Câu 1: Dao động điện từ trong mạch LC là quá trình
- A. Biến đổi không tuần hoàn của điện tích trên tụ điện
- B. Biến đổi theo hàm số mũ của chuyển động
-
C. Chuyển hóa tuần hoàn giữa năng lượng từ trường và nănng lượng điện trường
- D. Bảo toàn hiệu điện thế giữa hai bản cực tụ điện
Câu 2: Phát biểu đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm
- A. cường độ dòng điện sớm pha hơn điện áp góc $\frac{\pi}{2}$
- B. cường độ dòng điện sớm pha hơn điện áp góc $\frac{\pi}{4}$
-
C. cường độ dòng điện trễ pha hơn điện áp góc $\frac{\pi}{2}$
- D. cường độ dòng điện trễ pha hơn điện áp góc $\frac{\pi}{4}$
Câu 3: Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chứa tụ điện tăng lên 4 lần thì dung kháng của tụ điện
- A. Tăng 2 lần
- B. Tâng 4 lần
- C. Giảm 2 lần
-
D. Giảm 4 lần
Câu 4: Tổng trở của đoạn mạch RLC nối tiếp
- A. bằng tổng đại số điện trở, cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch.
- B. không thể nhỏ hơn cảm kháng của đoạn mạch.
- C. không thể nhỏ hơn dung kháng của đoạn mạch.
-
D. không thể nhỏ hơn điện trở thuần của đoạn mạch.
Câu 5: Trong đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì
-
A. Điện áp giữa hai đầu tụ điện trễ pha so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch
- B. Điện áp giữa hai đầu tụ điện ngược pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch
- C. Điện áp giữa hai đầu cuộn cảm trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch
- D. Điện áp giữa hai đầu cuộn cảm cùng pha với điện áp giữa hai đầu tụ điện
Câu 6: Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi xa với điện áp 2kV. Hiệu suât của quá trình truyền tải là 80%. Muốn hiệu suất của quá trình truyền tải tăng lên đến 95% thì ta phải
- A. Giảm điện áp xuống còn 0,5kV
-
B. Tăng điện áp lên đến 4kV
- C. Giảm điện áp xuống còn 1KV
- D. Tăn điện ạp lên đến 8kV
Câu 7: Trong một đoạn mạch xoay chiều, cường độ dòng điện luôn trễ pha so với điện áp hai đầu đoạn mạch khi đoạn mạch
-
A. Chỉ có C.
- B. Có R và C mắc nối tiếp
- C. Có L và C mắc nối tiếp
- D. Có R và L mắc nối tiếp
Câu 8: Đoạn mạch AB mắc nối tiếp theo thứ tự gồm cuộn cảm thuần, điện trở thuần và tụ điện có điện dung thay đổi được. M là điểm nối giữa cuộn dây và điện trở thuần. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp u =U$\sqrt{2}$ cos wt(A). Điều chỉnh điện dung của tụ điện sao cho điện áp hiệu dụng của đoạn MB đạt cực đại và giá trị cực đại ấy bằng 2U. Lúc này tỉ số giữa dung kháng ZC và điện trở thuần R là
-
A. 2:1
- B. 1:2
- C. 3:2
- D. 1:1
Câu 9: Ưu điểm nào sau đây không phải là của máy biến áp?
- A. Giúp biến đổi điện áp và cường độ dòng điện rất dễ dàng
- B. Hiệu suất cao
- C. Cấu tạo đơn giản
-
D. Hoạt động được cả với dòng điện xoay chiều lẫn một chiều
Câu 10: Đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AM mắc nối tiếp với đoạn mạch MB. Trong đó đoạn mạch AM chỉ chứa cuộn cảm thuần, đoạn mạch MB có một biến trở R mắc nối tiếp với một tụ điện có điện dung thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều u=U$\sqrt{2}$ cos wt (V). Điều chỉnh điện dung của tụ điện sao cho điện áp hiệu dụng của đoạn mạch MB không phụ thuộc vào giá trị của biến trở R. Điện áp hiệu dụng trên đoạn mạch MB lúc đó là
