Câu 1: Cho đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch mắc nối tiếp: đoạn mạch AM chỉ chứa tụ điện C và điện trở R, đoạn mạch MB chỉ chứa hộp X. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U. Biết $U_{AM}=U_{MB}=U$ và dung kháng $Z_{C}=R$. Nhận định nào sau đây đúng
- A. hộp X chỉ chứa cuộn dây thuần cảm
-
B. điện áp hai đầu đoạn mạch nhanh pha hơn dòng điện một góc $15^{\circ}$
- C. hệ số công suất tiêu thụ trên hộp X là 0,5
- D. công suất tiêu thụ trên đoạn mạch AM là lớn nhất
Câu 2: Đặt điện áp $u=U\sqrt{2}cos\omega t$ (V) (với U và $\omega $ không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp $R=100\Omega $, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C. Khi đó công suất toả nhiệt trên điện trở là P. Nếu tháo tụ điện thì công suất toả nhiệt trên điện trở còn $\frac{P}{3}$. Tổng cảm kháng nhỏ nhất và dung kháng nhỏ nhất thảo mãn bài toán xấp xỉ
- A. $288,6\Omega $
-
B. $256,9\Omega $
- C. $282,8\Omega $
- D. $235,8\Omega $
Câu 3: Đặt điện áp áp u=U√2 cosωt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp có độ tự cảm L thay đổi được. Điện áp hiệu dụng UL đạt cực đại khi ZLm và ULmax có biẻu thức
- A. $Z_{Lm}=\frac{R^{2}+Z^{2}_{C}}{2Z_{C}};U_{Lmax}=\frac{U\sqrt{R^{2}+Z^{2}_{C}}}{2R}$
-
B. $Z_{Lm}=\frac{R^{2}+Z^{2}_{C}}{Z_{C}};U_{Lmax}=\frac{U\sqrt{R^{2}+Z^{2}_{C}}}{R}$
- C. $Z_{Lm}=\frac{R^{2}+Z^{2}_{C}}{\sqrt{2}Z_{C}};U_{Lmax}=\frac{U\sqrt{R^{2}+Z^{2}_{C}}}{\sqrt{2}R}$
- D. $Z_{Lm}=\frac{R^{2}+Z^{2}_{C}}{3Z_{C}};U_{Lmax}=\frac{U\sqrt{R^{2}+Z^{2}_{C}}}{3R}$
Câu 4: Đoạn mạch AB gồm hai cuộn dây và một tụ điện mắc nối tiếp. M là điểm nối hai cuộn dây; N là điểm nối cuộn dây thứ hai với tụ điện. Cuộn dây thứ nhất thuần cảm. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp $u_{AB}=Ucos\omega t$ thì cảm kháng cuộn dây thứ nhất bằng dung kháng của tụ điện C, điện áp $u_{AN}$ sớm pha hơn $u_{MB}$ một góc $60^{\circ}$ và có giá trị hiệu dụng $U_{AN}=U_{MB}$. Tỉ số độ tự cảm của hai cuộn dây $\frac{L1}{L2}$ bằng
-
A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 5: Cho đoạn mạch xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp, cuộn cảm thuần có độ tự cảm thay đổi. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có U và ω không thay đổi. Khi điều chỉnh độ tự cảm đến giá trị L=2/(ω2C) thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm L đạt giá trị cực đại. Khi đó độ lệch pha giữa điện áp u và i trong đoạn mạch là
- A. u trễ pha hơn i một góc $\frac{\pi }{4}$
- B. u sớm pha hơn i một góc $\frac{3\pi }{4}$
- C. u trễ pha hơn i một góc $\frac{\pi }{2}$
-
D. u sớm pha hơn i một góc $\frac{\pi }{4}$
Câu 6: Đoạn mạch điện AB gồm biến trở, cuộn cảm thuần và tụ điện có điện dung thay đổi mắc nối tiếp. Ban đầu điện dung của tụ là C=C1. Thay đổi giá trị biến trở, người ta thấy có hai giá trị là $20\Omega $ và $80\Omega $, công suất tiêu thụ của mạch bằng nhau. Giảm điện dung của tụ xuống một nửa thì cường độ hiệu dụng qua mạch đạt cực đại. Biết tần số của dòng điện qua mạch là f=60Hz. Hệ số tự cảm của cuộn dây là
-
A. $\frac{2}{3\pi }$H
- B. $\frac{4}{3\pi }$H
- C. $\frac{1}{3\pi }$H
- D. $\frac{2}{\pi }$H
