Câu 1: Mạch điện AB gồm R, L, C nối tiếp, $u_{AB}=U\sqrt{2}cos\omega t$. Chỉ có L thay đổi được. Khi L thay đổi từ $L=L_{1}=\frac{1}{\omega ^{2}C}$ đến $L=L_{2}= \frac{\omega ^{2}C^{2}R^{2}+1}{\omega ^{2}C}$ thì
- A. cường độ dòng điện luôn tăng
- B. tổng trở của mạch luôn giảm
-
C. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm luôn tăng
- D. điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ luôn tăng
Câu 2: Đặt điện áp $u = U_{0}cos(\omega t + \varphi )$ ($U_{0}$ không đổi, tần số góc $\omega $ thay đổi được) vào hai đâu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Điều chỉnh $\omega =\omega _{1}$ thì đoạn mạch có tính cảm kháng, cường độ dòng điện hiệu dụng và hệ số công suất của đoạn mạch lần lượt là $I_{1}$ và $k_{1}$. Sau đó, tăng tần số góc đến giá trị $\omega =\omega _{2}$ thì cường độ dòng điện hiệu dụng và hệ số công suất của đoạn mạch lần lượt là $I_{1}$ và $k_{1}$. Khi đó ta có
- A. $I_{2}>I_{1}$ và $k_{2}>k_{1}$
- B. $I_{2}>I_{1}$ và $k_{2}<k_{1}$
-
C. $I_{2}<I_{1}$ và $k_{2}<k_{1}$
- D. $I_{2}<I_{1}$ và $k_{2}>k_{1}$
Câu 3: Đặt điện áp $u=100cos\omega t$ (V) vào hai đầu đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm một điện trở thuần, một cuộn cảm thuần cà một tụ điện có điện dung thay đổi được. Thay đổi điện dung của tụ điện khi điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt giá trị cực đại là 100V. Lúc này khi điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch AB có giá trị bằng 100V thì điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn cảm thuần có giá trị
-
A. -50V
- B. $50\sqrt{2}$V
- C. 50V
- D. -$50\sqrt{2}$V
Câu 4: Cho đoạn mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp, trong đó ZC biến đổi được. Nếu cho ZC tăng thêm 30 Ω so với giá trị lúc có cộng hưởng điện thì điện áp ở hai đầu đoạn mạch lệch pha π/3 so với dòng điện trong mạch. Điện trở R có giá trị là
- A. 15√2 Ω
-
B. 10√3 Ω
- C. 15√3 Ω
- D. 10√2 Ω
Câu 5: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C $\left ( R=\sqrt{\frac{L}{C}} \right )$. Thay đổi tần số đến các giá trị f1 và f2 thì cường độ dòng điện trong mạch là như nhau và công suất của mạch lúc này là P0. Thay đổi tần số đến giá trị f3 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện cực đại và công suất lúc này là P. Biết rằng $\left ( \frac{f1}{f3}+\frac{f2}{f3} \right )^{2}=\frac{25}{2}. Giá trị của $\frac{P0}{P}$ gần giá trị nào nhất sau đây
-
A. 0,45
- B. 0,57
- C. 0,66
- D. 2,2
Câu 6: Cho đoạn mạch điện có R, L, C mắc nối tiếp, trong dố R là một biến trở. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có điện áp hiệu dụng là U = 120 V. Khi điện trở biến trở bằng 40 Ω hoặc 160 Ω thì đoạn mạch tiêu thụ cùng công suất. Khi điều chỉnh biến trở, công suất cực đại mà đoạn mạch có thể đạt được là
- A. 180 W
- B. 144 W
- C. 72 W
-
D. 90 W
Câu 7: Đặt điện áp u=110√2 cosωt (V) (với ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp. Biết độ tự cảm và điện dung của mạch điện được giữ không đổi. Điều chỉnh R ta thấy giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong mạch là I = 2 A thì công suất tiêu thụ của đoạn mạch cực đại. Công suất cực đại bằng
