Câu 1: Trong quá trình phóng xạ của một chất, số hạt nhân phóng xạ
- A. giảm đều theo thời gian
- B. giảm theo đường hypebol
- C. không giảm
-
D. giảm theo quy luật hàm số mũ
Câu 2: Chọn ý sai. Một ứng dụng của tia gamma là dùng để
- A. tiệt trùng nông sản
- B. chụp ảnh
- C. chữa bênh ung thư
-
D. sấy, sưởi
Câu 3: Phóng xạ có hạt nhân con tiến một ô so với hạt nhân mẹ là
- A. phóng xạ $\alpha $
-
B. phóng xạ $\beta ^{-}$
- C. phóng xạ $\beta ^{+}$
- D. phóng xạ $\gamma $
Câu 4: Thời gian τ để số hạt nhân phóng xạ giảm đi e = 2,7 lần là τ=1/λ, trong đó λ là hằng số phóng xạ. So với số hạt nhân ban đầu, sau khoảng thời gian t = 2τ số hạt nhân nguyên tử của chất phóng xạ còn lại chiếm
- A. 37%
- B. 18,5%
- C. 81,5%
-
D. 13,7%
Câu 5: Có hai khối chất phóng xạ A và B với chu kì phóng xạ lần lượt là T1 và T2. Biết T2 < T1. Số hạt nhân ban đầu trong hai khối chất ấy lần lượt là No và 4No. Thời gian để số lượng hai hạt nhân A và B của hai khối chất còn lại bằng nhau là
-
A. $\frac{2T1T2}{T1-T2}$
- B. $\frac{T1T2}{T1-T2}$
- C. $\frac{2T1T2}{T1+T2}$
- D. $\sqrt{T1T2}$
Câu 6: Chọn phát biểu sai
- A. trong phóng xạ $\beta ^{+}$, số nuclon của hạt nhân con bằng tổng số nuclon của hạt nhân mẹ
-
B. trong chuỗi phóng xạ $\alpha, \beta, \gamma $ đều có sự biến đổi hạt nhân thành một hạt nhân khác
- C. phản ứng phóng xạ luôn là một phản ứng hạt nhân toả năng lượng
- D. trong phóng xạ $\beta ^{-}$, số proton của hạt nhân con lớn hơn số proton của hạt nhân mẹ
Câu 7: Trong phóng xạ $\beta ^{-}$
- A. có tia phóng xạ là pozitron
-
B. có hạt nhân con lùi một ô trong bảng phân loại tuần hoàn
-
C. có sự biến đổi một notron thành một proton
- D. hạt nhân con có số khối nhỏ hơn số khối của hạt nhân mẹ
Câu 8: Chất phóng xạ pôlôni $_{84}^{210}\textrm{Po}$ phát ra phóng xạ α và biến đổi thành chì $_{82}^{206}\textrm{Pb}$. Cho biết $m_{Po} = 209,9828u ; m_{Pb} = 205,9744u ; m_{\alpha }=4,0026u$ và $u = 931,5 MeV/c^{2}$. Năng lượng tỉa ra khi 1 mg pôlôni phân rã hết là
- A. $2,48.10^{6}$ J
- B. $2,48.10^{5} J
-
C. $1,24.10^{7} J
- D. $1,24.10^{6} J
Câu 9: Chu kì bán rã của một chất phóng xạ
- A. giảm theo quy luật của hàm số mũ
- B. cứ sau một khoảng thời gian thì giảm một nửa
-
C. không thay đổi theo
- D. thay đổi theo khối lượng chất phóng xạ
Câu 10: Phóng xạ không có đặc tính nào sau đây?
