Giáo án VNEN bài Dân cư, xã hội châu Mĩ

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Dân cư, xã hội châu Mĩ. Bài học nằm trong chương trình Khoa học xã hội 7. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Ngày soạn: 

Ngày dạy:

Tiết: 36-38.                     

Bài 20: Dân cư, xã hội châu Mĩ

I. Mục tiêu bài học.

  1. Kiến thức.
  • Biết được châu Mĩ là châu lịc của những người nhập cư, thành phần chủng tộc đa dạng.
  • Trình bày và giải thích được một số vấn đề phân bố dân cư và đô thị hóa ở châu Mĩ
  1. Kỹ năng.
  • Sử dụng lược đồ để nhận biết được các luồng nhập cư vào châu Mĩ, nêu được sự phân bố dân cư vào đô thị
  1. Thái độ.
  • Tôn trọng sự bình đẳng giữa các chủng tộc trên thế giới.
  1. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực :
  • Phẩm chất: tự chủ, yêu thương, trách nhiệm.
  • Năng lực : tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lí, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, xử lí số liệu, phân tích vị trí địa lí…

II. Chuẩn bị.

  1. Giáo viên:
  • Phương tiện – thiết bị: Lược đồ các luồng nhập cư châu Mĩ, lược đồ mật độ dân số và các đô thị lớn của châu Mĩ, máy chiếu, bảng phụ
  • Phương pháp- kĩ thuật: dạy học dự án, đàm thoại, nêu vấn đề, phương pháp hình thành biểu tượng địa lí, hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả, phương pháp sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê và biểu đồ, phương pháp giải quyết vấn đề,…
  1. Học sinh
  • Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.

III. Tổ chức hoạt động dạy học.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Kiến thức cần đạt

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Góp phần phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ….

-Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi phần hoạt động khởi động/ SHD-7

Hoạt động chung.

Hs báo cáo, bổ sung

 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

Góp phần phát triển năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, tự quản lí, sử dụng ngôn ngữ, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, xử lí số liệu, phân tích vị trí địa lí…

 

 

GV mở rộng: Gv giới thiệu, mở rộng về cuộc phát kiến địa lí tìm ra châu Mĩ năm 149 của Colombo.

-Yêu cầu học sinh đọc SHD trả lời các câu hỏi sau:

? Trước khi Côlômbô phát hiện ra, châu Mĩ có thành phần dân cư ntn?

? Đặc điểm cư trú và đời sống của người Anh-điêng và người E-xki-mô.

 

*Phương pháp: Dạy học dự án.

- Yêu cầu học sinh trình bày sự hiểu biết cửa mình về 1 số bộ lạc cổ: Inca, Maia,…

- Hướng dẫn HS quan sát H 1/SHD-8

? Các luồng nhập cư vào châu Mĩ?

? Đều là dân nhập cư song thân phận của người da đen và người da trắng có gì khác nhau?

? Kết quả sự hoà huyết giữa các chủng tộc?

? Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?

 ? Giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ  giữa dân cư ở  khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ?

- Giảng:

+ Bắc Mĩ: dân Anh, Pháp nói tiếng Anh, có nguồn gốc Ăng-lô-xắc-xông -> Châu Mĩ Ăng-lô-xắc-xông

+ Trung Mĩ, Nam Mĩ: người TBN, người BĐN nói tiếng Latin -> Châu Mĩ Latin.

? Nhận xét về thành phần chủng tộc của dân cư châu Mĩ?

- Kết luận chung

 

 

Hoạt động chung

Hs nghe.

 

Hoạt động cá nhân.

Hs báo cáo, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

Hoạt động cá nhân.

HS báo cáo.

 

Hoạt động cá nhân

HS quan sát lược đồ.

HS báo cáo ( kết hợp chỉ trên bản đồ)

 

 

 

 

Hoạt động cặp đôi

HS thảo luận, trả lời, bổ sung.

 

 

 

 

 

Hoạt động chung

HS trả lời.

