụt.
- Nguyên nhân chính:
+ Do mức sống dân số cao, công tác y tế vệ sinh tiến bộ, bảo đảm sức khoẻ tốt, tuổi thọ trung bình người dân ngày càng tăng.
+ Lớp tuổi trên 60 ngày càng đông.
+ Đa số dân số hạn chế sinh đẻ vì không muốn có con dẫn đến lớp tuổi dưới 15 rất ít chỉ chiếm 15% dân số như ở Đức, Italia.
- Hướng dẫn về nhà.
- Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học.
- Làm các bài tập vẽ biểu đồ có trong SHD.
- Nghiên cứu, làm một số đề kiểm tra.
- Chuẩn bị ôn tập tiết 2.
TIẾT 2:
- Bài tập.
- Giáo viên đưa ra các bài tập thực hành, yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
- Gọi học sinh lên bảng hoàn thành bài tập.
- Kiểm tra, nhận xét, đánh giá.
Câu 1: Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 3 địa điểm ở Ô-xtrây-li-aà nhận xét đặc điểm khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a?
|
Bri-xbên |
A-li-xơ Xprinh |
Pơc |
Nhiệt độ tháng nóng nhất |
1,2 |
1,12 |
1,2 |
Nhiệt độ tháng lạnh nhất |
6,7 |
6,7 |
7,8 |
Biên độ nhiệt năm |
Nhỏ |
Lớn |
Trung bình |
Lượng mưa cả năm |
1001-1500mm |
Dưới 250mm |
501-1000mm |
Tháng mưa nhiều vào mùa nào |
11à4; Đông xuân |
11à3;Đông xuân |
5à9 Hè thu |
Tháng mưa ít vào mùa nào |
T9 mùa thu |
T7 mùa hè |
T11à2 Đông xuân |
* Nhận xét:
- Hoang mạc phân bố vùng phía tây và tập trung vào sâu nội địa do:
+ Phía tây ảnh hưởng dòng biển lạnh
+ Phía đông có sườn khuất gió, lượng mưa càng vào sâu trong nội địa càng giảm dần
+ Có đường chí tuyến nam đi qua lục địa.
Câu 2:
Cơ cấu dân số theo độ tuổi của châu Âu năm 2012. ( đơn vị : %)
Độ tuổi |
Tỉ lệ |
0 đên 14 |
16 |
15 đến 65 |
67 |
Trên 65 |
17 |
- Vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo độ tuổi của Châu Âu năm 2012.
- Nhận xét và nêu ảnh hưởng của cơ cấu dân số tới vấn đề lao động?
Giải:
- Vẽ biểu đồ tròn.
b.
-Nhận xét.
+ Ở châu Âu độ tuổi từ 15 đến 65 chiếm tỉ trọng cao: 67%
+ Độ tuổi trên 65 tuổi chiếm tỉ trọng thấp 17%.
+ Độ tuổi từ 0 – 14 tuổi chiếm tỉ trọng rất thấp 16 %
-Ảnh hưởng: dân số châu Âu đang bị già hóa , thiếu nguồn lao động trẻ bổ sung. ( 0,5 điểm)
Câu 3: dựa vào bảng số liệu dưới đây:
Nước |
Dân số ( Triệu người) |
Tổng sản phẩm trong nước (Triệu USD) |
Pháp |
52,9 |
1294246 |
Đức |
82,2 |
1872292 |
Ba Lan |
38,6 |
157585 |
CH Séc |
10,3 |
50777 |
a-Tính thu nhập bình quân đầu người mỗi nước?
b-Nêu nhận xét về mức thu nhập bình quân đầu người mỗi nước?
Giải:
a.Tính thu nhập,bình quân đầu người mỗi nước:
Pháp |
21862,3 USD/người. |
Đức |
22777,3USD/người. |
Ba Lan |
4082,5USD/người. |
CH Séc |
4929,8USD/người |
.Nhận xét: -Mức bình quân thu nập đầu người các nước không đều:
+Người dân Đức và Pháp có mức thu nhập cao.
+Người dânCH Séc và Ba Lan có mức thu nhập thấp.
Câu 4: Dựa vào bảng số liệu để vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của Pháp và U-crai-na( 2000)
Tên nước |
Tỉ trọng của ba khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm trong nước(GDP) % |
||
Nông, lâm và ngư nghiệp |
Công nghiệp và xây dựng |
Dịch Vụ |
|
Pháp |
3,0% |
26,1% |
70.9% |
U-crai-na |
14,0% |
38,5% |
47,5% |
Qua biểu đồ nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của Pháp và U-crai-na.
Giải:
- Học sinh vẽ biểu đồ tròn.
- Nhận xét.
+ Pháp là nước có trình độ phát triển kinh tế cao, là nước công nghiệp phát triển. Dịch vụ đóng vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất của 3 khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm trong nước 70,9% . Tỷ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP thấp nhất 3% .
+ U-Crai-na là nước có công nghiệp phát triển, ngành dịch vụ chiếm tỷ trong cao hơn 2 khu vực còn lại (47,5%) nhưng so với ngành dịch vụ của Pháp thì dịch vụ của U-Crai-na còn thấp hơn nhiều.
- Hoạt động tìm tòi – mở rộng và hướng dẫn về nhà.
* Tìm tòi – mở rộng:
- Tìm hiểu và làm một số đề thi học kỳ 2 môn KHXH.
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, ôn luyện toàn bộ kiến thức đã học.
- Chuẩn bị tiết kiểm tra học kỳ 2: giấy kiểm tra, bút...