Giáo án VNEN bài Các khu vực châu Mĩ

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Các khu vực châu Mĩ. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy: 

Tiết: 42, 43, 44

Bài 22: Các khu vực châu Mĩ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

  1. Kiến thức

- Biết được giới hạn, vị trí địa lí của các khu vực ở châu Mĩ

- Hiểu được các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của các khu vực ở Châu Mĩ

- Giải thích được sự chênh lệch tỉ trọng GDP của các khu vực ở Châu Mĩ.

- Vận dụng để  nâng cao ý thức bảo vệ rừng và ngăn chặn việc khai thác rừng.

  1. Kĩ năng.

- Quan sát và phân tích tranh ảnh địa lí để xác định được vị trí và giới hạn của các khu vực

- Đọc và phân tích biểu đồ, bảng số liệu để tìm hiểu đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội

- Vẽ biểu đồ. 

  1. Thái độ.

- Tinh thần học hỏi, ham hiểu biết

- Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng.

  1. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực

- Phầm chất: Sống tự chủ, yêu thương.

- Năng lực: tự học, hợp tác, giao tiếp, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, tư duy sáng tạo, phân tích lược đồ, lát cắt địa hình, sử dụng ngôn ngữ,….

* Tích hợp giáo dục môi trường.

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM

Bài “ Các khu vực Châu Mĩ” gồm 2 nội dung chính:

  1. Tìm hiểu khu vực Bắc Mĩ
  2. Tìm hiểu khu vực Trung và Nam Mĩ

III. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM.

- Phương pháp dạy học hợp tác, đàm thoại, nêu và giải quyết - vấn đề

- Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí, trình bày 1 phút,

- Phương pháp sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, phân tích lát cắt địa lí,...

IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

  1. Giáo viên

- Phương tiện – thiết bị: máy tính, máy chiếu,…

-  Lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ.

- Lát cắt địa hình Bắc Mĩ ngang Hoa Kì

- Lược đồ mật độ dân số và các đô thị lớn của châu Mĩ.

  1. Học sinh

- Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên

V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tiết 42.

Ngày dạy: 

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Kiến thức cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp, …

Phương pháp: Vấn đáp.

Thời gian: 3 phút.

 

- Gv đặt câu hỏi:

? Kể tên các quốc gia thuộc Bắc Mĩ? Nêu hiểu biết của em về tự nhiên, dân cư xã hội khu vực này.?

 

 

Hoạt động chung

HS trả lời

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học, giao tiếp,sử dụng lược đồ, bảng số liệu, lát cắt đại lí,…

Phương pháp: Phân tích lát cắt địa lí, phân tích lược đồ..

Thời gian: 40 phút.

- GV chiếu lược đồ tự nhiên Bắc Mĩ.

- GV đặt câu hỏi:

? Xác định giới hạn và VTĐL khu vực Bắc Mĩ?

 

- GV Chiếu hình 2: lát cắt địa hình Bắc Mĩ ngang Hoa Kì theo vĩ tuyến 400B.

- GV đặt câu hỏi:

? Hãy cho biết từ tây sang đông địa hình châu Mĩ có thể chia mấy miền địa hình?

? Xác định các miền địa hình đó trên bản đồ tự nhiên?

? Xác định tài nguyên khoáng sản của các miền địa hình?

? Nhận xét cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ.

 

 

 

? Kể tên các đới khí hậu từ B->N?

? Từ T->Đ có các đới khí hậu và các kiểu khí hậu nào?

? Kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất? ( ôn đới)

? Nhận xét về sự phân hoá khí hậu ở Bắc Mĩ?

? Vì sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía tây và đông kinh tuyến 1000T?

 

 

 

 

? Ở các vùng núi cao còn có kiểu khí hậu nào?

? Khí hậu còn phân hoá theo yếu tố nào?

? Nhận xét chung về khí hậu Bắc Mĩ?

- Gv chuẩn kiến thức.

*Kĩ thuật: phân tích lược đồ.

- GV chiếu lược đồ mật độ dân số và các đô thị lớn của châu Mĩ.

- GV đặt câu hỏi:

? Cho biết 1 số đặc điểm dân cư Bắc Mĩ.