- A. 110 W
- B. 220 W
-
C. 110√2 W
- D. 110√3 W
Câu 8: Trong giờ thực hành thí nghiệm, để xác định các linh kiện đựng trong hộp kín A, B và C, một học sinh dùng một ampe kế và một nguồn điện xoay chiều có tần số thay đổi được. Lần lượt hoc sinh đó mắc các linh kiện A, B và C vào nguồn điện. Khi điều chỉnh tần số của nguồn thì thấy: đối với A khi tăng hay giảm tần số thì số chỉ của ampe kế không đổi; đối với B khi tăng tần số thì số chỉ ampe kế giảm; đối với C khi tăng tần số thì số chỉ ampe kế tăng. Học sinh đó kết luận A, B và C theo thứ tự là
- A. điện trở, tụ điện, cuộn dây
-
B. điện trở, cuộn dây, tụ điện
- C. cuộn dây, điện trở, tụ điện
- D. tụ điện, cuộn dây, điện trở
Câu 9: Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng $U=100\sqrt{3}$V và tần số f = S0 Hz vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần $R=40\Omega $ Nếo nọtiếp với hộp kín X. Hộp X chứa 2 trong 3 phân tử r, L, C mắc nỘI HP. ¿ ni độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch bằng 3 A. Tại thời m f{S) cường dộ dòng điện qua mạch bảng 3/2 A. Đến thời điểm U= trạng (9) điện áp hai đâu đoạn mạch băng 0 và đang giảm. Công suất tiêu thụ trên hộp kín X là
- A. 120 W
-
B. 90 W
- C. 75 W
- D. 150W
Câu 10: Đặt một điện áp $u=U_{0}cos\omega t$ (V) vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, có cuộn dây thuần cảm, tần số góc $\omega$ thay đổi đến giá trị $\omega _{1}$ và $4\omega _{1}$ thì thấy dòng điện trong mạch có cùng giá trị hiệu dụng và pha của nó trong hai trường hợp lệch nhau $90^{\circ}$. Tỉ số $\frac{R}{Z_{L}}$ trong trường hợp $\omega = \omega _{1}$ bằng
- A. $\frac{\sqrt{3}}{2}$
- B. $\frac{1}{3}$
-
C. 3
- D. $\frac{1}{2}$
Câu 11: Cho mạch điện AB theo thứ tự gồm biến trở R, tụ điện C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm thay đổi được mắc nối tiếp. Gọi M là điểm nối giữa R và C, N là điểm nối giữa L và C. Đặt vào hai đầu AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng ổn định và tần số góc 100 rad/s. Khi L=L1, nếu thay đổi R thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu AM không đổi. Tăng thêm L một lượng 0,4H, nếu thay đổi R thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu AN không đổi. Điện dung của tụ điện C là
- A. $1,5.10^{-4}$F
-
B. $2,5.10^{-4}$F
- C. $2.10^{-4}$F
- D. $10^{-4}$F
Câu 12: Nối hai đầu đạon mạch R, L, C mắc nối tiếp vào mạng điện xoay chiều có tần số f1 thì cảm kháng là 15 Ω và dung kháng là 60 Ω. Nếu mạng điện có tần số f2 = 50 Hz thì dòng điện trong mạch cùng pha với điện áp ở hai đầu đoạn mạch. Tần số f1 là
-
A. 25 Hz
- B. 100 Hz
- C. 150 Hz
- D. 200 Hz
Câu 13: Đặt điện áp $u=U_{0}cos\omega t$ vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, tụ điện có điện dung C, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Khi L=L1 điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm có giá trị cực đại ULmax và điện áp ở hai đầu đoạn mạch sớm pha hơn dòng điện trong mạch là $0,24\alpha \left ( 0< \alpha < \frac{\pi }{2} \right )$. Khi L=L2 điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm có giá trị 0,5ULmax và điện áp ở hai đầu đoạn mạch sớm pha hơn dòng điện trong mạch là $\alpha$. Giá trị của $\alpha$ là:
