Giáo án VNEN bài Môi trường đới lạnh

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Môi trường đới lạnh. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:                                                                     

Ngày dạy:

Tiết 7, 8 , 9  

Bài 5: Môi trường đới lạnh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức:

- Biết xác định giới hạn của môi trường đới lạnh.

- Hiểu được những đặc điểm cơ bản của khí hậu đới lạnh.

- Giải thích được vì sao các loài động vật và thực vật lại thích nghi được với môi trường đới lạnh.

- Vận dụng việc quan sát hình ảnh để rút ra một số đặc điểm khác của môi trường đới lạnh

  1. Kĩ năng:

- Đọc hiểu, quan sát hình ảnh

- Đọc và phân tích bản đồ

- Thảo luận nhóm, thuyết trình

  1. Thái độ:
  2. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực.

-     Phẩm chất: Sống tự chủ, yêu thương, bảo vệ môi trường, động thực - vật

  • Năng lực chung : Tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lí, sử dụng ngôn ngữ…
  • Năng lực chuyên biệt : Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, xử lí số liệu, giải thích các hiện tượng.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. Giáo viên.

* Phương pháp: Nêu vấn đề, sử dụng số liệu thống kê, phân tích, giải quyết vấn đề, hợp tác nhóm

* Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, động não...

* Phương tiện:

- Bản đồ tự nhiên Bắc cực và Nam cực.

- Bản đồ khí hậu cảnh quan thế giới.

- Ảnh động, thực vật ở đới lạnh.

  1. Học sinh.

- SHD, vở ghi. Tập bản đồ. Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV (Đọc bài, tìm tư liệu liên quan, ghi nhật kí học tập)

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Kiến thức cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

Góp phần phát triển năng lực: tự học, giao tiếp......

Kỹ thuật: tổ chức trò chơi.

GV cho HS tham gia trò chơi Ai hiểu biết hơn

 

- GV đặt câu hỏi:

?Em biết được nhưng kiến thức nào về môt trường đới lạnh? Những hình ảnh nào trang 27/ HDH  phù hợp với đới lạnh

- GV nhận xét - đánh giá

- GV yêu cầu HS đọc mục tiêu bài học

Hoạt động chung.

HS tham gia trò chơi theo điều khiển của  GV:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nêu những hiểu biết ban đầu của mình về môi trường đới lạnh: Là nơi có nhiệt độ rất thấp, lượng mưa ở đây rất ít....

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35 phút)

Phương pháp: dạy học hợp tác, Kỹ thuật: chỉ bản đồ.

Góp phần phát triển năng lực: tự học, giao tiếp, hợp tác, phân tích lược đồ......

- GV yêu cầu HS quan sát hình 7, 8 / SHDH -28.

- GV đặt câu hỏi:

? Xác định giới hạn của môi trường đới lạnh.

 

 

- GV yêu cầu học sinh một thuyết trình miệng, một em lên xác định trên lược đồ

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức

- GV: Hướng dẫn HS quan sát H7 và H8

- GV đặt câu hỏi:

? Thế nào là đường đẳng nhiệt? Vai trò?

 

 

- GV: Hướng dẫn HS xác định vị trí Hom Man trên H7 /28 và quan sát H9 /29

Tổ chức cho HS Hoạt động  Nhóm : Chia lớp 5 nhóm

 

Nội dung Thảo luận:

? Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa ở Hom Man để tìm ra đặc điểm khí hậu ở đới lạnh?

 

 

 

 

 

? Giải thích nguyên nhân?

 

- GV gọi đại diện nhóm trình bày – nhận xét – đánh giá - tự đánh giá

- GV: Chuẩn hoá kiến thức.

- GV đặt câu hỏi:

? Vậy, từ ví dụ trên , em rút ra đặc điểm nào về khí hậu đới lạnh?

 

 

 

 

 

? Vì sao đới lạnh có đặc điểm khí hậu như vậy?

 

 

?Tại sao nói đới lạnh là hoang mạc lạnh của Trái Đất?

 

Hoạt động cặp đôi

HS hoạt động cá nhân, trao đổi kết quả. Đại diện báo cáo kết quả hoạt động.

