Trắc nghiệm lý 12: Đề ôn tập học kì 2 (phần 12)

Đề ôn thi cuối học kì 2 môn vật lí 12 phần 12. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Cho biết: hằng số Plăng h=6,625.$10^{-34}$ J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.$10^{-19}$ C; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.$10^{8}$ m/s; số Avôgadrô NA = 6,02.$10^{23}$ $mol^{-1}$, 1u = 931,5 MeV/c2.
Câu 1: Chiếu chùm ánh sáng trắng, hẹp từ không khí vào bể đựng chất lỏng có đáy phẳng, nằm ngang với góc tới 600. Chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng tím nt = 1,70, đối với ánh sáng đỏ nđ = 1,68. Góc lệch của tia đỏ và tia tím trong khối chất lỏng là:
  • A. $2,8^{o}$
  • B. $4,12^{o}$
  • C. $0,6^{o}$
  • D. $1,82^{o}$
Câu 2: Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và lam từ không khí tới mặt nước thì
  • A. chùm sáng bị phản xạ toàn phần.
  • B. so với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam.
  • C. tia khúc xạ chỉ là ánh sáng vàng, còn tia sáng lam bị phản xạ toàn phần.
  • D. so với phương tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Tia X và tia tử ngoại đều
  • A. có bản chất là sóng điện từ.
  • B. tác dụng mạnh lên kính ảnh.
  • C. kích thích một số chất phát quang.
  • D. bị lệch khi đi qua một điện trường mạnh.
Câu 4: Giá trị bước sóng nhỏ nhất phát ra từ ống Rơnghen thay đổi như thế nào khi tăng hiệu điện thế giữa anot và catot ?
  • A. Tăng lên.
  • B. Giảm xuống.
  • C. Không đổi
  • D. Ban đầu tăng lên sau đó giảm xuống
Câu 5: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu tím và giữ nguyên các điều kiện khác thì trên màn quan sát
  • A. khoảng vân không thay đổi
  • B. khoảng vân tăng lên
  • C. vị trí vân trung tâm thay đổi
  • D. khoảng vân giảm xuống
Câu 6: Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây là sai?
  • A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
  • B. Các vật ở nhiệt độ trên 20000C chỉ phát ra tia hồng ngoại.
  • C. Tia hồng ngoại có tần số nhỏ hơn tần số của ánh sáng tím.
  • D. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
Câu 7: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Iâng, biết D=1m, a=1 mm. Khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng bên với vân trung tâm là 3,6mm. Bước sóng ánh sáng là
  • A. 0,44 $\mu$m.
  • B. 0,52 $\mu$m.
  • C. 0,60 $\mu$m.
  • D. 0,58 $\mu$m.
Câu 8: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Iâng, khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 4 ( ở hai phía của vân trung tâm) đo được là 9,6 mm. Vân tối thứ 3 cách vân trung tâm một khoảng
  • A. 6,4 mm.
  • B. 6 mm.
  • C. 7,2 mm.
  • D. 3 mm.
Câu 9: Một nguồn sáng S phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng $\lambda $= 0,5$\mu$m đến khe S1S2=a=0,5mm. Mặt phẳng chứa S1S2 cách màn (E) một khoảng D=1m. Tại điểm M trên màn cách vân trung tâm một khoảng x=3,5mm là vân sáng hay vân tối, bậc mấy?
  • A. Vân sáng bậc 3
  • B. Vân sáng bậc 4
  • C. Vân tối bậc 3
  • D. Vân tối thứ 4
Câu 10: Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu đồng thời 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng: λ1 = 0,4μm , λ2 = 0,5μm , λ3 = 0,6μm. Trên màn quan sát ta hứng được hệ vân giao thoa. Số vân sáng quan sát được trong khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm:
  • A. 34
  • B. 37
  • C. 24
  • D. 27
Cho biết: hằng số Plăng h=6,625.$10^{-34}$J.s; độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.$10^{-19}$C; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.$10^{8}$ m/s; số Avôgadrô NA = 6,02.$10^{23}$ $mol^{-1}$, 1u = 931,5 MeV/$c^{2}$.
