Câu 1: Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai?
- A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
-
B. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc tần số của ánh sáng.
- C. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.108 m/s.
- D. Phân tử, nguyên tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ phôtôn.
Câu 2: Kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện có công thoát electron A = 2,2eV. Chiếu vào catôt một bức xạ có bước sóng λ. Muốn triệt tiêu dòng quang điện, người ta phải đặt vào anôt và catôt một hiệu điện thế hãm Uh = 0,4V.
Bước sóng của bức xạ là:
- A. λ = 0,678μm.
-
B. λ = 0,478μm.
- C. λ = 0,278μm.
- D. Một giá trị khác
Câu 3: Chiếu đồng thời hai bức xạ λ1 = 0,23μm; λ2 = 0,35μm, các quang electron bật ra có vận tốc ban đầu cực đại là 106m/s. Giới hạn quang điện λ0 của kim loại là
- A. 0,6μm.
-
B. 0,46μm.
- C. 0,3μm.
- D. 0,554μm.
Câu 4: Theo thuyết lượng tử ánh sáng thì năng lượng của
- A. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một electron
- B. phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó.
-
C. các phôtôn trong cùng một chùm sáng đơn sắc có trị số bằng nhau.
- D. phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó.
Câu 5: Máy quang phổ là dụng cụ quang dùng để
- A. Tạo quang phổ của một nguồn sáng.
- B. Đo bước sóng của các bức xạ phát ra từ một nguồn.
-
C. Phân tích một chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc.
- D. Quan sát và chụp ảnh quang phổ của các vật.
Câu 6: Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là
- A. Tác dụng quang điện.
- B. Tác dụng quang học.
-
C. Tác dụng nhiệt.
- D. Tác dụng hóa học (làm đen phim ảnh).
Câu 7: Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là r0. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L thì bán kính quỹ đạo giảm bớt
-
A. 12r0.
- B. 4r0.
- C. 9r0.
- D. 16r0.
Câu 8: Tính chất nào sau đây không thuộc tia Rơn-ghen?
- A. Làm phát quang nhiều chất.
- B. Có tác dụng sinh lí mạnh.
- C. Làm ion hóa không khí.
-
D. Xuyên qua các tấm chì dày cỡ cm.
Câu 9: Chiếu bức xạ có bước sóng λ = 0,25 μm vào một kim loại có giới hạn quang điện λ0 = 0,36 μm, ta thu được môt chùm electron quang điện chuyển động với vận tốc ban đầu cực đại v0 có chiều hướng từ trái sang phải. Tách một chùm nhỏ electron này cho bay vào một vùng không gian có từ trường đều $\vec{B}$ có chiều như hình vẽ và có độ lớn B = 2.10$^{-3}$ T. Muốn electron vẫn chuyển động thẳng đều thì phải đặt thêm vào vùng không gian trên một điện trường đều $\vec{E}$ có hướng và độ lớn như thế nào?
-
A. $\vec{E}$ hướng thẳng đứng từ trên xuống, E = 1462 V/m.
- B. $\vec{E}$ hướng thẳng đứng từ dưới lên, E = 1462 V/m.
- C. $\vec{E}$ hướng thẳng đứng từ trên xuống, E = 7,31.10$^{5}$ V/m.
- D. $\vec{E}$ hướng thẳng đứng từ dưới lên, E = 7,31.10$^{5}$ V/m.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây khi nói về hiện tượng quang điện là đúng ?
-
A. Là hiện tượng hiện tượng êlectron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào nó.
- B. Là hiện tượng hiện tượng êlectron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại khi tấm kim loại bị nung nóng.
- C. Là hiện tượng hiện tượng êlectron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại bị nhiễm điện do tiếp xúc với một vật nhiễm điện khác.
- D. Là hiện tượng hiện tượng êlectron bứt ra khỏi bề mặt tấm kim loại do bất kỳ nguyên nhân nào khác.
Câu 11: Theo tiên đề của Bo, khi electron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo L sang quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ21, khi electron chuyển từ quỹ đạo M sang quỹ đạo L thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ32 và khi electron chuyển từ quỹ đạo M sang quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ31. Biểu thức xác định λ31 là
- A. λ31= (λ32.λ21)/(λ21- λ32)
- B. λ31= λ32- λ21
- C. λ31= λ32 + λ21
-
D. λ31= (λ32.λ21)/(λ21+ λ32)
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ?
- A. Quang phổ liên tục của nguồn sáng nào thì phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng ấy.
-
B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.
- C. Để thu được quang phổ hấp thụ, thì nhiệt độ của đám khí hay hơi hấp thụ phải cao hơn nhiệt độ của nguồn sáng phát ra quang phổ liên tục.