 

Hoạt động chung.

 

 

 

 

HS trả lời.

 

 

 

 

 

Hoạt động nhóm theo quy trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động cá nhân

HS trả lời.

 

Hoạt động chung.

HS trả lời

 

1. Xác định giới hạn đới lạnh

- Giới hạn: nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.  Ranh giới  ở vùng Bắc cực là đường đẳng nhiệt 10oC vào tháng 7 và ở vùng Nam cực là đường đẳng nhiệt 10oC vào tháng 1

 

 

 

 

 

 

 

- Đường đẳng nhiệt là đường nối những điểm có cùng nhiệt độ trong cùng một thời gian . Đường đẳng nhiệt có vai trò phân biệt  ranh giới các vòng đai nhiệt 

 

 

 

 

 

 

- Đặc điểm khí hậu ở đới lạnh:

+ Mùa hạ ngắn 3 – 4 tháng, nhiệt độ cao nhất 10oC.

+ Mùa đông kéo dài 8 – 9 tháng, nhiệt độ thấp nhất – 30oC. Biên độ nhiệt lớn 40oC.

+ Lượng mưa ít, mưa chủ yếu dưới dạng tuyết. Khí hậu lạnh lẽo, khắc nghiệt.

 

- Nguyên nhân: Do đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.

 

 

 

 

- Đặc điểm:

+ Khí hậu lạnh lẽo, vô cùng khắc nghiệt.

+ Mùa đông rất dài, nhiệt độ TB<- 100C; mùa hè kéo dài 2-3 tháng, nhiệt độ không quá 100C;

+ Mưa ít (<500mm) và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, đất đóng băng quanh năm.

- Đới lạnh có đặc điểm khí hậu như vậy do nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực Bắc Nam.

- Đới lạnh là hoang mạc lạnh của Trái Đất vì đới lạnh cũng có lượng mưa ít, rất khô hạn, biên độ nhiệt ngày và năm lớn, có rất ít người sinh sống, thực động vật nghèo nàn nên cũng được coi như hoang mạc nhưng nhiệt độ quá thấp nên gọi là hoang mạc lạnh.

 

Hướng dẫn về nhà

1.       Học bài.

2.       Tìm hiểu phần 3. Tìm hiểu một số đặc điểm khác của môi trường đới lạnh

Ø  Đọc SGK.

Ø  Trả lời các câu hỏi

Tiết 2

(Ngày dạy:       /9/2020)

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Kiến thức cần đạt.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG  (5 phút).

Góp phần hình thành năng lực: tự học, giao tiếp.....

*Kỹ thuật: tổ chức trò chơi.

 - GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 2 đại diện chơi trò chơi “ ghép cây môi trường đới lạnh”.

 

Hoạt động chung.

 

- Học sinh nhớ được các đặc điểm của môi trường đới lạnh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( Tiếp - 35 phút)

Góp phần phát triển năng lực: tự học, giao tiếp, hợp tác, sử dụng bản đồ, vận dụng kiến thức địa lí,......

 

Phương pháp: hướng dẫn sử dụng bản đồ.

- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi  mục 3b/ 29

*Tích hợp GDBVMT

Kỹ thuật: khăn trải bàn.

- GV chia lớp thành 5 nhóm, hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn.

Nội dung câu hỏi:

? Theo em những biểu hiện về biến đổi MT ở đây?

 

 

 

 

? Hậu quả con người đang và sẽ gánh chịu? (Đi lại khó khăn do băng chìm, nổi; mất môi trường sống – nguy cơ tuyệt chủng đv ....)

? Theo em cần có giải pháp nào?

(Kí kết giảm lượng khí thải ở các nước đang phát triển – VN -> giảm thiểu tác động MT)

Liên hệ Việt Nam.

- GV hướng dẫn HS quan sát các hình 10, 11, 12, 13, 14/ 30-SHDH

- GV yêu cầu thảo luận nhóm câu hỏi mục 3b/ 30.

- Gọi HS Báo cáo kết quả thảo luận.

