Câu 1: Xét phản ứng $_{1}^{2}\textrm{H}+_{1}^{2}\textrm{H}\rightarrow _{2}^{3}\textrm{He}+_{0}^{1}\textrm{n}+3,167Mev$. Biết năng suất toả nhiệt của than là $3.10^{4}$kJ, khối lượng đơtêri cần thiết để thu được năng lượng tương đương khi đốt 1kg than là
- A. $34,5.10^{-8}$kg
- B. $78,6.10^{-8}$kg
-
C. $39,3.10^{-8}$kg
- D. $19,8.10^{-8}$kg
Câu 2: Công suất bức xạ toàn phần của Mặt Trời là $3,9.10^{26}$W. Cho $c=3.10^{8}$. Để phát ra công suất này, khối lượng của Mặt Trời giảm đi trong mỗi giây là
- A. $0,86.10^{10}$kg
-
B. $0,43.10^{10}$kg
- C. $0,43.10^{7}$kg
- D. $1,3.10^{18}$kg
Câu 3: Một nhà máy điện hạt nhân dùng nhiên liệu $_{92}^{235}\textrm{U}$ trung bình mỗi phản ứng toả ra 200MeV. Công suất 1000MW, hiệu suất 25%. Tính khối lượng nhiên liệu đã làm giàu $_{92}^{235}\textrm{U}$ đến 35% cần dùng trong một năm 365 ngày?
- A. 5,4 tấn
- B. 4,8 tấn
-
C. 4,4 tấn
- D. 5,8 tấn
Câu 4: Tìm phát biểu sai. Điều kiện để thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân là
- A. nhiệt độ cao tới hàng chục triệu độ
- B. thời gian duy trì nhiệt độ cao phải đủ lớn
- C. mật độ hạt nhân phải đủ lớn
-
D. khối lượng các hạt nhân phải đạt khối lượng tới hạn
Câu 5: Năng lượng trung bình toả ra khi phân hạch một hạt nhân $_{92}^{235}\textrm{U}$ là 200MeV. Một nhà máy điện hạt nhân dùng nhiên liệu Urani trên được làm giàu 25% có công suất 500MW, hiệu suất 20%. Khối lượng Urani tiêu thụ trong 365 ngày bằng
-
A. 3846kg
- B. 2412kg
- C. 1321kg
- D. 4121kg
Câu 6: Để thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân, cần điều kiện nhiệt độ cao hàng chục triệu độ để
-
A. các hạt nhân có động năng lớn, thắng lực đẩy Cu – lông giưac chúng.
- B. các hạt nhân có động năng lơn, thắng lực hấp dẫn giữa chúng.
- C. các êlectron bứt khỏi nguyên tử
- D. phá vỡ hạt nhân của các nguyên tử để chúng thực hiện phản ứng.
Câu 7: X là hạt nhân của nguyên tố nào trong phản ứng hạt nhân: $_{1}^{2}\textrm{D}+_{1}^{2}\textrm{D}\rightarrow X+_{0}^{1}\textrm{n}$
-
A. Heli
- B. Triti
- C. Liti
- D. Beri
Câu 8: Tính năng lượng tỏa ra khi hai hạt nhân $_{1}^{2}\textrm{D}$ tổng hợp thành hạt nhân $_{2}^{4}\textrm{He}$. Biết năng lượng liên kết riêng của hạt nhân $_{1}^{2}\textrm{D}$ là 1,1 MeV/nuclôn và của $_{2}^{4}\textrm{He}$ là 7 MeV/nuclôn
- A. 11,2 MeV
-
B. 23,6 MeV
- C. 32,3 MeV
- D. 18,3 MeV
Câu 9: So với phản ứng phân hạch, phản ứng tổng hợp hạt nhân có ưu điểm là
- A. tạo ra năng lượng lớn hơn nhiều lần với cùng một khối lượng tham gia phản ứng
- B. nguồn nhiên liệu có nhiều trong tự nhiên
- C. ít gấy ô nhiễm môi trường
-
D. cả A, B và C
Câu 10: Phải ở nhiệt độ rất cao (hàng chục triệu độ) thì phản ứng nhiệt hạch mới xảy ra vì