1.     Khám phá vùng đất của dân nhập cư và có thành phần chủng tộc đa dạng.

- Theo dõi cuối trang 111

- Trước thế kỉ XV: người Anh-điêng và E-xki-mô (chủng tộc Môn-gô-lô-it)

+ Anh Điêng: Phân bố rải rác khắp châu lục, sống chủ yếu bằng nghề săn bắn và trồng trọt.

+ E-xki-mô: Cư trú ở ven Bắc Băng Dương, sống bằng nghề bắt cá và săn thú.

 

 

 

 

 

 

- Sau thế kỉ XV: dân nhập cư người Âu (chủng tộc Ơrôpêôit) và người da đen (Nêgrôit)

 

 

- Các chủng tộc hoà huyết -> người lai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

=> Vùng đất của dân nhập cư, thành phần chủng tộc da dạng

 

*LUYỆN TẬP

Góp phần phát triển năng lực: Tự dọc, hội họa, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.

Gv yêu cầu học sinh sử dụng lược đồ câm đã làm ở các tiết học trước vẽ các luồng di dân đến châu Mĩ.

Hoạt động nhóm.

Hs thảo luận, vẽ, trả lời

 

Hướng dẫn về nhà 2p

-         Học bài.

-         Chuẩn bị mục 2. Tìm hiểu về dân số và phân bố dân cư

+ Đọc SGK.

+ Trả lời các câu hỏi

+ Phân tích lược đồ.

 

Tiết 37 . Ngày dạy :  ……….

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Kiến thức cần đạt

*KHỞI ĐỘNG

Góp phần phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp,…

Thi “ Ai nhanh hơn”

GV chia lớp thành 4 đội. mỗi đội cử 1 thành viên lên bảng liệt kê tên các nước thuộc châu Mĩ. trong vòng 1 phút đội nào ghi được nhiều tên các nước và chính xác sẽ giành chiến thắng.

Hoạt động chung

HS cử đại diện tham gia trò chơi.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Góp phần phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp, sáng tạo, hợp tác, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, phân tích lược đồ,….

GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK.

? Dân số châu Mĩ năm 2012? so sánh với thế giới?

? Tốc độ gia tăng dân số? Giai thích?

? Mật độ dân số? so sánh với châu Phi và thế giới?

Gv chốt.

*Phương pháp: Sử dụng bản đồ, nêu và gq vấn đề

GV chiếu lược đồ dân số và các đô thị lớn trên thế giới.

Yêu cầu học sinh hoạt động cặp thực hiện bảng “Phân bố dân cư Châu Mĩ” –SHD/9.

-GV nhận xét, chốt kiến thức cho hs tự đánh giá.

Hoạt động cá nhân

Hs đọc SGK, Trả lời câu hỏi.

 

 

 

Hoạt  động cặp đôi

HS quan sát, phân tích lược đồ.

Hs thảo luận, hoàn thành bảng .

Hs trình bày ( chỉ trên lược đồ)

2. Tìm hiểu về dân số và phân bố dân cư.

- Số dân: 948 triệu người ( 2012), chiếm 13% dân số thế giới.

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở một số nước còn cao.

 

- Mật độ dân số: 22 người/km2 thấp hơn TG ( 53 người/km2).

 

 Phân bố dân cư châu Mĩ

Mật độ dân số

Vùng phân bố chủ yếu

Dưới 1 người/km2

Phía Bắc Canada, bán đảo A-la-xca, rừng Amaron,…

Từ 1 – 10 người/km2

Phía tây, trong khu vực Cooocdddie, phía tây dãy Andet.

Từ 11 – 50 người/km2

Dải đồng bằng hẹp ven TBD, đồng bằng trung tâm.

Từ 51 – 100 người/km2

Phía đông Hoa kì, các thành phố lớn  Xaopaolo, Buenot Airet

Trên 100 người/km2

Đông bắc Hoa kì

 

? nhận xét về sự phân bố dân cư?

 

Hoạt động chung

Hs nhận xét, giải thích.

 

=>Dân cư phân bố không đều.

 

* Luyện tập

Góp phần phát triển năng lực: tự học, hợp tác, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.

