BÀI 23: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm cơ bản của môi trường và đặc điểm cư trú của con người vùng núi.
- Giải thích và so sánh được sự phân tầng thực vật theo độ cao ở đới ôn hòa và đới nóng.
- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của vùng núi.
- Đưa ra được những biện pháp nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của vùng núi.
- Giải thích được sự phân bố dân cư ở vùng núi.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích sơ đồ, hình ảnh địa lí.
- Kĩ năng làm việc nhóm, hợp tác
3. Thái độ
- Chia sẻ với những khó khăn của cư dân vùng núi.
- Tự hào về tài nguyên vùng núi, nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
+ Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ.
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh, hình vẽ địa lý.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Ảnh chụp phong cảnh vùng núi
- Bài báo
- Cắt dán nội dung mục 1 SGK/ 74
- Phiếu trả lời của HĐ 1
- Phiếu câu hỏi bốc thăm
- Giấy A4
2. Chuẩn bị của HS
- SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1 HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV chiếu video về vùng núi Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=TIKgPGDb1Yw
Yêu cầu HS đoán từ gắn liền với các kiến thức trong bài (Sapa, Đà lạt, Xói mòn, Dân tộc thiểu số, dốc, lạnh giá,...)
- Bước 2: HS trả lời. GV dẫn dắt vào bài.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm của môi trường (15 phút)
* Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm cơ bản của môi trường vùng núi.
- Đọc được sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao.
- Giải thích và so sánh được sự phân tầng thực vật theo độ cao ở đới ôn hòa và đới nóng.
- Liên hệ được đặc điểm môi trường của vùng núi ở nước ta.
- Liên hệ và so sánh được sự giống nhau về đặc điểm của hệ thực vật ở sườn núi với hệ thực vật theo vĩ độ.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Nhóm, trực quan, đặt câu hỏi.
* Phương tiện
- Nội dung mục 1 SGK/ 74
- Phiếu trả lời
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV đặt câu hỏi:
+ Bao nhiêu bạn trong lớp đã từng đi du lịch ở núi giơ tay lên? (Hoặc bao nhiêu bạn đã từng đi Đà Lạt?)
+ Kể một vài điểm thú vị ở nơi đó cho các bạn cùng nghe? (gợi ý về khí hậu, cảnh quan, đường đi)
- Bước 2: HS thực hiện theo yêu cầu, 2 bạn đứng lên chia sẻ.
- Bước 3: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm cử ra 1 thư kí ngồi tại chỗ tiếp nhận và ghi thông tin vào phiếu trả lời GV phát sẵn, các HS còn lại trong nhóm di chuyển đến các bức tường đã được GV dán thông tin để tìm, đọc, lọc thông tin và ghi nhớ thông tin để về nhóm đọc lại cho thư kí ghi vào phiếu.
- Bước 4: HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, nhắc nhở, theo dõi và đánh dấu nhóm mất trật tự.
- Bước 5: Hết thời gian, các nhóm dán sản phẩm lên bảng. GV gọi mỗi nhóm trình bày một nội dung. Sau đó GV chiếu hình 23.2 – Sơ đồ phân tầng thực vật theo độ cao
- Bước 6: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV theo dõi và bổ sung, chốt câu trả lời như ở phần gợi ý trong bảng.
- Bước 7: GV cho HS xem hình ảnh của một số dãy núi 1: Đặc điểm của môi trường
- Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ càng giảm.
- Thực vật thay đổi theo độ cao
- Sự phân tầng thực vật thành các đai cao ở vùng núi cũng gần giống như khi đi từ vùng có vĩ độ thấp lên vùng có vĩ độ cao.
- Hướng và độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng tới môi trường sườn núi.
Môi trường vùng núi đang bị tác động mạnh gây suy giảm đa dạng sinh học.
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về cư trú của con người (12 phút)
* Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm cư trú của con người vùng núi.
- Giải thích được sự phân bố dân cư ở vùng núi.
- Liên hệ được đặc điểm cư trú của con người ở vùng núi nước ta.
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Trò chơi, đặt câu hỏi, động não
* Phương tiện
- Sách giáo khoa
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV tổ chức trò chơi đuổi hình bắt chữ
- Bước 2: GV giảng giải: Hai từ khóa mà các em vừa tìm được cũng chính là đặc điểm cư trú của cư dân ở miền núi. Vùng núi thường là nơi thưa dân và tập trung các dân tộc ít người. Người dân ở những vùng núi khác nhau trên Trái đất có những đặc điểm cư trú khác nhau.
GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao vùng núi lại là nơi thưa dân và tập trung các dân tộc ít người?
+ Cư trú của dân tộc ở miền núi Nam Mĩ và Sừng châu Phi có gì khác nhau?
+ Liên hệ vùng núi của Việt Nam: kể tên các dân tộc thiểu số nước ta mà em biết, sinh sống ở đâu, em biết gì về họ?
- Bước 3: HS trả lời.
- Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, cho HS xem hình ảnh về đời sống của một số dân tộc miền núi Việt Nam, sau đó chốt kiến thức. 2. Cư trú của con người
- Miền núi có mật độ dân số thấp, thường là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người.
- Người dân ở các vùng núi khác nhau trên thế giới có đăc điểm cư trú khác nhau:
+ Các dân tộc ở miền núi Nam Mĩ ưa sống ở ở độ cao trên 3000m, nhiều đất bằng, thuận lợi trồng trọt, chăn nuôi.
+ Ở vùng sừng châu Phi, người Ê-ti-ô-pi sống tập trung trên các sườn núi cao chắn gió, mưa nhiều, mát mẻ. thường sống ở các vùng núi thấp, mát mẻ, nhiều lâm sản.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV đặt vấn đề: “Có ý kiến cho rằng vùng núi là nơi có nhiều thuận lợi, ý kiến khác lại cho rằng vùng núi là nơi có nhiều khó khăn”
- HS thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn.
- GV nhẫn xét và chuẩn kiến thức.
3.4 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Vẽ lại hình 23.3 - phân tầng thực vật theo độ cao ở đới ôn hòa và đới nóng vào giấy A4 hoặc A3.
- So sánh và giải thích sự phân tầng thực vật theo độ cao ở đới ôn hòa và đới nóng.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Chuẩn bị nội dung bài mới: Sưu tầm tài liệu về các châu lục.