Trắc nghiệm vật lí 12 chương 2: Sóng cơ và sóng âm (P1)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 12 chương 2: Sóng cơ và sóng âm (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Hai sóng kết hợp là?

  • A. Hai sóng chuyển động cùng chiều và cùng tốc độ.
  • B. Hai sóng luôn đi kèm với nhau.
  • C. Hai sóng có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian.
  • D. Hai sóng có cùng bước sóng và có độ lệch pha biến thiên tuần hoàn.

Câu 2: Giao thoa sóng có điều kiện là gì? 

  • A. Có hai sóng chuyển động ngược chiều giao nhau.
  • B. Có hai sóng cùng tần số và có độ lệch pha không đổi.
  • C. Có hai sóng cùng bước sóng giao nhau.
  • D. Có hai sóng cùng biên độ, cùng tốc độ giao nhau.

Câu 3: Một sóng ngang tần số 100Hz truyền trên một sợi dây nằm ngang với vận tốc 60m/s. M và N là hai điểm trên dây cách nhau 0,75m và sóng truyền theo chiều từ M tới N. Chọn trục biểu diễn li độ cho các điểm có chiều dương hướng lên trên. Tại một thời điểm nào đó M có li độ âm và đang chuyển động đi xuống.

 

Tại thời điểm đó N sẽ có li độ và chiều chuyển động tương ứng là

  • A. Âm, đi xuống    
  • B. Âm, đi lên
  • C. Dương, đi xuống    
  • D. Dương, đi lên

Câu 4: Một sợi dây đàn hồi dài 60cm, được rung với tần số 50Hz, trên dây tạo thành một sóng dừng ổn định với 4 bụng sóng, hai đầu là hai nút sóng. Tốc độ sóng trên dây là

  • A. v = 60cm/s.             
  • B. v = 75cm/s.
  • C. v = 12m/s.             
  • D. v = 15m/s.

Câu 5: Sóng cơ

  • A. là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
  • B. là dao động của mọi điểm trong môi trường.
  • C. là một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường.
  • D. là sự truyền chuyển động của các phần tử trong môi trường.

Câu 6: Tại mặt nước, hai nguồn kết hợp được đặt tại hai điểm A và B cách nhau 68 mm, dao động điều hòa, cùng tần số, cùng pha theo phương vuông góc với mặt nước. Trên AB hai phần tử nước dao động với biên độ cực đại có vị trí cân bằng cách nhau một đoạn ngắn nhất là 10 mm. Điểm C là vị trí cân bằng của một phần tử ở mặt nước sao cho AC vuông góc với BC. Phần tử nước ở C dao động với biên độ cực đại. Khoảng cách BC lớn nhất bằng

  • A. 37,6 mm.    
  • B. 67,6 mm.    
  • C. 64 mm.    
  • D. 68,5 mm.

Câu 7: Sóng truyền từ A đến M với bước sóng λ = 60 cm. M cách A một khoảng d = 30 cm. So với sóng tại A thì sóng tại M

  • A. cùng pha với nhau.
  • B. sớm pha hơn một góc là 3$\frac{3\pi}{2}$ rad.
  • C. ngược pha với nhau.
  • D. vuông pha với nhau.

Câu 8: Cảm giác về âm phụ thuộc những yếu tố nào?

  • A. Nguồn âm và môi trường truyền âm.
  • B. Nguồn âm và tai người nghe.
  • C. Môi trường truyền âm và tai người nghe.
  • D. Tai người nghe và giây thần kinh thị giác.

Câu 9: Ứng dụng của hiện tượng sóng dừng để

  • A. xác định tốc độ truyền sóng.
  • B. xác định chu kì sóng.
  • C. xác định năng lượng sóng.
  • D. xác định tần số sóng.

Câu 10: Một cần rung dao động với tần số 20 Hz tạo ra trên mặt nước những gợn lồi và gợn lõm là những vòng tròn đồng tâm. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 cm/s. Ở cùng thời điểm, hai gợn lồi liên tiếp (tính từ cần rung) có đường kính chênh lệch nhau

  • A. 4 cm     
  • B. 6 cm     
  • C. 2 cm     
  • D. 8cm

Câu 11: Hai nguồn sóng kết hợp A và B dao động ngược pha với tần số f = 40Hz, vận tốc truyền sóng v = 60cm/s. Khoảng cách giữa hai nguồn sóng là 7cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại giữa A và B là:

  • A. 7.             
  • B. 8.
  • C. 10.             
  • D. 9.