-
A. 1,38 rad
- B. 0,25 rad
- C. 2,32 rad
- D. 1,25 rad
Câu 14: Cho đoạn mạch AB gồm ba đoạn mạch mắc nối tiếp: đoạn mạch AM chỉ chứa cuộn thuần cảm L, đoạn AN chỉ chứa điện trở R và đoạn mạch NB chỉ chứa tụ điện C. Ampe kế mắc nối tiếp vào đoạn mạch MN. Vôn kế V1 mắc vào hai đầu A, N. Vôn kế V2 mắc vào hai đầu M, B. Biết $R\neq 0;R_{A}=0;R_{V}=\infty $. Mắc điện áp xoay chiều lần lượt vào hai đầu A, N và M, B ta thấy số chỉ của hai vôn kế như nhau và số chỉ của ampe kế tăng hai lần. Mạch này có
-
A. cảm kháng lớn hơn hai lần dung kháng
- B. cảm kháng nhỏ hơn hai lần dung kháng
- C. cảm kháng bằng hai lần dung kháng
- D. dung kháng bằng hai lần cảm kháng
Câu 15: Một mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với bộ đèn dây tóc loại điện áp định mức là 220V. Khi bộ đèn gồm 500 bóng mắc song song thì chúng hoạt động đúng định mức. Khi bộ đèn gồm 1500 bóng mắc song song thì công suất của chúng chỉ đạt 83.4% công suất định mức. Điện áp hai đầu mạch có giá trị hiệu dụng là
- A. 271 V.
- B. 310 V.
-
C. 231 V.
- D. 250 V
Câu 16: Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm hai cuộn dây mắc nối tiếp. Độ tự cảm và điện trở thuần của hai cuộn dây lần lượt là L1 ,r1 ; L2 ,r2. Điều kiện để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu hai cuộn dây là
- A. L1 r1=L2 r2
- B. L1r12=L2r22
-
C. L1 r2=L2 r1
- D. L1r22=L2r12
Câu 17: Mắc vào đoạn mạch RLC không phân nhánh một nguồn điện xoay chiều có tần số thay đổi được. Ở tần số f1=60Hz, hệ số công suất đạt cực đại $cos\varphi =1$. Ở tần số f2=120Hz, hệ số công suất nhận giá trị $cos\varphi = 0,707$. Ở tần số f3=90Hz, hệ số công suất của mạch bằng
-
A. 0,874
- B. 0,486
- C. 0,625
- D. 0,781
Câu 18: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện. Dung kháng của tụ điện là $100\Omega $. Khi điều chỉnh R thì tại hai giá trị R1 và R2 công suất tiêu thụ của đoạn mạch như nhau. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R=R1 bằng hai lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R=R2 là
-
A. $R1=50\Omega $, $R2=200\Omega $
- B. $R1=50\Omega $, $R2=100\Omega $
- C. $R1=40\Omega $, $R2=250\Omega $
- D. $R1=25\Omega $, $R2=100\Omega $
Câu 19: Một khung dây quay đều trong từ trường đều quanh trục nằm trong mặt phẳng của khung và vương góc với các đường sức từ. Nếu giảm chu kì quay đi 2 lần và giảm độ lớn cảm ứng của từ trường đi 3 lần thì suất điện động hiệu dụng trong khung sẽ
- A. Tăng 3 lần
- B. Tăng 1,5 lần
- C. Giảm 6 lần
-
D. Giảm 1,5 lần
Câu 20: Hai cuộn dây nối tiếp với nhau trong một mạch điện xoay chiều. Cuộn 1 có điện trở thuần r1 lớn gấp $\sqrt{3}$ lần cảm kháng $Z_{L1}$ của nó, điện áp trên cuộn 1 và cuộn 2 có cùng giá trị nhưng lệch pha nhau $60^{\circ}$. Tỉ số độ tự cảm L1 với độ tự cảm L2 của cuộn dây bằng
- A. 1,5
- B. 0,333
-
C. 0,5
- D. 0,667