Câu 7: Mạch điện AB gồm hai đoạn AM và đoạn MB. Điện áp ở hai đầu mạch ổn định $u=220\sqrt{2}cos100\pi t$. Điện áp ở hai đầu đoạn AM sớm pha hơn cường độ dòng điện một góc $30^{\circ}$. Đoạn MB chỉ có một tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh C để tổng điện áp hiệu dụng $U_{AM}+U_{MB}$ có giá trị lớn nhất. Khi đó điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện là
- A. 440V
- B. $220\sqrt{3}V$
-
C. 220V
- D. $220\sqrt{2}V$
Câu 8: Cho mạch điện xoay chiều AB gồm hai đoạn AM và MB mắc nối tiếp, đoạn AM có biến trở R và tụ điện có điện dung C, đoạn MB chỉ có một cuộn cảm thuần có độ tự cảm thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều ổn định $u=U\sqrt{2}cos\omega t$. Ban đầu giữ L=L1, thay đổi giá trị của biến trở R ta thấy điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AB luôn không đổi với mọi giá trị của biến trở. Sau đó, giữ $R=Z_{L1}$ và thay đổi L để điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm đạt cực đai, giá trị điện áp hiệu dụng cực đại trên cuộn cảm bằng
- A. $\frac{U}{\sqrt{2}}$
- B. 0,5U
- C. $\frac{\sqrt{3}U}{2}$
-
D. $\frac{\sqrt{5}U}{2}$
Câu 9: Đặt điện áp áp u=U√2 cosωt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp có điện dung C thay đổi được. Điện áp hiệu dụng UC đạt cực đại khi ZCm= và UCmax có biẻu thức
-
A. $Z_{Cm}=\frac{R^{2}+Z^{2}_{L}}{Z_{L}};U_{Cmax}=\frac{U\sqrt{R^{2}+Z^{2}_{L}}}{R}$
- B. $Z_{Cm}=\frac{R^{2}-Z^{2}_{L}}{Z_{L}};U_{Cmax}=\frac{U\sqrt{R^{2}-Z^{2}_{L}}}{R}$
- C. $Z_{Cm}=\frac{R^{2}+Z^{2}_{L}}{2Z_{L}};U_{Cmax}=\frac{U\sqrt{R^{2}+Z^{2}_{L}}}{2R}$
- D. $Z_{Cm}=\frac{R^{2}+Z^{2}_{L}}{\sqrt{2}Z_{L}};U_{Cmax}=\frac{U\sqrt{R^{2}+Z^{2}_{L}}}{\sqrt{2}R}$
Câu 10: Cho mạch điện AB gồm điện trở $R=80\Omega $, tụ điện và cuộn dây mắc nối tiếp theo thứ tự trên. Gọi M là điểm nối giữa điện trở và tụ điện; N là điểm nối giữa tụ điện và cuộn dây. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều $u_{AB}=240\sqrt{6}cos\omega t$ (V) thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua điện trở R là 3A. Khi đó điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AN vuông pha với hai đầu điện áp hai đầu đoạn mạch AB; điện áp hai đầu đoạn mạch MB nhanh pha $30^{\circ}$ so với điện áp hai đầu đoạn mạch AB. Cảm kháng của cuộn dây bằng
- A. $40\Omega $
-
B. $120\sqrt{3}\Omega $
- C. $80\Omega $
- D. $40\sqrt{3}\Omega $
Câu 11: Cho đoạn mạch xoay chiều gồm RLC nối tiếp, điện trở $R=100\sqrt{3}\Omega $, cuộn dây thuần cảm có L=0,381H và tụ C=15,9uF. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều $u=600cos^{2}50\pi t$ (V). Cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch bằng
- A. $\frac{9\sqrt{2}}{4}$A
-
B. $\frac{3\sqrt{2}}{4}$A
- C. $1,5\sqrt{2}$A
- D. 1,5A
Câu 12: Cho mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R = 50 Ω, tụ điện có dung kháng là 50 Ω và một cuọn cảm thuần có cảm kháng là 100 Ω mắc nối tiếp. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có biểu thức u=200√2 cos100πt (V). Biểu thức của điện áp giữa hai đầu cuộn dây là
- A. $U_{L}=400\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{4})$ (V)
- B. $U_{L}=200cos(100\pi t-\frac{\pi }{6})$ (V)
-
C. $U_{L}=400cos(100\pi t+\frac{\pi }{4})$ (V)
- D. $U_{L}=220cos(100\pi t-\frac{\pi }{6})$ (V)
