Giáo án Địa lý 7 bài 32: Các khu vực Châu Phi

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 32: Các khu vực Châu Phi. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 7. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 32: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được các đặc điểm điểm tự nhiên các khu vực Bắc Phi và Trung Phi
- So sánh được các hoạt động kinh tế xã hội của khu vực Bắc Phi và Trung Phi
2. Kĩ năng
- Đọc và phân tích bảng số liệu, biểu đồ và sơ đồ, tranh ảnh Địa lý
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc khi gia các hoạt động bảo vệ môi trường
- Đồng cảm với những khó khăn của người dân các khu vực Bắc Phi, Trung Phi.
- Ý thức tiết kiệm trong cuộc sống, biết giúp đỡ những hoàn cảnh thiếu may mắn hơn mình.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, hợp tác và thuyết trình
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê, sơ đồ và lược đồ
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Các hình ảnh về tự nhiên các khu vực Châu Phi, video clip, phiếu học tập, bảng nhóm hoặc giấy A2, bài giảng PPt.
2. Chuẩn bị của HS
¬- Sách giáo khoa, tập vở, bút viết, bút màu các loại.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: Giáo viên cho học sinh xem video Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=vSdN6SWAMkg&feature=youtu.be&f
- Bước 2: GV đặt câu hỏi có vấn đề cho HS: Các em có cảm nhận gì về các bạn nhỏ Châu Phi tham gia điệu nhảy trong video?
- Bước 3: Cá nhân học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét, vào bài.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1 : Khu vực Bắc Phi 15’
* Mục tiêu :
- Nắm được đặc điểm tự nhiên, kinh tế của khu vực Bắc Phi.
- Xác định vị trí, đọc lược đồ tự nhiên, lược đồ kinh tế để trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của các khu vực Bắc Phi.
*Phương pháp – kĩ năng dạy học : đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, hoạt động nhóm.
* Phương tiện: Lược đồ kinh tế châu Phi, lược đồ tự nhiên châu Phi
* Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘ DUNG
Khu vực Bắc Phi :
* Bước 1 : GV giao nhiệm vụ cho HS
- Gv cho hs quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi, đọc sgk.
- GV cho HS thảo luận nhóm :
+Nhóm 1, 3 : Nêu đặc điểm địa hình,khí hậu trong khu vực Bắc Phi ?
+ Nhóm 2,4 : Kinh tế - xã hội ở đây có đặc điểm gì?
* Bước 2 : HS nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ :
- HS quan sát, đọc SGK.
- HS hoạt động nhóm
* Bước 3 :
- Đại diện học sinh trong nhóm trình bày.
* Bước 4 :
- Gv nhận xét, phân tích. 1. Khu vực Bắc Phi :
a. Tự nhiên:
- Thiên nhiên thay đổi từ ven biển phía tây bắc vào nội địa theo sự thay đổi của lượng mưa.
- Hoang mạc Xa- ha- ra là hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới: khí hậu khô, nóng, thảm thực vật
nghèo nàn.
b. Kinh tế - xã hội:
- Dân cư chủ yếu là Ả rập, Bec-be và theo đạo Hồi.
- Kinh tế: tương đối phát triển, chủ yếu dựa vào ngành dầu khí và du lịch.
Hoạt động 2: Khu vực Trung Phi 15’
* Mục tiêu :
- Nắm được đặc điểm tự nhiên, kinh tế của khu vực Trung Phi.
- Xác định vị trí, đọc lược đồ tự nhiên, lược đồ kinh tế để trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của các khu vực Trung Phi.
* Phương pháp – KT dạy học : đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, sử dụng bản đồ, hoạt động nhóm , đặt câu hỏi.
* Phương tiện : Lược đồ kinh tế châu Phi, lược đồ tự nhiên châu Phi
* Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của GV và hs Nộ dung bài học
Khu vực Trung Phi
* Bước 1 : Giáo viên chia nhóm và yêu cầu trả lời câu hỏi
Nhóm 1, 3 :
- Nêu đặc điểm địa hình khu vực Trung Phi ( Các dạng địa hình, sự phân bố)?
- Đặc điểm khí hậu Trung Phi?
- Sông ngoài ra sao?
Nhóm 2, 4 : Kể tên các nước thuộc khu vực Trung Phi?
- Dân cư chủ yếu là người nào, tín ngưỡng?
( Gọi HS yếu dựa vào nội dung SGK trả lời)
- Kinh tế phát triển những ngành nào?
- Nhận xét về trình độ phát triển kinh tế?
* Bước 2 : Học sinh nhận nhiệm vụ và làm việc.
- HS thảo luận nhóm.
* Bước 3:
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả.
- Nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung
* Bước 4 : GV chuẩn xác lại kiến thức và ghi bảng. 2. Khu vực Trung Phi :
a. Tự nhiên :
a. Tự nhiên:Có sự khác nhau giữa phía tây và phía đông
Dẫn chứng :
* Phía Tây
- Nhiều bồn địa
- Có hai môi trường tự nhiên khác nhau:
+ Môi trường xích đạo ẩm
+ Môi trường nhiệt đới
* Phía Đông
- Nhiều sơn nguyên, hồ kiến tạo.
- Khoáng sản phong phú
- Khí hậu có một mùa mưa và mùa khô rõ rệt
- Có "xa van công viên" độc đáo
b. Kinh tế xã hội :
- Dân cư : là khu vực đông dân nhất châu Phi, chủ yếu là người Ban tu thuộc chủng tộc Nê-gro-it, có tín ngưỡng rất đa dạng.
- Kinh tế : chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, khoáng sản, trông cây công nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu.
=> Kinh tế chậm phát triển.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Nêu đặc điểm khí hậu Trung Phi
- Phân biệt kinh tế - xã hội của Trung Phi và Bắc Phi.
- Tại sao cây trồng có sự khác nhau giữa các vùng?
=> Do có sự khác nhau về khí hậu từ bắc xuống nam nên cơ cấu cây trồng có sự khác nhau giữa các vùng.
- Nhận xét về trình độ phát triển kinh tế?
3. 4 . HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Bước 1: GV cho HS xem video
Nguồn: https://www.youtube.com/watch?v=35WFw1FRxIA
Bước 2: Yêu cầu mỗi HS hãy viết 1 bức thư gửi đến một người bạn Châu Phi với chủ đề” Chia sẻ-kết nối yêu thương” thể hiện sự đồng cảm với những khó khăn mà các bạn đã gặp phải; động viên, khích lệ các những người bạn vươn lên trong cuộc sống.
Bước 3: HS hoàn thành và báo cáo kết quả
3.5 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Theo em cần làm gì để vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo về vấn đề môi trường ?
- Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Chuẩn bị các khu vực châu Phi ( tiếp theo).

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 7, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.