? Tại sao dân cư châu Mĩ lại phân bố rất không đều giữa các khu vực.

Hoạt động cặp đôi.

Hs thảo luận, trả lời.

Nguyên nhân: Do sự khác biệt về địa hình, khí hậu, quá trình khai thác lãnh thổ,…

Hướng dân về nhà

-         Học bài.

-         Chuẩn bị mục 3+ 4.

+ Đọc SHD.

+ Trả lời các câu hỏi.

Tiết 38 .  Ngày dạy 4/2/2020

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Kiến thức cần đạt

*Khởi động.

Góp phần phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp,…

? Trình bày sự phân bố dân cư Châu Mĩ? Giai thích?

Hoạt động cá nhân

Hs trả lời câu hỏi.

 

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Góp phần phát triển năng lực: Tự học, giao tiếp, giải quyết vấn đề, phân tích tranh ảnh…

 

Yêu cầu học sinh đọc SHD, quan sát lược đồ Hình 2/10.

? Tỉ lệ dân thành thị châu Mĩ?

? Xác định các đô thị có số dân trên 8 triệu người

? Phân bố?

 

Yêu cầu học sinh quan sát H3+ H4 SHD/11

? Cho biết sự khác nhau về đô thị hóa giữa Bắc Mĩ với Nam Mĩ?

? Tốc độ ĐTH nhanh trong khi nền kinh tế chưa phát triển gây ra hậu quả gỉ?

( Gây sức ép đến phát triển kinh tế, xã hội, môi trường)

*Trình bày một phút.

? Đọc thông tin, liên hệ với những hiểu biết của bản thân, hãy cho biết một số tồn tại xã hội của châu Mĩ mà em biết?

Gv nhận xét, chốt.

Hoạt động cá nhân

HS đọc+ quan sát lược đồ.

HS trả lời

 

 

 

 

 

 

Hoạt động cặp

HS phan tích tranh ảnh.

HS thảo luận, trả lời.

 

 

 

 

Hoạt động cá nhân

HS trình bày.

3. Tìm hiểu một số đặc điểm ĐTH.-

- Tỉ lệ dân thành thị: 78%=> cao.

- Đô thị tren 8 triệu dân: Sicago, Niu Ooc, Meehico – city, Boogota, Lima, Xantiago, Xaopaolo,…

- Các đô thị phân bố chủ yếu ở khu vực ven biển.

 

 

- ĐTH có sự khác biệt giữa Bắc Mĩ với Nam Mĩ.

+ Bắc Mĩ: ĐTH gắn liền CNH.

+ Nam Mĩ: ĐTH tự phát gây hậu quả nghiêm trọng.

 

 

 

4. Tìm hiểu khái quá một số vấn đề xã hội.

- Vùng đất của dân nhập cư, thành phần chủng tộc đa dạng => khó khăn trong quản lí.

- Chênh lệch mức sống giữa các nước.

- Vấn đề việc làm.

- Mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc…

A.   Hoạt động luyện tập

*Góp phần phát triển năng lực: Tự học, phân tích, tư duy tổng hợp theo lãnh thổ,…

? Cho biết những vấn đề nảy sinh do ĐTH tự phát ở Trung và Nam Mĩ?

Hoạt động cá nhân

HS suy nghĩ + Trả lời.

Câu 2. SHD/12

Hậu quả ĐTH tự phát.

-         Kinh tế chậm phát triển.

-         gia tăng tệ nạn xã hội.

-         ô nghiệm môi trường.

B.    Hoạt động tìm tòi, mở rộng.

Góp phần phát triển năng lực: Tự học, CNTT,…

? Sưu tầm một số thông tin thể hiện sự đa dạng về thành phần chủng tộc ở châu Á.

Hoạt động cá nhân

 

Hướng dẫn về nhà

-         Học bài, hoàn thành bài tập

-         Chuẩn bị bài mới bài 21: Kinh tế châu Mĩ.

+ Tìm Hiểu về nông nghiệp.

+ Đọc SGK, trả lời các câu hỏi.

RÚT KINH NGHIỆM:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 7, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 7 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.