-
A. U
- B. 2U
- C. U/2
- D. U$\sqrt{2}$
Câu 11: Cảm kháng của cuộn dây giảm khi
- A. Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch giảm
- B. Tần số dòng điện qua cuộn dây giảm
- C. Điện trở thuần của cuộn dây giảm
-
D. Cuộn dây thuần cảm.
Câu 12: Một đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 2 H, tụ điện có điện dung C = 2 μF và điện trở thuần R được mắc với một nguồn điện xoay chiều có tần số thay đổi được nhưng biên độ của điện áp không đổi. Điều kiện để trong khi tăng tần số, thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ ban đầu tăng và sau đó sẽ giảm là :
-
A. R = 3000 Ω
- B. R = 1000$\sqrt{3}$ Ω
- C. R < 10$^{3}\sqrt{2}$ Ω
- D. R > 10$^{3}\sqrt{2}$ Ω
Câu 13: Mắc vào hai đầu cuộn dây sơ cấp của một máy tăng áp lí tưởng một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi U. Nếu đồng thời giảm số vòng dây ở cuộn sơ cấp 2n vòng và ở cuộn thứ cấp 5n vòng thì điện áp hiệu dụng ở cuộn thứ cấp để hở là không đổi so với ban đầu. Nếu đồng thời tăng 30 vòng ở cả hai cuộn thì điện áp hiệu dụng ở cuộn thứ cấp để hở thay đổi một lượng 0,05U so với ban đầu. Số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ cấp tương ứng là
-
A. n1= 870 vòng, n2= 2175 vòng
- B. n1= 650 vòng, n2= 2600 vòng
- C. n1= 780 vòng, n2= 3120 vòng
- D. n1= 550 vòng, n2= 2200 vòng
Câu 14: Cho dòng điện xoay chiều I =Iosinwt chạy qua mạch gồm điện trở R va cuộn dây thuần cảm L mắc nối tiếp. Kết luận nào sau đây là đúng
-
A. uL sơm pha hơn uR góc $\frac{\pi}{2}$
- B. uL cùng pha với u giữa hai đầu đoạn mạch
- C. u giữa hai đầu đoạn mạch chậm pha hơn i
- D. uL chậm pha so với I một $\frac{\pi}{2}$
Câu 15: Cho đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây có điện trở thuần R = 100 Ω, độ tự cảm L = $\frac{1}{\pi}$ (H) mắc nối tiếp với tụ điện C = $\frac{10^{-4}}{\pi}$ (F). Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có dạng u = 200cos100πt(V). Biểu thức điện áp tức thời giữa hai đầu cuộn dây là :
-
A. Ud= 200$\cos (100πt+ \frac{\pi}{2}$) (V)
- B. Ud= 200$\cos (100πt+ \frac{\pi}{4}$) (V)
- C. Ud= 200$\cos (100πt- \frac{\pi}{4}$) (V)
- D. Ud= 200$\cos(100πt)$ (V)
Câu 16: Một tụ điện có điện dung C = 1 μF được tích điện đến hiệu điện thế U = 10 V. Sau đó cho tụ điện phóng điện qua một cuộn cảm có hệ số tự cảm L = 1 H và điện trở thuần không đáng kể. Lấy gốc thời gian là lúc tụ bắt đầu phóng điện. Cho π$^{2}$ = 10. Biểu thức điện tích trên mỗi bản tụ điện theo thời gian là
- A. q = $10^{-5}\sin (500πt+ \frac{\pi}{2}$) (C)
- B. q = $10^{-5}\sin (500πt- \frac{\pi}{2}$) (C)
- C. q = $10^{-5}\sin (1000πt- \frac{\pi}{2}$) (C)
-
D. q = $10^{-5}\sin (1000πt+ \frac{\pi}{2}$) (C)
Câu 17: Đoạn mạch xoay chiều AB gồm điện trở R nối tiếp cuộc dây thuần cảm có L thay đổi được, điện áp hai đầu cuộn cảm được đo bằng một vôn kế có điện trở rất lớn. Khi L = L1 thì Vôn kế chỉ V1, độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch với dòng điện là φ1, công suất của mạch là P1. Khi L = L2 thì Vôn kế chỉ V2, độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và dòng điện là φ2, công suất của mạch là P2. Biết φ1 + φ2 = $\frac{\pi}{2}$ và V1 = 2V2. Tỉ số P1/P2 là:
-
A. 1/4
- B. 1/6
- C. 1/5
- D. 1/8
Câu 18: Một khung dây dẫn có 500 vòng dây cuốn nối tiếp, diện tích mỗi vòng dây là S = 200 cm2. Khung dây được đặt trong từ trường đều B = 0,2T. Lúc t = 0, thì véc tơ pháp tuyến n của khung dây hợp với véc tơ cảm ứng từ B một góc π/6. Cho khung quay đều quanh trục Δ vuông góc với véc tơ B với tần số góc 40 vòng/s. Viết biểu thức suất điện động ở hai đầu khung dây
- A. 160$π\cos(80πt + \frac{\pi}{3}$) (V)
- B. 160$π\sqrt{2}\cos (80πt + \frac{\pi}{3}$) (V)
- C. 160$π\sqrt{2}\cos (80πt - \frac{\pi}{3}$) (V)
-
D. 160$π\cos (80πt - \frac{\pi}{3}$) (V)
Câu 19: Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha dựa vào
- A. hiện tượng tự cảm.
-
B. hiện tượng cảm ứng điện từ.
- C. khung dây quay trong điện trường.
- D. khung dây chuyển động trong từ trường.
Câu 20: Trong cách mắc dòng điện xoay chiều ba pha đối xứng theo hình tam giác, phát biểu nào sau đây là không đúng?
-
A. Dòng điện trong mỗi pha bằng dòng điện trong mỗi dây pha.
- B. Điện áp giữa hai đầu một pha bằng điện áp giữa hai dây pha.
- C. Công suất tiêu thụ trên mỗi pha đều bằng nhau.
- D. Công suất của ba pha bằng ba lần công suất mỗi pha.