Trắc nghiệm vật lý 12 bài 14: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp (P3)

Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 12 bài 14: Mạch có R, L, C mắc nối tiếp (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cho mạch điện AB gồm hai đoạn mạch: Đoạn mạch AM chỉ có cuộn dây thuân cảm L = 0.255 H: Đoạn mạch MB gồm điện trở R = 80\Omega $ nối tiếp với tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu A và B một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U và tần số f = 50 Hz. Mắc vôn kế V có điện trở vô cùng lớn vàohai đầu M, B. Điêu chỉnh điện dung C đê trong mạch có cộng hưởng điện, số chỉ vôn kế lúc này là $80\sqrt{2}$ V. Giá trị của U bằng

  • A. 100 V 
  • B. 80 V 
  • C. $80\sqrt{2}$ V
  • D. 160 V

Câu 2: Cho mạch điện xoay chiều AB gồm tụ điện C và cuộn dây mắc nối tiếp. Mắc vào hai đầu cuộn dây khoá K. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều $u = 100\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{2})$ (V). Khi khoá K mở thì dòng điện quả mạch chậm pha 60° so với điện áp hai đầu mạch. Khi đóng khoá K thì dòng điện qua mạch có giá trị hiệu dụng là 2 A. Biết cuộn dây có độ tự cảm L = 0,318 H điện trở hoạt động của cuộn dây bằng 

  • A. $86,6\Omega $
  • B. 0
  • C. $28,87\Omega $
  • D. $50\Omega $

Câu 3: Lần lượt mắc điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C vào điện áp xoay chiều u=Uo cosωt thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua chúng lần lượt là 4 A; 6 A; 2 A. Nếu mắc nối tiếp các phần tử trên vào điện áp này thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch là

  • A. 12 A       
  • B. 2,4 A       
  • C. 4 A       
  • D. 6 A

Câu 4: Một đoạn mạch gồm R = 20 Ω mắc nối tiếp với một cuộn dây. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều u=200√2 cos100πt (V). Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở và giữa hai đầu cuộn dây lần lượt là 60 V và 160 V. Dòng điện chạy qua mạch có cường độ hiệu dụng là 3 A. Điện trở thuần và độ tự cảm của cuộn dây là

  • A. 40 Ω và 0,21 H       
  • B. 30 Ω và 0,14 H
  • C. 30 Ω và 0,28 H       
  • D. 40 Ω và 0,14 H

Câu 5:  Cho đoạn mạch AB gồm điện trở $R = 40\Omega $, tụ điện có điện dung $C = 39,8\mu F$ và cuộn đây thuần cảm mắc nối tiếp. Đoạn mạch AN chứa cuộn dây và điện trở. đoạn mạch MB chứa điện trở và tụ C. Đặt vào hai đầu mạch AB một điện áp xoay chiều u thì điện áp giữa hai đầu các đoạn mạch AN và MB; AM và AB từng đôi một vuông pha với nhau. Điện áp u có tần số bằng

  • A. 50 Hz
  • B. 120 Hz
  • C. 60 Hz 
  • D. 100 Hz

Câu 6: Đoạn mạch gồm một cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện. Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu cuộn đây so với dòng điện là $\frac{\pi }{4}$. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tu bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây. Độ lệch pha của dòng điện so với điện áp hai đầu đoạn mạch trên là 

  • A. $\frac{3\pi }{8}$
  • B. $\frac{\pi }{8}$
  • C. $\frac{\pi }{6}$
  • D. $\frac{\pi }{3}$

Câu 7: Đoạn mạch điện gồm tụ điện C nối tiếp với cuộn dây có độ tự cảm L=0,381H. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều $=100\sqrt{2}cos100\pi t$ (V) thì dòng điện qua mạch chậm pha $\frac{\pi }{3} so với điện áp hai đầu đoạn mạch. Mắc ampe kế có điện trở không đáng kế vào hai đầu cuộn dây thì dòng điện qua mạch có giá trị hiệu dụng là 2 A. Điện trở hoạt động của cuộn dây bằng