- GV: Chuẩn hoá kiến thức

Gv mở rộng: Sự thích nghi của con người ở đới lạnh.

 

 

 

Hoạt động cá nhân

HS trả lời.

 

Hoạt động nhóm

HS hoạt động cá nhân - thảo luận- trình bày- nhận xét- bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

Hoạt động nhóm.

Hs thảo luận, trình bày, bổ sung.

 

3. Tìm hiểu một số đặc điểm khác của môi trường đới lạnh.

a) Băng tuyết:

 

 

 

 

 

 

- Biểu hiện về biến đổi MT

+ B. Cực: băng dày 10m, mùa hè băng vỡ - băng trôi

+ N.Cực, đảo Grơn-len, băng dày 1500m, mùa hạ rìa băng trôi – núi băng khổng lồ.

- Hiện nay, do biến đổi khí hậu, Trái Đất đang nóng lên, băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích phủ băng thu hẹp lại.

 

 

 

 

 

 

b) Sự thích nghi của Thực vật và động vật với môi trường đới lạnh

- Phát triển trong thời gian ngắn.

- Mọc trong các thung lũng kín gió.

- Cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y

* Động vật:

- Lớp mỡ dày, lông dày không thấm nước.

- Sống thành đàn đông để sưởi ấm cho nhau.

- Di cư để tránh rét.

- Ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng.

Hướng dẫn về nhà.

1.       Học bài

2.       Chuẩn bị kiểm tra 15p.

3.       Thực hiện nhiệm vụ phần C, D,E.

Ø  Đọc SHD, trả lời các câu hỏi.

         

 

Tiết 3:

Ngày :  1 /10/2020

Kiểm tra 15 phút.

Đề bài:

Câu 1. So sánh môi trường ôn đới lục địa và ôn đới hải dương?

Câu 2. Tại sao động vật lại thích nghi được với môi trường đới lạnh?

Đáp án.

Câu 1. 5 điểm.

Kiểu

môi trường

Vị trí

Đặc điểm khí hậu

Đặc điểm thực vật

Ôn đới hải dương

Tây Âu, dải ven biển Bắc Mĩ.

ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm.

Rừng lá rộn

Ôn đới lục địa

Phần lớn diện tích lục địa Bắc Mĩ và Á-Âu

Lượng mưa giảm dần. Mùa hạ nóng, mùa đông lạn

 có tuyết rơi.

Rừng hỗn giao và rừng lá kim

Câu 2. 5 điểm

Động vật thích nghi được với môi trường đới lạnh vì:

- Lớp mỡ dày.

- lông dày không thấm nước.

- Sống thành đàn đông để sưởi ấm cho nhau.

- Di cư để tránh rét.

- Ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng

 

A.   HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 25 PHÚT)

 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Kiến thức cần đạt.

Tổ chức cho HS thi Giải ô chữ - Mục C.1/ 31 -32

 

 

 

 

 

 

Yêu cầu hs trả lời nhanh mục C.2 / SHDH-32: GV yêu cầu HS lí giải vì sao như vậy

Hoạt động chung

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động cá nhân

Câu 1/31.

a-     Tuần lộc.

b-    Mùa hạ

c-     Núi băng.

d-    Đới lạnh.

đ- thung lũng

e-     Nước biển dâng.

g.     Chim cánh cụt

Câu 2/31

  1. HĐ VD- TTMR: (HS thực hiện ở nhà)

GV cho hS trưng bày các sản phẩm sưu tầm được minh chứng cho khí hậu khắc nghiệt và sức sống mãnh liệt của con người và SV ở đới lạnh

Hướng dẫn về nhà

  1. Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
  • Tìm hiểu về một số ĐV đới lạnh có nguy cơ tuyệt chủng hiện nay
  1. Chuẩn bị: Môi trường hoang mạc, vùng núi, biển và đại dương
  • Nêu hiểu biết về các môi trường này.
  • Sự phân bố
  • Đặc điểm khí hậu
  • Sự thích nghi của ĐV, TV
  • Những biến đổi khí hậu ở đây, và tác động tới cuộc sống, giải pháp

RÚT KINH NGHIỆM

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 7, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.