- D. Quang phổ hấp thụ là quang phổ của ánh sáng do một vật rắn phát ra khi vật đó được nung nóng.
Câu 13: Chiếu bức xạ có tần số f1 vào quả cầu kim loại đặt cô lập thì xãy ra hiện tượng quang điện với điện thế cực đại của quả cầu là V1 và động năng ban đầu cực đại của e quang điện đúng bằng một nửa công thoát của kim loại. Chiếu tiếp bức xạ có tần số f2 = f1 + f vào quả cầu đó thì điện thế cực đại của quả cầu là 5V1. Hỏi chiếu riêng bức xạ có tần số f vào quả cầu trên (đang trung hòa về điện) thì điện thế cực đại của quả cầu là:
-
A. 2 V1
- B. 2,5 V1
- C. 4 V1
- D. 3 V1
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Khi tăng cường độ của chùm ánh sáng kích thích lên hai lần thì cường độ dòng quang điện tăng lên hai lần.
- B. Khi tăng bước sóng của chùm ánh sáng kích thích lên hai lần thì cường độ dòng quang điện tăng lên hai lần.
- C. Khi giảm bước sóng của chùm ánh sáng kích thích xuống hai lần thì cường độ dòng quang điện tăng lên hai lần.
-
D. Khi ánh sáng kích thích gây ra được hiện tượng quang điện. Nếu giảm bước sóng của chùm bức xạ thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện tăng lên.
Câu 15: Công thoát của kim loại Na là 2,48eV. Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng 0,36μm vào tế bào quang điện có catôt làm bằng Na thì cường độ dòng quang điện bão hòa là 3μA thì. Nếu hiệu suất lượng tử (tỉ số electron bật ra từ catôt và số photon đến đập vào catôt trong một đơn vị thời gian) là 50% thì công suất của chùm bức xạ chiếu vào catôt là
- A. 35,5.10$^{-5}$W.
- B. 20,7.10$^{-5}$W.
- C. 35,5.10$^{-6}$W.
-
D. 20,7.10$^{-6}$W
Câu 16: Bước sóng dài nhất trong dãy Ban-me là 0,6560μm. Bước sóng dài nhất trong dãy Lai-man là 0,1220μm. Bước sóng dài thứ hai của dãy Lai-man là
- A. 0,0528μm.
-
B. 0,1029μm.
- C. 0,1112μm.
- D. 0,1211μm
Câu 17: Một tấm kim loại có giới hạn quang điện là 0,6 μm được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng 0,3 μm thì các quang êlectron có vận tốc ban đầu cực đại là V m/s. Để các quang êlectron có vận tốc ban đầu cực đại là 2V m/s thì phải chiếu tấm đó bằng ánh sáng có bước sóng bằng
- A. 0,28 μm
- B. 0,24 μm
- C. 0,21 μm
-
D. 0,12 μm
Câu 18: Chiếu bức xạ có bước sóng λ = 0,6μm vào catot của 1 tế bào quang điện có công thoát A= 1,8eV. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện và cho chúng bay vào một điện trường từ A đến B sao cho UAB = -10V. Vận tốc nhỏ nhất và lớn nhất của electron khi tới B lần lượt là:
- A. 18,75.10$^{5}$ m/s và 18,87.10$^{5}$ m/s
- B. 18,87.10$^{5}$m/s và 18,75.10$^{5}$m/s
- C. 16,75.10$^{5}$ m/s và 18.87.10$^{5}$ m/s
-
D. 18,75.10$^{5}$ m/s và 19,00.10$^{5}$ m/s
Câu 19: Hiệu điện thế hãm của một tế bào quang điện là 1,5 V. Đặt vào hai đầu anot (A) và catot (K) của tế bào quang điện trên một điện áp xoay chiều: uAK = 3 $\cos (100πt + \frac{\pi}{3}$) (V). Khoảng thời gian dòng điện chạy trong tế bào này trong 2 phút đầu tiên là:
- A. 60s.
- B. 70s.
-
C. 80s.
- D. 90s.
Câu 20: Khi chiếu một bức xạ vào bề mặt catốt của một tế bào quang điện. Dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các electron quang điện có vận tốc cực đại và hướng nó vào một từ trường đều cảm ứng từ 10$^{-4}$ T vuông góc với phơng vận tốc ban đầu của electron. Tính chu kì của electron trong từ trường.
- A. 3,57.10$^{-7$ s
- B. 2.10$^{-5}$ s
-
C. 0,26.10$^{-3}$ s
- D. 0,36s