Giáo án Địa lý 7 bài 28: Thực hành phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên ở Châu Phi

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 28: Thực hành phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên ở Châu Phi. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

BÀI 28: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được sự phân bố các môi trường tự nhiên ở Châu Phi và giải thích được nguyên nhân của sự phân bố đó.
- Phân tích được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Châu Phi
2. Kĩ năng:
- Đọc và phân tích biểu đồ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
- Phân tích thông tin từ biểu đồ Địa Lí, rèn luyện tư duy tổng hợp.
3. Thái độ:
- HS nhận thức được vai trò của việc trồng và bảo vệ rừng trong việc hạn chế hoang mạc hóa .
4. Năng lực hình thành:
- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, làm việc nhóm, chia sẻ, thuyết trình
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng lược đồ, biểu đồ.
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh Địa lí.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV.
- Máy tính, giáo án, phiếu học tập, bảng phụ, bài giảng PPT
- Tư liệu bài dạy
2. Chuẩn bị của HS
- Đồ dùng học tập.
- Tìm hiểu cách phân tích biểu đồ và lược đồ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: GV cho HS quan sát ảnh và đặt vấn đề: “Hình ảnh mà các em vừa quan sát thuộc kiểu môi trường tự nhiên nào? Đây là hiện tượng gì? Hiện tượng có gì đặc biệt không? Em hãy đặt tên cho 2 bức ảnh trên?”
Bước 2: GV cho HS quan sát ảnh và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Từ phần trả lời câu hỏi của các HS GV dẫn dắt vào bài.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên (10 phút)
* Mục tiêu:
- So sánh được diện tích của các môi trường tự nhiên dựa vào phân tích lược đồ. Giải thích sự phân bố
* Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Cá nhân/ thảo luận nhóm
- Khăn trải bàn/ động não
* Phương tiện: Bảng phụ
* Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: GV chia hs thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 HS, cho HS mỗi nhóm tự đếm số thứ tự trong nhóm và chọn nhóm trưởng.
+ Vòng 1: HS làm việc cá nhân trong 5 phút, ghi kết quả thảo luận vào ô của mình
+ Vòng 2: Cả nhóm có 3 thảo luận và đưa ra kết quả chung ghi vào ô: kết quả thảo luận nhóm
Bước 2: HS tiến hành thảo luận nhóm, GV quan sát, hướng dẫn, nhắc nhở thời gian
Bước 3:
- GV gọi ngẫu nhiên số thứ tự của môt nhóm bất kì. HS nào có số thứ tự thuộc nhóm được gọi sẽ trả lời đáp án cho câu mà GV yêu cầu.
- Các nhóm khác sẽ theo dõi, nhận xét, bổ sung
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức. - So sánh diện tích các môi trường Châu Phi:
MT Hoang Mạc-> MT Nhiệt Đới-> MT Xích Đạo Ẩm-> MT Địa Trung Hải-> MT Cận Nhiệt Đới ẩm
- Các Hoang Mạc ở Châu Phi như hoang mạc Sahara, hoang mạc Namib, hoang mạc Calahari đều lan ra sát bờ biển vì:
+ Lãnh thổ có hình khối rộng lớn, cao đồ sộ, nhiều dãy núi ăn sát ra biển, bờ biển ít bị cắt xẻ nên ảnh hưởng của biển ít
+ Ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến và tín phong nên khí hậu khô nóng;
+ Chịu ảnh hưởng của các dòng biển lạnh chạy ven bờ.

HOẠT ĐỘNG 2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (10 phút)
* Mục tiêu:
- Phân tích được một biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.
* Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: Thảo luận nhóm/cá nhân
* Phương tiện
* Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: Giáo viên phân HS thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 HS, đếm số thứ tự.
Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát hình 28.1 Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm Châu Phi.
Bước 3: GV gọi ngẫu nhiên HS lên trình bày trong 1 phút về biểu đồ khí hậu tương ứng.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức, chiếu đáp án chốt lên, HS chấm chéo kết quả và báo cáo.

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bước 1: GV yêu cầu HS tô màu lược đồ câm các môi trường tự nhiên của Châu Phi, tạo bảng chú thích cho lược đồ.
Bước 2: GV theo dõi HS hoạt động, nhắc nhở thời gian.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm, mỗi nhóm hãy vẽ một bức tranh với chủ đề “ CHÂU PHI”, khổ giấy A4
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Chuẩn bị nội dung bài 29.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 7, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.