-
A. các hạt nhân cần có động năng đủ lớn để tiến lại gần nhau đến khi lực hạt nhân có tác dụng.
- B. Các hạt nhân ban đầu rất bền, cần cung cấp năng lượng đủ lớn để phá vỡ chúng
- C. đây là phản ứng thu năng lượng nên cần phải cung cấp năng lượng cho các hạt nhân ban đầu
- D. đây là phản ứng hạt nhân hoá năng lượng
Câu 11: Phản ứng nhiệt hạch: $_{1}^{2}\textrm{H}+_{1}^{3}\textrm{H}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+_{0}^{1}\textrm{n}+17,6Mev$. Lấy khối lượng hạt nhân bằng với số khối của chúng tính theo đơn vị u. Năng lượng toả ra khi 0,05g He toạ thành là
- A. 211,904 MJ
-
B. 21198 MJ
- C. 21198 KJ
- D. $8,2275. 10^{36}$J
Câu 12: Xét hai phản ứng: $_{1}^{2}\textrm{H}+_{1}^{3}\textrm{H}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+_{0}^{1}\textrm{n}+17,6Mev; _{0}^{1}\textrm{n}+_{92}^{235}\textrm{U}\rightarrow _{39}^{95}\textrm{Y}+_{53}^{138}\textrm{I}+3_{0}^{1}\textrm{n}+200MeV$. Gọi năng lượng toả ra khi tổng hợp được 0,5g He và khi phân hạch 1,5g $_{92}^{235}\textrm{U}$ lần lượt là E1 và E2. Tỉ số E1/E2 bằng
- A. 0,088
- B. 0,0293
-
C. 1,723
- D. 0,33
Câu 13: Một hat nhân $^{235}\textrm{U}$ khi phân hạch toả ra 200MeV. Biết năng suất toả nhiệt của than là $3.10^{7}J/kg$ và $N_{A}=6,022.10^{23}$ hạt/mol. Hỏi cần bao nhiêu kg than để có năng lượng tương ứng với sự phân hạch của 1 g $^{235}\textrm{U}$?
-
A. $2,73.10^{3}$kg
- B. $7,42.10^{4}$kg
- C. 173kg
- D. 72kg
Câu 14: Một phản ứng tổng hợp hạt nhân được sử dụng trong bom nhiệt hạch (bom H) là $_{3}^{6}\textrm{Li}+_{1}^{2}\textrm{H}\rightarrow 2_{2}^{4}\textrm{He}+22,2MeV$. Năng lượng tỏa ra khi có 10 kg đơtêri tham gia phản ứng nói trên là
- A. $2,13.10^{14}$ J
- B. 2,13.10^{16}$ J
- C. 1,07.10^{14}$ J
-
D. 1,07.10^{16}$ J
Câu 15: Trong phản ứng tổng hợp Heli $_{3}^{7}\textrm{Li}+_{1}^{2}\textrm{H}\rightarrow 2_{2}^{4}\textrm{He}+17,3MeV$, nếu tổng hợp 1g Heli thì năng lượng toả ra có thể đun sôi bao nhiêu kg nước từ $0^{\circ}C$. Cho biết $N_{A}=6,02.10^{23}mol^{-1}$; nhiệt dung riêng của nước là C=4,18 kJ/kg.độ
- A. $6,89.10^{5}$kg
-
B. $4,98.10^{5}$kg
- C. $3,98.10^{5}$kg
- D. $2,89.10^{5}$kg
Câu 16: Phát biểu nào sau đây sai?
-
A. Phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch đều có nguồn nhiên liệu dồi dào.
- B. Phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch đều tỏa năng lượng.
- C. Với cùng một khối lượng nhiên liệu, năng lượng phản ứng nhiệt hạch tỏa ra cao hơn rất nhiều so với phản ứng phân hạch.
- D. Phản ứng nhiệt hạch xảy ra với các hạt nhân nhẹ, còn phản ứng phân hạch xảy ra với các hạt nhân nặng.
Câu 17: Một phản ứng nhiệt hạch xảy ra trên các vì sao là:
- $4_{1}^{1}\textrm{H}\rightarrow _{2}^{4}\textrm{He}+2X+2_{0}^{0}\textrm{v}+2\gamma $
- Hạt X trong phương trình là là hạt
- A. Proton
- B. Êlectron
- C. Nơtron
-
D. Pôzitron
Câu 18: Phản ứng nhiệt hạch là
-
A. sự kết hợp các hạt nhân nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn
- B. là sự phân chia một hạt nhân nhẹ thành hai hạt nhân nhẹ hơn
- C. sự kết hợp các hạt nhân trung bình thành một hạt nhân nặng hơn
- D. là sự phân chia một hạt nhân thành hai hạt nhân ở nhiệt độ rất cao
Câu 19: Công suất bức xạ của Mặt Trời là $3,9.10^{26}$W. Cho $c=3.10^{8}$. Để phát ra công suất này, khối lượng của Mặt Trời giảm đi trong một giờ là:
- A. $4,68.10^{21}$kg
- B. $3,12.10^{13}$kg
-
C. $1,56.10^{13}$kg
- D. $2,86.10^{15}$kg
Câu 20: Tìm phát biểu sai khi nói về phản ứng nhiệt hạch
- A. Phản ứng nhiệt hạch là phản ứng hạt nhân do sự kết hợp của hai hạt nhân nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn
- B. Phản ứng nhiệt hạch tỏa năng lượng nhỏ hơn nhiều so với phản ứng phân hạch.
- C. Phản ứng nhiệt hạch là nguồn năng lượng chính của Mặt Trời.
-
D. Sự nổ của bôm khinh khí là phản ứng nhiệt hạch kiểm soát được.