  • A. $50\sqrt{3}\Omega $
  • B. 0
  • C. $\frac{50}{\sqrt{3}}\Omega $
  • D. $50\Omega $

Câu 8: Đặt vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp nột điện áp xoay chiều u=Uo cosωt. Kí hiệu UR,UL,UC tương ứng là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C. Nếu UL=2UC=2√3 UR thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch

  • A. trễ pha $\frac{\pi }{3}$ so với điện áp hai đầu đoạn mạch 
  • B. sớm pha $\frac{\pi }{3}$ so với điện áp hai đầu đoạn mạch 
  • C. sớm pha $\frac{\pi }{4}$ so với điện áp hai đầu đoạn mạch 
  • D. trễ pha $\frac{\pi }{4}$ so với điện áp hai đầu đoạn mạch 

Câu 9: Mạch gồm điện trở $R = 50\Omega$ nối tiếp với cuộn đây. Điện Áp giữa hai đầu mạch có tần số 50 Hz, giá trị hiệu dụng $U_{AB} = 100\sqrt{3}$ V. Biết $U_{R} = 100$ V, $U_{CD} = 100V. Điện trở r của cuộn dây bằng

  • A. $100 \Omega $
  • B. $50\Omega $  
  • C. $25\Omega $
  • D. $25\sqrt{3}\Omega $

Câu 10: Một đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm L và điện trở thuần R không thay đổi. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là u=Uo cosωt với Uo và ω không đổi. Khi tụ điện có dung kháng 74 Ω hoặc 46 Ω thì cường độ hiệu dụng của dòng điện qua R có giá trị bằng nhau. Để cường độ dòng điện hiệu dụng qua R đạt cực đại thì dung kháng của tụ điện phải có giá trị

  • A. 40 Ω       
  • B. 50 Ω       
  • C. 60 Ω       
  • D. 70 Ω

Câu 11: Cho mạch điện xoay chiều AB gồm hai nhánh nỗi tiếp: Nhánh AM gồm điện trở $R = 40\Omega $ và tụ C, nhánh MB chỉ có cuộn dây với điện trở Ro = 20$\Omega $. Mắc khoá K vào hai đầu M, B. Điện áp giữa A và B luôn luôn là $u = U\sqrt{2}cos\omega t$. Bỏ qua điện trở dây nối và khóa K. Khi khóa K đóng hay K mở, dòng điện qua R đều lệch pha $60^{\circ}$ so với u. Cảm kháng cuộn dây là:

  • A. $60\sqrt{3}\Omega $
  • B. $80\sqrt{3}\Omega $
  • C. $100\sqrt{3}\Omega $
  • D. $60 \Omega $

Câu 12: Đặt một điện áp xoay chiều $u=U_{0}cos(100\pi t+\varphi )$ vào hai đầu một đoạn mạch gồm R, L, C nối tiếp (L là cuộn cảm thuần). Biết $C=\frac{10^{-4}}{\pi }$(F); R không thay đổi, L thay đổi được. Khi $L=L_{1}=\frac{2}{\pi }$ (H) thì biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là $i=I_{1}\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{\pi }{12})$ (A). Khi $L=L_{2}=\frac{4}{\pi }$ (H) thì biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là $i=I_{2}\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{\pi }{4})$ (A). Điện trở R có giá trị là

  • A. 100 Ω       
  • B. 100√2 Ω
  • C. 100√3 Ω       
  • D. 200 Ω

Cây 13: Cho mạch điện xoay chiều nối tiếp gồm cuộn dây chỉ có độ tự cảm L=0,255H, điện trở $R = 120\Omega $ và tụ có điện dung C. Mắc mạch trên vào điện áp xoay chiều $u = U\sqrt{2} cos628t$ thì điện áp giữa hai đầu A, M vuông pha SO với điện áp giữa hai đầu mạch. Tìm C2