Câu 13: Cho đoạn mạch xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp, trong đó R là một biến trở. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp u=U√2 cosωt. Khi điện trở của biến trở bằng R1 hoặc R2 thì đoạn mạch tiêu thụ cùng công suất là P. Công suất đó có giá trị là
-
A. $\frac{U^{2}}{R1+R2}$
- B. $\frac{2U^{2}}{R1+R2}$
- C. $\frac{U^{2}}{\sqrt{R1R2}}$
- D. $\frac{2U^{2}}{\sqrt{R1R2}}$
Câu 14: Có ba phần tử gồm điện trở R; cuộn dây có điện trở r=R/2; tụ điện C. Mắc 3 phần tử trên và mắc vào nguồn điện xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng trên ba phần tử bằng nhau. Cường độ dòng điện trong mạch khi đó có giá trị hiệu dụng là
-
A. 0,22I
- B. 0,25I
- C. 0,29I
- D. 0,33I
Câu 15: Đặt một điện áp $u_{AB}=U_{0}cos\omega t$ vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp AB gồm điện trở R, cuộn dây có điện trở thuần r=R và một tụ điện có điện dung C. Điểm M nằm giữa hai điện trở R và cuộn dây, điểm N nằm giữa cuộn dây với tụ điện C thì thấy hai điện áp $u_{AN},u_{MB}$ vuông pha với nhau và có cùng giá trị hiệu dụng. Hệ số công suất của mạch điện là
- A. $\frac{1}{2}$
- B. $\frac{\sqrt{3}}{2}$
-
C. $\frac{\sqrt{2}}{2}$
- D. $\frac{1}{3}$
Câu 16: Đặt điện áp xoay chiều $u=U_{0}cos(100\pi t+\varphi )$ vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp theo thứ tự gồm R1, R2 và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Biết $R1=2R2=200\sqrt{3}\Omega $. Điều chỉnh L cho đến khi điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch chứa R2 và L lệch pha cực đại so với hai đầu đoạn mạch. Giá trị độ tự cảm lúc đó là
- A. $L=2/\pi $H
-
B. $L=3/\pi $H
- C. $L=4/\pi $H
- D. $L=1/\pi $H
Câu 17: Đặt điện áp u=U√2 cosωt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp có điện dung C thay đổi được. Điện áp hiệu dụng UR đạt cực đại khi ZC có giá trị
- A. $Z_{C}=R$
-
B. $Z_{C}=Z_{L}$
- C. $Z_{C}=\frac{Z_{L}}{2}$
- D. $Z_{C}=\frac{R}{2}$
Câu 18: Một tuabin có hiệu suất H1=75%; chuyển vận với một thác nước chiều cao 100m, có lưu lượng 120$m^{3}/s$. Tua bin này dùng để quay một máy phát điện có hiệu suất H2=90%. Biết khối lượng riêng của nước là D=1000$kg/m^{3}$. Công suất nhà máy điện có giá trị bằng
-
A. 8,1 MW
- B. 9 MW
- C. 10 MW
- D. 20 kW
Câu 19: Đặt điện áp u=220\sqrt{2}cos(100\pi t+\varphi )(V) vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp theo đúng thứ tự có C thay đổi sao cho dòng điện trong đoạn mạch có biểu thức $i=I_{0}cos100\pi t$ (A), đồng thời khi dùng hai vôn kế có điện trở rất lớn mắc vào hai đầu LC và C thì biểu thức điện áp tức thời giữa hai đầu các vôn kế lần lượt là $u_{V1}=U_{01}cos(100\pi t+\frac{\pi }{3})$ (V); $u_{V2}=U_{02}cos(100\pi t+\varphi )$ (V). Tổng số chỉ của hai vôn kế lớn nhất bằng
- A. 720 V
- B. 720\sqrt{3} V
- C. 640 V
-
D. 850 V
Câu 20: Đặt một điện áp $u=U_{0}cos100\pi t$ (V) vào hai đầu đoạn mạch RLC mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm và điện dung C của tụ điện thay đổi được. Khi điều chỉnh điện dung đến giá trị mà $Z_{C}=1,5Z_{L}$ thì điện áp hiệu dụng URC đạt cực đại và bằng $60\sqrt{3}$ (V). Hỏi $U_{0}$ có giá trị bằng bao nhiêu?
-
A. $60\sqrt{2}$ V
- B. $60\sqrt{3}$ V
- C. $120\sqrt{2}$ V
- D. 60 V