Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch.
- B. Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
- C. Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào bản chất của mạch điện và tần số dòng điện trong mạch.
-
D. Công suất của dòng điện xoay chiều phụ thuộc vào công suất hao phí trên đường dây tải điện.
Câu 2: Công suất tức thời của dòng điện xoay chiều:
-
A. Luôn biến thiên với tần số bằng hai lần tần số của dòng điện.
- B. Có giá trị trung bình biến thiên theo thời gian
- C. Không thay đổi theo thời gian, tính bằng công thức P = Iucosφ
- D. Luôn biến thiên cùng pha, cùng tần số với dòng điện.
Câu 3: Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất nhỏ nhất?
- A. Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2
- B. Điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L.
- C. Điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C.
-
D. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C.
Câu 4: Để tạo ra từ trường quay trong động cơ không đồng bộ ba pha, người ta thường dùng cách nào sau đây:
- A. Cho nam châm quay đều quanh một trục.
- B. Cho dòng điện xoay chiều đi qua một cuộn dây.
-
C. Cho dòng điện xoay chiều ba pha đi qua ba cuộn dây
- D. Cho vòng dây quay đều quanh một nam châm.
Câu 5: Một tụ điện có điện dung C = 5,3 μF mắc nối tiếp với điện trở R = 300 Ω thành một đoạn mạch. Mắc đoạn mạch này vào mạng điện xoay chiều 220 V – 50 Hz. Hệ số công suất của mạch là
- A. 0,3331
-
B. 0,4469
- C. 0,4995
- D. 0,6662
Câu 6: Cho một đoạn mạch nối tiếp gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm $\frac{1}{\pi}$ (H), tụ điện có điện dung không thay đổi C và một biến trở R. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều ổn định có giá trị hiệu dụng 200 V, tần số 50 Hz. Thay đổi giá trị của biến trở R thấy công suất tiêu thụ cực đại trong đoạn mạch là 200 W. Điện dung C trong mạch có giá trị
- A. $\frac{10}{\pi}$ (μF)
- B. $\frac{100}{\pi}$ (μF)
- C. $\frac{25}{\pi}$ (μF)
-
D. $\frac{50}{\pi}$ (μF)
Câu 7: Một mạch điện xoay chiều gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm và tụ C mắc nối tiếp. Biết mạch có tính dung kháng. Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên R lớn nhất, khi đó
-
A. cường độ dòng điện sớm pha hơn điện áp góc Δφ = $\frac{\pi}{4}$
- B. cường độ dòng điện trễ pha hơn điện áp góc Δφ = $\frac{\pi}{4}$
- C. cường độ dòng điện cùng pha với điện áp.
- D. cường độ dòng điện ngược pha với điện áp
Câu 8: Cho mạch như hình vẽ, điện trở R, cuộn dây thuần cảm L và tụ C mắc nối tiếp. Các vôn kế có điện trở rất lớn, V1 chỉ UR = 15V, V2 chỉ UL = 9V, V chỉ U = 13V. Hãy tìm số chỉ V3, biết rằng mạch có tính dung kháng?
- A. 12 V
-
B. 21 V
- C. 15 V
- D. 51 V
Câu 9: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp, phát biểu nào sau đây đúng ?
-
A. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch không nhỏ hơn điện áp hiệu dụng trên điện trở thuần R.
- B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch có thể nhỏ hơn điện áp hiệu dụng trên bất kỳ phần tử nào.
- C. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch luôn lớn hơn điện áp hiệu dụng trên mỗi phần tử.
- D. Cường độ dòng điện chạy trong mạch luôn lệch pha với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch.
Câu 10: Cho một mạch gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm có điện trở r và tụ C mắc nối tiếp. Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ trên R là lớn nhất, khi đó điện áp hai đầu đoạn mạch lớn gấp 1,5 lần điện áp hai đầu điện trở. Hệ số công suất của mạch khi đó là
-
A. 0,75.
- B. 0,67.
- C. 0,5.
- D. 0,71.
Câu 11: Trong các máy phát điện xoay chiều một pha
- A. phần tạo ra từ trường là rôto.
- B. phần tạo ra suất điện động cảm ứng là stato.
- C. bộ góp điện được nối với hai đầu của cuộn dây stato.
-
D. suất điện động của máy tỉ lệ với tốc độ quay của rôto.
Câu 12: Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cảm kháng ZL vào tần số của dòng điện xoay chiều qua cuộn dây ta được đường biểu diễn là
- A. đường parabol.