  • A. $5,3\mu F$
  • B. $6,37\mu F$
  • C. $3,18\mu F$
  • D. $25\mu F$

Câu 14: Cho đoạn mạch AB nối tiếp gồm ba đoạn: Đoạn AM có $R = 80\Omega $, đoạn MN có cuộn cảm, đoạn NB có tụ điện điện dung C. Bỏ qua điện trở của dây nối. Đặt giữa A và B một điện áp xoay chiều ổn định $u=200\sqrt{2}cos100\pi t$ (V) thì trong mạch xảy ra cộng hưởng điện với giá trị hiệu dụng của cường độ đòng

điện là 2 A. Điện áp hiệu dụng giữa M và B bằng

  • A. 160 V
  • B. 40 V
  • C. 20 V
  • D. 0

Câu 15:  Cho mạch điện xoay chiều gồm một cuộn dây không thuận cảm có độ từ cảm L và điện trở hoạt động r mặc nối tiếp với tụ điện C. Đặt vào hai đầu mạch điện một hiệu điện thế $u=100\sqrt{2}cos100\pi t$ (V). Khi dó điện áp hiệu dụng đo được trên hai đầu tụ điện có giá trị gấp 1,2 lần điện áp trên hai đầu cuộn dây. Nếu nối tắt hai đầu tụ điện thì thầy cường độ dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng không thay đổi và bằng 0,5. Cảm kháng $Z_{L}$ của cuộn dây bằng

  • A. $80\Omega $

  • B. $120\Omega $
  • C. $160\Omega $
  • D. $180\Omega $

Câu 16: Cho mạch điện xoay chiều RLC với cuộn dây thuần cảm, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch là U=200V và có tần số f xác định. Biết $CR^{2}=2L$ và điện áp $U_{RL}=U$. Điện áp hiệu dụng hai đầu tụ C bằng

  • A. 75,9 V
  • B. 89,4 V
  • C. 97,01 V
  • D. 178,9 V

Câu 17: Đặt vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp một điện áp xoay chiều có biểu thức u=135√2 cos100πt (V). Cường độ dòng điện chạy trong mạch có biểu thức $i=3cos(100\pi t-\frac{\pi }{4})$. Điện trở của mạch điện có giá trị bằng

  • A. 45 Ω       
  • B. 45√2 Ω
  • C. 22,5 Ω       
  • D. 22,5√3 Ω

Câu 18: Trong  đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, tụ điện có điện dung thay đổi được. Giả sử có hai giá trị C1 và C2 của tụ điện có cường độ hiệu dụng đi qua mạch như nhau . Gọi $\varphi _{1}$ và  $\varphi _{2}$ lần lượt là độ lệch pha giữa điện áp hai đầu mạch và cường độ qua mạch tương ứng với giá trị C1 và C2 của tụ điện. Biểu thức nào sau đây là sai

  • A.  $\varphi _{1}+\varphi _{2}=0$
  • B. $tan\varphi _{1}=-tan\varphi _{2}$
  • C. $cos\varphi _{1}=cos\varphi _{2}$
  • D. $sin\varphi _{1}=sin\varphi _{2}$

Câu 19: Hai đoạn mạch mắc nối tiếp $R_{1}L_{1}C_{1}$ và $R_{2}L_{2}C_{2}$  đều có tần số khi cộng hưởng bằng 60 Hz. Khi mắc nối tiếp hai đoạn mạch này với nhau thì tần số để mạch cộng hưởng bằng

  • A. 3600 Hz
  • B. 60 Hz
  • C. 30 Hz
  • D. 120 Hz

Câu 20: Cho mạch điện xoay chiều nối tiếp AMB gồm đoạn mạch AM(R1 nối tiếp C1), đoạn mạch MB(R2=2R1 nối tiếp C2). Khi $Z_{AB}=Z_{AM}+Z_{MB}$ thì:

  • A. $C2=C1^{2}$
  • B. $C2=C1$
  • C. $C2=2C1$
  • D. $C2=0,5C1$

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lý 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lý 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: DAO ĐỘNG

CHƯƠNG 2: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM

CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

CHƯƠNG 4: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

CHƯƠNG 5: SÓNG ÁNH SÁNG

CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

CHƯƠNG 7: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.