BÀI 44: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MỸ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ được sự phân chia đất đai ở Trung và Nam Mĩ không đồng đều, với hai hình thức sản xuất nông nghiệp đại điền trang (La-ti-fun-đia) và tiểu điền trang (Mi-ni-fun-đia).
- Cải cách ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ ít thành công.
- Nắm vững sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc phân tích lược đồ, ảnh địa lí để thấy được các hình thức sản xuất nông nghiệp, sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
3. Thái độ:
- HS có thái độ học tập đúng đắn
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: tự học; hợp tác; ...
- Năng lực riêng: sử dụng bản đồ; sử dụng hình vẽ, tranh ảnh...
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Bản đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ.
- Một số hình ảnh về tiểu điền trang và đại điền trang.
2. Đối với học sinh
- Chuẩn bị bài, SGK, TBĐ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh và lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ để nắm được :
- Nhiều diện tích đất đai ở Trung và Nam Mĩ lại thuộc quyền sở hữu của các công ty tư bản nước ngoài tại sao vậy?
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh ảnh và lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ để nắm được sự phân bố cây trồng, vật nuôi.
Bước 2: HS quan sát lược đồ để trả lời
Bước 3: HS báo cáo kết quả ( Một HS trả lời, các HS khác nhận xét).
Bước 4: GV dẫn dắt vào bài.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu các hình thức sở hữu trong nông nghiệp (20 phút)
* Mục tiêu
- So sánh được sự khác nhau giữa 2 hình thức sở hữu trong nông nghiệp Nam Mĩ.
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng tranh ảnh, SGK… KT học tập hợp tác …
* Hình thức tổ chức: Cá nhân/nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG
- GV: Hướng dẫn hs đọc từ “Ở Trung và Nam Mĩ .... phần lớn trồng các cây lương thực để tự túc” và hướng dẫn học sinh quan sát H44.1 và H44.3 SGK.
-Tổ chức thảo luận nhóm:
B.1 GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
Quan sát H44.1 và H44.3 kết hợp với nội dung SGK cho biết ở Trung và Nam Mĩ có những hình thức sở hữu nào trong nông nghiệp, nêu đặc điểm của hình thức đó?
B.2 HS Thảo luận theo nhóm
B.3 HS đại diện báo cáo kết quả thảo luận nhóm.
B.4 GV chuẩn hóa kiến thức.
Gồm hai hình thức:
+ Đại điền trang: H44.3 Sản xuất trên qui mô lớn.
+ Tiểu điền trang: H44.1 Sản xuất trên qui mô nhỏ.
? Nhiều diện tích đất đai ở Trung và Nam Mĩ lại thuộc quyền sở hữu của các công ty tư bản nước ngoài tại sao vậy?
- HS: Các công ty tư bản nước ngoài mua những vùng đất rộng lớn để lập đồn điền......
? Em có nhận xét gì về chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ?
- HS: Sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ còn rất bất hợp lí
? Để giảm bớt những bất hợp lí đó các quốc gia ở Trung và Nam Mĩ đã làm gì và đạt được kết qua như thế nào?
- GV: Riêng Cu Ba đã tiến hành thành công cải cách ruộng đất tại sao như vậy?
- HS: Vì Cu Ba là nước xã hội chủ nghĩa tiến bộ ở Trung và Nam Mĩ. 1. Nông nghiệp
a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp
Ở Trung và Nam Mĩ có hai
hình thức sở hữu trong nông nghiệp: Đại điền trang sản xuất trên qui mô lớn. Tiểu điền trang sản xuất trên qui mô nhỏ.
- Một số quốc gia ở Trung và Nam Mĩ ban hành luật cải cách ruộng đất nhưng kết quả thu được rất hạn chế.
HOẠT ĐỘNG 2. Các ngành nông nghiệp (15 phút)
* Mục tiêu
- Kể tên được các sản phẩm nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
- Trình bày được sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
- Giải thích được sự phân bố nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ.
* Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: PP sử dụng SGK, lược đồ, …
* Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ nông nghiệp treo tường kết hợp với H44.4 SGK.
THẢO LUẬN NHÓM
Bước .1 GV chia nhóm và giao nhiệm vụ
? Cho biết ở Trung và Nam Mĩ có những loại cây trồng nào phân bố ở đâu?
Bước.2 HS Thảo luận theo nhóm
Bước.3 HS đại diện báo cáo kết quả thảo luận nhóm(Trình bày trên bản đồ)
Bước.4 GV chuẩn hóa kiến thức
+ Eo đất Trung Mĩ trồng mía, bông, cà fê, chuối.
+ Quần đảo Ăng Ti trồng cà fe, ca cao, thuốc lá và đặc biệt là mía.
+ Các quốc gia ở Nam Mĩ trồng bông, chuối, cà phê.
? Đánh giá chung về ngành trồng trọt ở Trung và Nam Mĩ?
? Dựa vào bản đồ và H44.4 H44.2 SGK cho biết loại gia súc nào được nuôi ở Trung và Nam Mĩ, chúng được nuôi ở đâu, vì sao?
- HS: Bò, cừu, lạc đà la ma được nuôi ở các đồng cỏ trên sườn núi An Đét.
? Đánh giá chung và ngành chăn nuôi đánh cá ở Trung và Nam Mĩ?
- GV: Hướng dẫn hs tóm tắt lại những kiến thức cơ bản trong nội dung bài. 2. Các ngành nông nghiệp.
* Ngành trồng trọt:
- Do lệ thuộc vào nước ngoài, trồng trọt mang tính chất độc canh.
- Mỗi quốc gia trồng một số loại cây công nghiệp, cây ăn quả để xuất khẩu và phải nhập lương thực.
+ Eo đất Trung Mĩ: Mía, bông, cà phê, đặc biệt là chuối.
+ Quần đảo Ăng ti: Cà phê, ca cao, thuốc lá, đặc biệt là mía (Cu - ba).
+ Nam Mĩ: bông, chuối, ca cao, mía, cây ăn quả. Đặc biệt là Cà phê (Braxin).
* Chăn nuôi: Một số nước phát triển chăn nuôi gia súc theo quy mô lớn:
- Bò: Braxin, Ác hen ti na...
- Cừu, lạc đà: vùng núi Trung An đét.
- Đánh cá: Pêru có sản lượng vào bậc nhất thế giới.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1: GV phổ biến trò chơi “Vòng quay may mắn”
+ Thể lệ: Có 4 câu hỏi dạng trả lời đáp án đúng cho 4 nhóm
+ Nhiệm vụ: Các nhóm lựa chọn câu hỏi, quay vòng quay may mắn để chọn số điểm may mắn cho mình.
+ Thời gian suy nghĩ và trả lời: 30s
+ Đánh giá: Trả lời đúng dành trọn điểm, sai không có điểm. Các nhóm còn lại dành quyền trả lời, đúng được chọn số điểm câu đó.
- Bước 2: Các nhóm chơi trò chơi.
- Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, sau đó tổng kết điểm của các nhóm. Vinh danh nhóm chiến thắng (tặng quà hoặc cho điểm cộng).
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Tại sao nói chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ bất hợp lí, hậu quả?
- Dựa vào bản đồ và H44.4 SGK cho biết loại gia súc nào được nuôi ở Trung và Nam Mĩ, chúng được nuôi ở đâu ?
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
1. Sưu tầm thông tin: Các ngành công nghiệp của Trung và Nam Mĩ.
2. Tìm hiểu thông tin về rừng A-ma-dôn