+ Dân số, mật độ? Nhận xét?

 

+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.

+ Những nơi đông dân, thưa dân? Nhận xét?

 

+ Tỉ lệ dân thành thị?

+ Thành phần chủng tộc, chất lượng cuộc sống?

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

? Nêu khái quát đặc điểm kinh tế của khu vực?

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, hoàn thành bảng.

- GV chuẩn kiến thức, mở rộng về khối NAFTA.

Hoạt động chung

HS quan sát

HS xác định trên lược đồ.

 

Hoạt động nhóm ( Theo bàn)

HS quan sát

HS thảo luận, trả lời, xác định trên lược đồ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động cá nhân

HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động cặp đôi.

HS thảo luận, trả lời.

 

 

 

 

 

 

Hoạt động chung

HS trả lời.

 

 

 

Hoạt động cá nhân

HS phân tích lược đồ

HS trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động chung

HS đọc SHD + Trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

Hoạt động cá nhân

HS đọc + hoàn thành bảng.

1. Tìm hiểu khu vực Bắc Mĩ.

 

*Vị trí:

- Kéo dài từ 150B - 71050 B

- Tiếp giáp với 3 đại dương: Bắc  Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.

 

 

*Địa hình.

 

 

 

( Phiếu học tập số 1)

 

 

 

 

Nhận xét:  Cấu trúc địa hình đơn giản, phân hoá theo hướng kinh tuyến.

 

 

*Khí hậu.

- Theo chiều bắc – nam: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới, nhiệt đới.

- Theo chiều đông –tây: có sự khác biệt rõ rệt giữa phái đông và phía tây theo kinh tuyến 1000T.

- Nhận xét:  Khí hậu phân hóa theo chiều B->N, Đ->T.

- Có sự khác biệt về khí hậu do địa hình: Hệ thống Coóc -đi-e phía tây như bức tường thành ngăn chặn gió tây ôn đới từ Thái Bình Dương thổi vào  lục địa, có vai trò như hàng rào, khí hậu giữa miền  ven biển phía tây- sườn đón gió  nên có mưa nhiều còn ở sườn phía đông, và các cao nguyên nội địa ít mưa

 

- Khí hậu còn hân hoá theo độ cao

- Nhận xét: Khí hậu phân hóa đa dạng theo chiều B-N, từ Đ-T và phân hoá theo độ cao

 

 

b. Kinh tế - xã hội.

* Dân cư – xã hội Bắc Mĩ

+ Dân số : 464,9 triệu người ( 2012)

+ Mật độ dân số: 22.4 người /km2.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có sự khác nhau giữa các nước.

- Phía Bắc của Bắc Mỹ dân cư thưa thớt. Phân bố không đồng đều giữa MB và MN; giữa phía đông và phía tây.

- Tỉ lệ dân thành thị cao: 76%.

- Thành phần chủng tộc đa dạng, dân cư có mức sống cao.

 

- Kinh tế: Kinh tế phát triển bậc nhất thế giới

+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong GDP

+ Công nghiệp đừng đầu thế giới

+ Nông nghiệp phát triển đạt trình độ cao

+ Năm 2012 chiếm 25% GDP Thế giới 

c.Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ ( NAFTA )

( Phiếu học tập số 2 )

 

Hướng dẫn về nhà - 2 phút.

- Học bài.

- Tìm hiểu thêm về đặc điểm tự nhiên, dân cư- xã hội và kinh tế của khu vực Bắc Mĩ.

- Chuẩn bị mục 2. tìm hiểu khu vực Trung và Nam Mĩ.

 

Phiếu học tập số 1.

     Khu vực ĐH

Đặc điểm

Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây

Miền đồng bằng ở giữa

Miền núi già và sơn nguyên

Địa hình

- Cao, đồ sộ TB: 3000->4000m

- Các dãy núi chạy song song, xen giữa là các CN & SN

- Như lòng máng, cao phía B, TB; thấp phía N, ĐN

- Sông dài, hồ rộng

- SN trên bán đảo Labrado

- Dãy A-pa-lat hướng ĐB-TN

Khoáng sản

- Đồng, vàng, uranium

- Dầu mỏ, khí đốt

- Than, uranium

 Phiếu học tập số 2.

