Trắc nghiệm vật lý 12 bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân (P2)

Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 12 bài bài 36: Năng lượng liên kết của hạt nhân (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

 Câu 1: Người ta dùng photon bắn phá hạt nhân $_{4}^{9}\textrm{Be}$ đứng yên. Phản ứng cho ta hạt α và hạt nhân X. Biết động năng của photon là Wđp = 5,45 MeV, của hạt α là Wđα = 4 MeV, vận tốc của photon và của hạt α vuông góc nhau. Động năng của hạt X là

  • A. 2,125 MeV       
  • B. 7,575 MeV
  • C. 3,575 MeV       
  • D. 5,45 MeV

Câu 2: Tính số lượng phân tử nitơ có trong 1 gam khí nitơ. Biết khối lượng nguyên tử của nitơ là 13,999u. Biết $1u=1,66.10^{-24}$g

  • A. $43.10^{21}$
  • B. $215.10^{21}$
  • C. $43.10^{20}$
  • D. $215.10^{20}$

Câu 3: Gọi W1 là năng lượng liên kết của electron trong nguyên tử hydro và W2 là năng lương liên kết của một proton trong hạt nhân $_{2}^{4}\textrm{He}$, ta có:

  • A. W1>>W2
  • B. W2=W1
  • C. W2<W1
  • D. W2<<W1

Câu 4: Biết năng lượng liên kết riêng của $_{92}^{235}\textrm{U}$ là 7,6MeV; khối lượng hạt nơtron và proton lần lượt là 1,00867u và 1,00728u; $1u=931,5MeV/c^{2}$. Khối lượng hạt U235 bằng

  • A. 235,00u
  • B. 234,992u
  • C. 234,128u
  • D. 234,658u

Câu 5: Năng lượng liên kết của hạt nhân đơteri là 2,2 MeV và của $_{2}^{4}\textrm{He}$ là 28 MeV. Nếu hai hạt nhân đơteri tổng hợp thành $_{2}^{4}\textrm{He}$ thì năng lượng tỏa ra là

  • A. 30,2 MeV       
  • B. 25,8 MeV
  • C. 23,6 MeV       
  • D. 19,2 MeV

Câu 6: Khối lượng nguyên tử của $_{26}^{56}\textrm{Fe}$  là 55,934939 u. Biết khối lượng proton mp = 1,00728 u. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân $_{26}^{56}\textrm{Fe}$ là

  • A. 7,49 MeV/nuclôn       
  • B. 7,95 MeV/ nuclôn
  • C. 8,55 MeV/nuclôn       
  • D. 8,72 MeV/nuclôn

Câu 7: Năng lượng liên kết của các hạt nhân $_{2}^{4}\textrm{He}$; $_{55}^{142}\textrm{Cs}$; $_{40}^{90}\textrm{Zr}$và $_{92}^{235}\textrm{U}$ lần lượt là 28,4 MeV ; 1178 MeV ; 783 MeV và 1786 MeV. Hạt nhân bền vững nhất trong số các hạt nhân này là

  • A. $_{55}^{142}\textrm{Cs}$   
  • B. $_{2}^{4}\textrm{He}$
  • C. $_{40}^{90}\textrm{Zr}$     
  • D. $_{92}^{235}\textrm{U}$

Câu 8: Cho khối lượng hạt nhân sắt $_{26}^{56}\textrm{Fe}$ là 55,9207 u, khối lượng êlectron là $m_{e} = 0,000549$ u. Khối lượng của nguyên tử sắt $_{26}^{56}\textrm{Fe}$ là

  • A. 55,934974 u       
  • B. 55,951444 u
  • C. 56,163445 u       
  • D. 55,977962 u

Câu 9: Khi so sánh mức độ bền vững của hạt nhân A và B, người ta dựa vào

  • A. cấu hình electron
  • B. khối lượng nguyên tử
  • C. độ hụt khối
  • D. năng lượng liên kết hạt nhân

Câu 10: Năng lượng liên kết của các hạt nhân $_{2}^{4}\textrm{He}$ ; $_{1}^{2}\textrm{D}$ ; $_{58}^{140}\textrm{Ce}$ và $_{92}^{235}\textrm{U}$ lần lượt là 28,3 MeV ; 2,2 MeV ; 1183 MeV và 1786 MeV. Hạt nhân bền vững nhất là

  • A. $_{58}^{140}\textrm{Ce}$     
  • B. $_{2}^{4}\textrm{He}$
  • C. $_{1}^{2}\textrm{D}$      
  • D. $_{92}^{235}\textrm{U}$

Câu 11: Biết khối lượng các hạt là: $m_{p}=1,00728$ u ,$m_{n}=1,00867$ u,$m_{e}=0,000549$ u. Độ hụt khối của hạt nhân $_{6}^{12}\textrm{C}$ là

  • A. 12,09 u       
  • B. 0,0159 u
  • C. 0,604 u       
  • D. 0,0957 u

Câu 12: Trong bốn hạt nhân $_{2}^{4}\textrm{He}, _{6}^{12}\textrm{C}, _{30}^{64}\textrm{Zn}, _{82}^{206}\textrm{Pb}$, hạt nhân có năng lượng liên kết riêng lớn nhất là

  • A. $_{30}^{64}\textrm{Zn}$
  • B. $_{2}^{4}\textrm{He}$
  • C. $_{6}^{12}\textrm{C}$
  • D. $_{82}^{206}\textrm{Pb}$

Câu 13: Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân α là 28,4 MeV của hạt nhân $_{8}^{16}\textrm{O}$ là 128 MeV. Hạt nhân $_{8}^{16}\textrm{O}$ bền vững hơn α vì

  • A. năng lượng liên kết của hạt nhân $_{8}^{16}\textrm{O}$ lớn hơn hạt α
  • B. số khối hạt nhân $_{8}^{16}\textrm{O}$ lớn hơn số khối hạt α
  • C. năng lượng liên kết riêng của hạt nhân $_{8}^{16}\textrm{O}$ lớn hơn hạt α
  • D. điện tích của hạt nhân $_{8}^{16}\textrm{O}$ lớn hơn hạt α

Câu 14: Dùng hạt α bắn phát hạt nhân $_{13}^{27}\textrm{Al}$ ta có phản ứng : $_{13}^{27}\textrm{Al}$+α→$_{15}^{30}\textrm{P}$+n. Biết mα=4,0015 u ; mAl=26,974 u ; mp=29,970 u ; mn=1,0087 u;1 u=931 4MeV/c^{2}$. Tốc độ tối thiểu của hạt α để phản ứng trên xảy ra là

  • A. $1,44.10^{7}$ m/s       
  • B. $1,2.10^{7}$ m/s
  • C. $7,2.10^{6}$ m/s       
  • D. $6.10^{6}$ m/s

Câu 15: Biết khối lượng hạt nhân $_{6}^{12}\textrm{C}$ là mC = 11,9967 u, mα = 4,0015 u. Cho 1 $uc^{2}$ = 931,5 MeV. Năng lượng tối thiểu để phân chia hạt nhân $_{6}^{12}\textrm{C}$ thành ba hạt α là

  • A. 6,27 MeV       
  • B. 7,26 MeV
  • C. 8,12 MeV       
  • D. 9,46 MeV

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lý 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lý 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: DAO ĐỘNG

CHƯƠNG 2: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM

CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

CHƯƠNG 4: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

CHƯƠNG 5: SÓNG ÁNH SÁNG

CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

CHƯƠNG 7: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.