Câu 11: Chiếu chùm ánh sáng trắng, hẹp từ không khí vào bể đựng chất lỏng có đáy phẳng, nằm ngang với góc tới $30^{o}$. Chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng tím $n_{t}$=1,70; đối với ánh sáng đỏ $n_{đ}$ = 1,68. Tỉ số sin góc khúc xạ tia đỏ và tia tím trong khối chất lỏng là:
  • A. 1,012 
  • B. 0,988
  • C. 0,898
  • D. 1,102
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Tia X và tia tử ngoại đều
  • A. có bản chất là sóng điện từ.
  • B. tác dụng mạnh lên kính ảnh.
  • C. kích thích một số chất phát quang.
  • D. bị lệch khi đi qua một điện trường mạnh.
Câu 13: Tính chất quan trọng nhất của tia X, phân biệt nó với các sóng điện từ khác là :
  • A. Khả năng ion hóa chất khí.
  • B. Tác dụng lên kính ảnh.
  • C. Tác dụng làm phát quang nhiều chất.
  • D. Khả năng đâm xuyên qua vải, gỗ, giấy…
Câu 14: Chọn câu sai: Tia X
  • A. Có khả năng đâm xuyên mạnh
  • B. Trong y học có thể trị bệnh còi xương 
  • C. Trong công nghiệp dùng để xác định các lỗ hỏng khuyết tật trong các sản phẩm đúc.
  • D. Bản chất là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn từ $10^{-12} $ m đến $10^{-9} $m
Câu 15: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với nguồn sáng đơn sắc, hệ vân trên màn có khoảng vân i. Nếu khoảng cách giữa hai khe còn một nửa và khoảng cách từ hai khe đến màn gấp đôi so với ban đầu thì khoảng vân giao thoa trên màn
  • A. giảm đi bốn lần.
  • B. không đổi.
  • C. tăng lên hai lần.
  • D. tăng lên bốn lần.
Câu 16 Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2 m. Ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm có bước sóng 0,5 $\mu $m. Vùng giao thoa trên màn rộng 26 mm (vân trung tâm ở chính giữa). Số vân sáng là
  • A. 15.
  • B. 17.
  • C. 13. 
  • D. 11
Câu 17: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2m. Trong hệ vân trên màn, vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm 2,4 mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là
  • A. 0,5 $\mu $m.
  • B. 0,7 $\mu $m.
  • C. 0,4 $\mu $m. 
  • D. 0,6 $\mu $m.
Câu 18: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng dùng hai khe Iâng, biết khoảng cách giữa hai khe S1S2= a=0,35 mm, khoảng cách D = 1,5 m và bước sóng $\lambda $ = 0,7 $\mu $m. Tìm khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp i.
  • A. 2 mm.
  • B. 1,5 mm.
  • C. 3 mm.
  • D. 4 mm.
Câu 19: Ta chiếu sáng hai Iâng bằng ánh sáng trắng với bước sóng ánh sáng đỏ $\lambda _{đ}$=0,75$\mu $m. và ánh sáng tím $\lambda _{t}$ = 0,4$\mu $m. . Biết a=0,5 mm, D=2m. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 4 màu đỏ và vân sáng bậc 4 màu tím cùng phía đối với vân trắng chính giữa là
  • A. 2,8 mm.
  • B. 5,6 mm. 
  • C. 4,8 mm.
  • D. 6,4 mm.
Câu 20: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa với ánh đơn sắc có bước sóng $\lambda $= 0,5$\mu $m . Khoảng cách từ hai khe đến màn 2m, khoảng cách giữa hai khe sáng là 1mm. Khoảng cách từ vân sáng bậc 3 đến vân sáng bậc 7 nằm về hai phía so với vân sáng trung tâm là:
  • A. 1mm
  • B. 10mm
  • C. 0,1mm
  • D. 100mm
Câu 21: Laze A phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,45μm với công suất 0,8W. Laze B phát ra chùm bức xạ có bước sóng 0,60μm với công suất 0,6 W. Tỉ số giữa số phôtôn của laze B và số phôtôn của laze A phát ra trong mỗi giây là
  • A.1 
  • B.$\frac{20}{9}$
  • C.2
  • D.$\frac{3}{4}$
Câu 22: Khi phóng xạ α , hạt nhân nguyên tử sẽ thay đổi như thế nào?