Năm thành lập

1993

Các nước thành viên

Hoa Kì, Canada, Mehico.

Mục tiêu của khối

Kết hợp sức mạnh của 3 nước, tạo nên thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

 

Tiết 43.

Ngày dạy.... /2/2020

A.   HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.

Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp, …

Phương pháp: Vấn đáp

Thời gian: 3 phút.

- GV đặt câu hỏi:

? Kể tên các quốc gia thuộc Trung và Nam Mĩ? nêu hiểu biết của em về tự nhiên, dân cư xã hội khu vực này?  

Hoạt động chung

HS trả lời

 

 

- HS nhớ lại kiến thức đã học.

B.    HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học, vẽ sơ đồ tư duy, sử dụng lược đồ, bảng số liệu, …

Phương pháp: Dạy học hợp tác

Thời gian: 40 phút

 

- GV chia lớp thành 5 nhóm.

- Nhiệm vụ: Mỗi nhóm viết sơ đồ tư duy về đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế- xã hội của khu vực Trung và Nam Mĩ trên tờ giấY A0.

 

- Thời gian: 10 phút.

- GV yêu cầu các nhóm treo kết quả, gọi 1 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.

- GV đánh giá, chuẩn kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin, hoàn thành bảng trong SHD/22

 

Hoạt động nhóm

HS nhận nhiệm vụ.

HS thảo luận, vẽ sơ đồ.

 

 

 

- HS báo cáo, nhận xét, bổ sung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động cá nhân

HS đọc thông tin+ hoàn thành bảng.

3. Khu vực Trung và Nam Mĩ.

a. Tự nhiên

- Bao gồm: eo đất Trung Mĩ và lục địa Nam Mĩ.

- Kéo dài từ 150B xuống 55054/ N.

*Địa hình:

- Eo đất Trung Mĩ có núi cao chạy dọc eo đất và có núi lửa hoạt động.

- quần đảo Ăng ti là 1 vòng cung gồm vô số đảo lớn nhỏ.

- Lục địa Nam Mĩ: địa hình chia làm 3 khu vực: núi ở phía tây, đồng bằng ở giữa và sơn nguyên ở phía đông.

*Khí hậu: có gần đầy đủ các kiểu khí hậu, phần lớn thuộc môi trường xích đạo ẩm và môi trường nhiệt đới.

b. Kinh tế - xã hội.

- Số dân : 483,1 triệu người( 2012)

- Tỉ lệ GTDSTN cao: 1,5%

- Thành phần người lai khái đông.

- Nhiều nước có thu nhập thấp, chênh lệch giàu nghèo rất lớn.

- ĐTH tự phát.

- Kinh tế kém phát triển so với Bắc Mĩ. tỉ trọng GDP chỉ chiếm 7,8% so với thế giới.

 

c. Khối thị trường chung Meccoxua.

( Phiếu học tập số 3)

 

Hướng dẫn về nhà - 2 phút.

1.       Học bài.

2.       Tìm hiểu về rừng Ama-dôn.

3.       Chuẩn bị mục C+D.

Phiếu học tập số 3.

KHỐI THỊ TRƯỜNG CHUNG MEC- CÔ-XUA

Năm thành lập

1991

Các nước thành viên

Brazin, Paragoay, Urugoay, Achentina, sau thêm Vê-nê-xu-ê-la.

 

Mục tiêu

- Tháo dỡ hàng rào hải quan

- Tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối.

- Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.

 

Tiết 44

Ngày dạy: ...... /2/2020

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Kiến thức cần đạt

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực: tự học, giao tiếp, so sánh,….

Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.

Thời gian: 10 phút.

- GV đặt câu hỏi:

? So sánh sự khác nhau giữa địa hình lục địa Bắc Mĩ với địa hình lục địa Nam Mĩ?

- GV chuẩn kiến thức.

Hoạt động chung

HS trả lời

 

( Phiếu học tập số 4)

B.  HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

Mục tiêu: Phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, phân tích tranh ảnh,….