Câu 12: Sóng truyền trong một môi trường đàn hồi với tốc độ 360 m/s. Ban đầu tần số sóng là 180 Hz. Để có bước sóng là 0,5m thì cần tăng hay giảm tần số sóng một lượng như nào ?

  • A. Tăng thêm 420 Hz.
  • B. Tăng thêm 540 Hz.
  • C. Giảm bớt 420 Hz.
  • D. Giảm xuống còn 90Hz.

Câu 13: Một sóng âm có tần số xác định lần lượt truyền trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương ứng là $v_{1}, v_{2}, v_{3}$. Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. $v_{3}> v_{2}> v_{1}$.             
  • B. $v_{3}> v_{2}> v_{1}$
  • C. $v_{2}> v_{1}> v_{3}$.             
  • D. $v_{1}> v_{2}> v_{3}$

Câu 14: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết sóng trên dây có tần số 100 Hz và tốc độ 80 m/s. Số bụng sóng trên dây là

  • A. 5.      
  • B. 4.
  • C. 3.      
  • D. 2.

Câu 15: Nhận xét nào sau đây là đúng

  • A. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử dao động trên mặt nước sẽ dao động cùng một trạng thái.
  • B. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử trên mặt nước sẽ dao động cùng một tần số.
  • C. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử dao động trên mặt nước sẽ dao động cùng một biên độ.
  • D. Khi có sóng truyền trên mặt nước thì các phần tử dao động trên mặt nước sẽ dao động cùng một vận tốc.

Câu 16: Trên mặt nước, hai nguồn kết hợp được đặt ở A và B cách nhau 14 cm, dao động điều hòa cùng tần số, cùng pha, theo phương vuông góc với mặt nước. Sóng truyền trên mặt nước với bước sóng 0,9 cm. Điểm M nằm trên đoạn AB cách A một đoạn 6 cm. Ax, By là hai nửa đường thẳng trên mặt nước, cùng một phía so với AB và vuông góc với AB. Cho điểm C di chuyển trên Ax và điểm D di chuyển trên By sao cho MC luôn vuông góc với MD. Khi diện tích của ∆MCD có giá trị nhỏ nhất thì số điểm dao động với biên độ cực đại trên MD là:

  • A. 12.    
  • B. 13.    
  • C. 8.    
  • D. 6.

Câu 17: Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp $S_{1}, S_{2}$ dao động cùng pha, cách nhau một khoảng $S_{1}S_{2}$ = 40 cm. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f = 10 Hz, vận tốc truyền sóng v = 2 m/s. Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với $S_{1}S_{2}$ tại S1. Đoạn $S_{1}$M có giá trị lớn nhất bằng bao nhiêu để tại M có dao động với biên độ cực đại?

  • A. 50 cm.             
  • B. 40 cm.
  • C. 30 cm.             
  • D. 20 cm.

Câu 18: Trong thí nghiệm về giao thoa trên mặt nước, 2 nguồn kết hợp đồng pha có ƒ = 15 Hz, v = 30 cm/s. Với điểm N có d1, d2 nào dưới đây sẽ dao động với biên độ cực tiểu? (d1 = S1N, d2 = S2N)

  • A. d= 25 cm, d2 = 23 cm.
  • B. d1 = 25 cm, d2 = 21 cm.
  • C. d= 20 cm, d2 = 22 cm.
  • D. d1 = 20 cm, d2 = 25 cm.

Câu 19: Một ống khí có một đầu bịt kín, một đàu hở tạo ra âm cơ bản có tần số 112Hz. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 336m/s. Bước sóng dài nhất của các họa âm mà ống này tạo ra bằng:

  • A. 1m.             
  • B. 0,8 m.
  • C. 0,2 m.            
  • D. 2m.

Câu 20: Một sóng cơ học lan truyền trên một sợi dây đàn hồi rất dài. Quan sát tại 2 điểm M và N trên dây cho thấy, khi điểm M ở vị trí cao nhất hoặc thấp nhất thì điểm N qua vị trí cân bằng và ngược lại khi N ở vị trí cao nhất hoặc thấp nhất thì điểm M qua vị trí cân bằng. Độ lệch pha giữa hai điểm đó là:

  • A. số nguyên 2π.
  • B. số lẻ lần π.
  • C. số lẻ lần π/2.
  • D. số nguyên lần π/2.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lý 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lý 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: DAO ĐỘNG

CHƯƠNG 2: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM

CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

CHƯƠNG 4: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

CHƯƠNG 5: SÓNG ÁNH SÁNG

CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

CHƯƠNG 7: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.