  • A. Số khối giảm 4, số prôtôn giảm 2 
  • B. Số khối giảm 2, số prôtôn giữ nguyên.
  • C. Số khối giảm 4, số prôtôn tăng 1
  • D. Số khối giảm 2, số prôtôn giảm 1.
Câu 23 : Sự giống nhau giữa các tia $\alpha $, $\beta $, $\gamma $ là
  • A. Đều là tia phóng xạ, không nhìn thấy được, được phát ra từ các chất phóng xạ.
  • B. Vận tốc truyền trong chân không bằng c = 3.$10^{8}$ m/s.
  • C. Trong điện trường hay trong từ trường đều không bị lệch hướng.
  • D. Khả năng ion hoá chất khí và đâm xuyên mạnh như nhau.
Câu 24: Poloni $_{84}^{210}\textrm{Po}$ là chất phóng xạ hạt α biến thành hạt nhân bền với chu kỳ bán rã là 138 ngày. Ban đầu giả sử mẫu phóng xạ là nguyên chất và có khối lượng 210g, sau 276 ngày đem mẫu phóng xạ đó ra cân thì mẫu đó có khối lượng là
  • A. 52,5g.
  • B. 157,5g.
  • C. 207g.
  • D. 210g.
Câu 25: Trong phản ứng vỡ hạt nhân urani U235 năng lượng trung bình toả ra khi phân chia một hạt nhân là 200MeV. Một nhà máy điện nguyên tử dùng nguyên liệu Urani, có công suất 500.000kW, hiệu suất là 20%. Lượng tiêu thụ hàng năm nhiên liệu urani là
  • A. 961kg.
  • B. 1121kg.
  • C. 1352,5kg.
  • D. 1421kg.
Câu 26: Hạt α có động năng $k_{\alpha }$ = 3,3MeV bắn phá hạt nhân gây ra phản ứng $_{4}^{9}\textrm{Be}$+α →n + $_{6}^{12}\textrm{C}$ . Biết $m_{\alpha }$ = 4,0015u ;$m_{n }$ = 1,00867u;$m_{Be }$= 9,01219u;$m_{C}$ = 11,9967u ;1u =931 MeV/c2 . Năng lượng tỏa ra từ phản ứng trên là
  • A. 7,7MeV. 
  • B. 8,7MeV.
  • C. 11,2MeV.
  • D.5,76MeV.
Câu 27: Cho hạt nhân $\alpha $ có khối lượng 4,0015u. Biết $m_{P }$ = 1,0073u; $m_{n }$ = 1,0087u; 1u = 931MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt $\alpha $ bằng
  • A. 7,5MeV.
  • B. 28,4MeV.
  • C. 7,1MeV.
  • D. 7,1eV.
Câu 28: Urani $_{92}^{238}\textrm{U}$ phóng xạ $\alpha $ với chu kì bán rã là 4,5.$10^{9}$ năm và tạo thành Thôri $_{90}^{234}\textrm{Th}$ . Ban đầu có 23,8 g urani. Tỉ số khối lượng U238 và Th234 sau 9.$10^{9}$ năm là
  • A. 119/351.
  • B. 119/117.
  • C. 3/1.
  • D. 295/100.
Câu 29: Mặt trời có khối lượng 2.$10^{30}$kg và công suất bức xạ 3,8.$10^{26}$ W. Giả thiết mỗi giây trên mặt trời có 200 triệu tấn Heli được tạo ra bởi chu trình cacbon-nitơ. Chu trình này đóng góp bao nhiêu phần trăm vào công suất bức xạ của Mặt Trời. Biết phản ứng của chu trình cacbon-nitơ: 4P->$_{2}^{4}\textrm{He}$+ 2$e^{+}$ +26,8 MeV
  • A. 50%
  • B. 34%
  • C. 26%
  • D. 42%
Câu 30: Bắn một neutron có động năng K = 2 MeV vào hạt nhân $_{}^{6}\textrm{Li}$ đang đứng yên thì xảy ra phản ứng hạt nhân n+$_{3}^{6}\textrm{Li}$->$_{1}^{3}\textrm{T}$+ $\alpha $ và không sinh ra tia γ. Hạt T và hạt α sinh ra có hướng bay vuông góc với nhau và hướng của hạt α hợp với hướng của hạt neutron ban đầu một góc 60°. Xem như khối lượng các hạt theo đơn vị u gần bằng số khối của chúng. Động năng của hạt T sinh ra có giá trị gần đúng là
  • A. 0,5 MeV
  • B. 1,5 MeV
  • C. 0,8 MeV
  • D. 1,2 MeV
Câu 31: Thí nghiệm Y âng về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách hai khe a=0,4mm. Ban đầu, tại M cách vân trung tâm 11,2mm người ta quan sát được vân sáng bậc 5. Giữ cố định màn chứa hai khe, di chuyển từ từ màn quan sát ra xa dọc theo đường thẳng vuông góc với màn chứa hai khe một đoạn 0,6 m thì thấy tại M chuyển thành vân tối lần thứ hai. Bước sóng λ có giá trị là:
  • A. 0,64 μm 
  • B. 0,67 μm
  • C. 0,51 μm
  • D. 0,48 μm