Phương pháp: Trình bày 1 phút, đọc và phân tích tranh ảnh địa lí.

Thời gian: 15 phút.

- GV đặt câu hỏi:

? Nêu những hiểu biết của em về rừng Ama - dôn

? Nêu giá trị và tiềm năng của rừng Amadôn?

 

 

 

? Nhận xét tiềm năng phát triển KT?

 

* GV giới thiệu tranh ảnh rừng Amadôn

- GV đặt câu hỏi:

? Ngày nay, rừng Amadôn được khai thác ra sao? Tác động của việc khai thác?

 

 

 

 

 

? Cần làm gì để bảo vệ rừng Amadôn?

- GV chuẩn kiến thức, tích hợp BVMT.

 

Hoạt động cá nhân

HS trình bày.

 

Hoạt động chung

HS trả lời.

 

 

Hoạt động cá nhân

HS quan sát tranh ảnh.

HS trả lời

a. Vấn đề khai thác rừng Ama- dôn.

 

- Giá trị và tiềm năng của rừng Amadôn

+ Đất đai màu mỡ, trữ lượng KS và lâm sản lớn, mạng lưới dày đặc

- Nhận xét:  Tiềm năng to lớn phát triển nông nghiệp, công nghiệp và GTVT đường sông

 

 

 

- Hiện trạng: Hiện nay, rừng Amadon đang bị khai thác bừa bãi, môi trường đang bị huỷ hoại dần..

- Tác động của việc khai thác:

+ Việc khai thác rừng tạo điều kiện để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống

+ Hạn chế: Huỷ hoại môi trường, làm tác động xấu tới môi trường sinh thái, ảnh hưởng tới khí hậu

 

C.   HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.

Mục tiêu: Phát triển năng lực: tự học, giao tiếp, vẽ bản đồ, nhận xét, giải thích hiện tượng,…

Phương pháp:  Vẽ biểu đồ

Thời gian: 20 phút.

- GV yêu cầu HS thực hiện nội dung câu hỏi mục C/SHD-23.

- GV hướng dẫn cách vẽ biểu đồ tròn

 

Hoạt động cá nhân

 

 

HS vẽ biểu đồ, nhận xét

- Vẽ biểu đồ tròn( 2 hình tròn)

- Yêu cầu chính xác, có đầy đủ bản chú giải và tên biểu đồ.

- Nhận xét:

+ Tỉ trọng GDP các khu vực ở châu Mĩ có sự chênh lệch. d/c

+ Tỉ trong GDP ở khu vực Bắc Mĩ có xu hướng giảm (d/c)

+ Tỉ trong GDP ở khu vực Trung và Nam Mĩ có xu hướng tăng (d/c).

- Giải thích:

+ Do nền kinh tế của Bắc Mĩ phát triển hơn Trung và Nam Mĩ.

+ Tỉ trọng GDP của Trung và Nam Mĩ ngày càng tăng do nền kinh tế đang ngày càng phát triển, đặc biệt là các nước công nghiệp mới.

D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - TÌM TÒI MỞ RỘNG

Mục tiêu: Góp phần phát triển năng lực: tự học, …

- GV nêu yêu cầu:

Vận dụng kiến thức đã học về rừng Amadon. Liên hệ với việc khai thác và bảo vệ rừng ở Việt Nam.

Hoạt động cá nhân

( Về nhà)

 

 

HS có ý thức bảo vệ rừng.

Phiếu học tập số 4

                      Khu vực

Đặc điểm

Bắc Mĩ

Nam Mĩ

Giống nhau

                    Địa hình chia 3 khu vực

Phía tây

Hệ thống Coóc -đi-e chiếm   gần 1/2 địa hình Bắc Mĩ

Hệ thống An-đét cao hơn, đồ sộ hơn, nhưng chiếm diện tích nhỏ hơn Coóc-đi-e

Phía đông

Núi già Apalát

Các sơn nguyên

Giữa

Cao phía bắc thấp dần phía nam

Là chuỗi đồng bằng nối tiếp nhau, là các đồng bằng thấp, trừ đồng bằng Pam-pa phía nam  cao

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 7, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.