-
B. đường thẳng qua gốc tọa độ.
- C. đường hypebol.
- D. đường thẳng song song với trục hoành.
Câu 13: Cho mạch điện xoay chiều AB gồm R, L, C mắc nối tiếp, với là biến trở, L và C không đổi. Điện áp hai đầu đoạn mạch AB là uAB = 100√2cos(πt) V. Gọi R0 là giá trị của biến trở để công suất cực đại. Gọi R1, R2 là 2 giá trị khác nhau của biến trở sao cho công suất của mạch là như nhau. Mối liên hệ giữa hai đại lượng này là:
-
A. R1R2 = R0$^{2}$.
- B. R1R2 = 3R0$^{2}$.
- C. R1R2 = 4R0$^{2}$.
- D. R1R2 = 2R0$^{2}$.
Câu 14: Trong đoạn mạch R, L, C nối tiếp, đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi. Khi trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì kết luận nào sau đây không đúng:
- A. Công suất cực đại.
- B. Hệ số công suất cực đại.
- C. Z = R
-
D. uL = uC
Câu 15: Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha dựa vào
- A. hiện tượng tự cảm.
-
B. hiện tượng cảm ứng điện từ.
- C. khung dây quay trong điện trường.
- D. khung dây chuyển động trong từ trường.
Câu 16: Đặt điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây nối tiếp với tụ điện có điện dung C thay đổi. Khi C = C1 dòng điện trong mạch là i1 và công suất tiêu thụ của mạch là P1. Khi C = C2 < C1 thì dòng điện trong mạch là i2 và công suất tiêu thụ là P2. Biết P2 = (7 - $\sqrt{3}$)P1 và i1 vuông pha với i2. Xác đinh góc lệch pha φ1 và φ2 giữa điện áp hai đầu đoạn mạch với i1 và i2
-
A. φ1 = $\frac{\pi}{12}$ và φ2 = $\frac{-5\pi}{12}$
- B. φ1 = $\frac{-\pi}{6}$ và φ2 = $\frac{\pi}{3}$
- C. φ1 = $\frac{-\pi}{3}$ và φ2 = $\frac{\pi}{6}$
- D. φ1 = $\frac{-\pi}{4}$ và φ2 = $\frac{\pi}{4}$
Câu 17: Rôto của máy phát điện xoay chiều là một nam châm có 3 cặp cực từ, quay với tốc độ 1200 vòng/phút. Tần số của suất điện động do máy tạo ra là
- A. 40 Hz
- B. 50 Hz
-
C. 60 Hz
- D. 70 Hz.
Câu 18: Mạch điện AB gồm R, L, C nối tiếp, đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều uAB = U√2.cosωt. Mạch chỉ có L thay đổi được khi L thay đổi từ
L= L1= $\frac{1}{\omega ^{2}C}$ đến L= L2= $\frac{1+ \omega ^{2}C^{2}R^{2}}{\omega ^{2}C}$
thì:
- A. Cường độ dòng điện luôn tăng.
-
B. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm luôn tăng.
- C. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu bản tụ luôn tăng.
- D. Tổng điện trở của mạch luôn giảm.
Câu 19: Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM chỉ có biến trở R, đoạn mạch MB gồm điện trở thuần r mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Đặt vào AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Điều chỉnh R đến giá trị 80 Ω thì công suất tiêu thụ trên biến trở đạt cực đại và tổng trở của đoạn mạch AB chia hết cho 40. Khi đó hệ số công suất của đoạn mạch MB và của đoạn mạch AB tương ứng là
- A. $\frac{3}{8}$ và $\frac{5}{8}$
- B. $\frac{33}{118}$ và $\frac{113}{160}$
- C. $\frac{1}{17}$ và $\frac{\sqrt{2}}{8}$
-
D. $\frac{1}{8}$ và $\frac{3}{4}$
Câu 20: Cho đoạn mạch gồm biến trở R, cuộn dây tuần cảm có hệ số tự cảm L = 0,8/π (H); tụ điện có điện dung C = $\frac{10^{-3}}{5\pi}$ (F) theo thứ tự mắc liên tiếp nhau vào hai điểm A, B. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp uAB = 200$\sqrt{2}\cos 100πt$ (V), tăng dần R từ giá trị bằng 0 thì công suất trong mạch thay đổi, giá trị lớn nhất của công suất tiêu thụ trong mạch AB là:
- A. 444 W
-
B. 667 W
- C. 640 W
- D. 222 W