Câu 32: Trong thí nghiệm I-âng, chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1=0,4μm và λ2=0,6μm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm nằm cùng một phía so với vân trung tâm. Biết tại điểm M trùng với vị trí vân sáng bậc 7 của bức xạ λ1; tại N trùng với vị trí vân sáng bậc 11 của bức xạ λ2. Tính số vân sáng quan sát được trên đoạn MN ?
  • A. 14 
  • B. 17
  • C. 18
  • D. 23
Câu 33: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young. Khoảng cách giữa 2 khe kết hợp là a=1mm, từ hai khe đến màn là D=50cm. Ánh sáng sử dụng gồm 4 bức xạ có bước sóng λ1=0,64μm, λ2=0,576μm, λ3=0,54μm; λ4=0,48μm. Trong khoảng giữa hai vân trùng màu với vân sáng trung tâm gần nhất có bao nhiêu vạch trộn của hai bức xạ λ1 và λ2?
  • A. 3
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 2
Câu 34: Pin quang điện hoạt động dựa vào những nguyên tắc nào ?
  • A. Sự tạo thành hiệu điện thế điện hóa ở hai điện cực.
  • B. Sự tạo thành hiệu điện thế giữa hai đầu nóng lạnh khác nhau của một dây kim loại.
  • C. Hiện tượng quang điện trong xảy ra bên cạnh một lớp chặn.
  • D. Sự tạo thành hiệu điện thế tiếp xúc giữa hai kim loại.
Câu 35: Bút laze mà ta thường dùng để chỉ bảng thuộc loại laze nào ?
  • A. Khí.
  • B. Lỏng.
  • C. Rắn.
  • D. Bán dẫn.
Câu 36: Trong trường hợp nào dưới đây có sự quang – phát quang ?
  • A. Ta nhìn thấy màu xanh của một tấm biển quảng cáo lúc ban ngày.
  • B. Ta nhìn thấy ánh sáng lục phát ra từ đầu các cọc tiêu trên đường núi khi có ánh sáng đèn ô tô chiếu vào.
  • C. Ta nhìn thấy ánh sáng của một ngọn đèn đường.
  • D. Ta nhìn thấy ánh sáng đỏ của một tấm kính đỏ.
Câu 37 : Các ánh sáng nào dưới đây là ánh sáng của hiện tượng quang - phát quang?
  • A. Ánh sáng đom đóm.
  • B. Ánh sáng màn hình tivi.
  • C. Đèn Led.
  • D. Ánh sáng phát ra từ dung dịch fluorexein khi được chiếu sáng bằng tia tử ngoại.
Câu 38: Lần lượt chiếu vào catốt của một tế bào quang điện các bức xạ điện từ gồm bức xạ có bước sóng $\lambda _{1}$ = 0,26 μm và bức xạ có bước sóng $\lambda _{2}$ = 1,2$\lambda _{1}$ thì vận tốc ban đầu cực đại của các êlectrôn quang điện bứt ra từ catốt lần lượt là $v _{1}$ và $v _{2}$ với $v _{2}$ = $\frac{3}{4}v_{1}$. Giới hạn quang điện λ0 của kim loại làm catốt này là
  • A. 1,45 μm.
  • B. 0,90 μm.
  • C. 0,42 μm. 
  • D. 1,00 μm.
Câu 39: Khi chiếu một bức xạ điện từ có bước sóng $\lambda _{1}$ = 0,30μm vào catôt của một tế bào quang điện thì xảy ra hiện tượng quang điện và hiệu điện thế hãm lúc đó là 2 V. Nếu đặt vào giữa anôt và catôt của tế bào quang điện trên một hiệu điện thế UAK = -2V và chiếu vào catôt một bức xạ điện từ khác có bước sóng $\lambda _{2}$ = 0,15μm thì động năng cực đại của êlectron quang điện ngay trước khi tới anôt bằng
  • A. 1,325.$10^{-18}$J.
  • B. 6,625.$10^{-19}$J.
  • C. 9,825.$10^{-19}$J.
  • D. 3,425.$10^{-19}$J.
Câu 40: Nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En = -1,5 eV sang trạng thái dừng có năng lượng Em = -3,4 eV. Bước sóng của bức xạ mà nguyên tử hiđrô phát ra xấp xỉ bằng
  • A. 0,654.$10^{-7}$m.
  • B. 0,654.$10^{-6}$m. 
  • C. 0,654.$10^{-5}$m.
  • D. 0,654.$10^{-4}$m.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lý 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lý 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: DAO ĐỘNG

CHƯƠNG 2: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM

CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

CHƯƠNG 4: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

CHƯƠNG 5: SÓNG ÁNH SÁNG

CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

CHƯƠNG 7: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.