- A. là một quá trình biến đổi hạt nhân
- B. là một quá trình ngẫu nhiên
- C. có tính tự phát
-
D. thời điểm phân huỷ của hạt nhân phóng xạ là xác định
Câu 11: Một chất phóng xạ X có hằng số phóng xạ $\lambda $. Ở thời điểm to=0, có No hạt nhân X. Tính từ thời điểm to đến t, số hạt nhân của chất phóng xạ X bị phân rã là
- A. $N_{0}e^{-\lambda t}$
- B. $N_{0}(1-e^{\lambda t})$
-
C. $N_{0}(1-e^{-\lambda t})$
- D. $N_{0}(1-\lambda t)$
Câu 12: Chọn phát biểu sai
- A. chất phóng xạ là một nguồn năng lượng
- B. quá trình phóng xạ có bản chất là một quá trình biến đổi hạt nhân
- C. quá trình phóng xạ có tính tự phát và không chịu tác động từ bên ngoài
-
D. sự phóng xạ của một hạt nhân phóng xạ có thời điểm phân huỷ xác định
Câu 13: Trong các tia phóng xạ, tia đâm xuyên mạnh nhất là
- A. $\alpha $
-
B. $\gamma $
- C. $\beta ^{-}$
- D. $\beta ^{+}$
Câu 14: Chọn ý sai. Tia gamma
- A. thực chất là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn (dưới 0,01nm)
- B. là chùm hạt proton có năng lượng cao
- C. không bị lệch trong điện trường
-
D. chỉ được phát ra từ phân rã
Câu 15: Để đo chu kì bán rã của chất phóng xạ, người ta dùng máy đếm xung. Bắt đầu đếm từ to=0 đến t1=1h, máy đếm được X1 xung, đến s=2h máy đếm được X2=1,25X1. Chu kì của chất phóng xạ đó là
- A. 60 phút
- B. 45 phút
-
C. 30 phút
- D. 15 phút
Câu 16: Pôlôni $_{84}^{210}\textrm{Po}$ là chất phóng xa tia α. Chu kì bán rã của Po là 138 ngày đêm. Hằng số phsong xạ của pôlôni là
- A. $7,2.10^{-3}$ s-1
-
B. $5,8.10^{-8}$ s-1
- C. $5,02.10^{-3}$ s-1
- D. $4,02.10^{-8}$ s-1
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. tia $\beta ^{+}$ gồm các hạt có cùng khối lượng với electron và mang điện tích nguyên tố dương
-
B. Tia $\beta ^{-}$ gồm các hạt electron nên được phóng ra từ vỏ nguyên tử
- C. tia $\alpha $ lệch trong điện trường ít hơn tia $\beta $
- D. Tia $\alpha $ gồm các hạt nhân nguyên tử heli
Câu 18: Xét sự phóng xạ α : A → B + α
Biết hạt nhân mẹ A lúc đầu đứng yên. So sánh động năng của các hạt sau phóng xạ ta thấy:
- A. $\frac{W_{B}}{W_{\alpha }}=\frac{m_{B}}{m_{\alpha }}$
-
B. $\frac{W_{B}}{W_{\alpha }}=\frac{m_{\alpha }}{m_{B}}$
- C. $\frac{W_{B}}{W_{\alpha }}=\left (\frac{v_{B}}{v_{\alpha }}\right )^{2}$
Câu 19: Chọn phát biểu sai:
- A. Tia $\beta ^{+}$ bị lệch về phía bản âm của tụ điện
-
B. Tia $\beta ^{-}$ có thể xuyên qua tấm chì dày cỡ vài xentimet
- C. Tia $\beta$ có tầm bay xa hơn tia $\alpha $
- D. Tia $\beta ^{-}$ ion hoá không khí kém hơn tia $\alpha $
Câu 20: Trong phóng xạ của hạt nhân $_{88}^{226}\textrm{Ra}$, từ hạt nhân có một hạt α khi bay ra với động năng là 4,78 MeV. Năng lượng tỏa ra trong phóng xạ này xấp xỉ bằng
- A. 85,2 MeV
- B. 4,97 MeV
-
C. 4,86 MeV
- D. 4,69 MeV
Câu 21: Tìm ý sai
Trong phóng xạ $\alpha $
- A. số hạt sinh ra bằng số hạt nhân mẹ phân rã
-
B. khối lượng chất bền tạo thành bằng khối lượng chất phóng xạ đã phân rã
- C. cứ sau một khoảng thời gian nhất định thì số hạt nhân mẹ giảm còn một nửa
- D. số hạt nhân con bằng số hạt $\alpha $
Câu 22: Có hai chất phóng xạ A và B với hằng số phóng xạ là λ1, λ2 với λ2=2λ1. Lúc đầu chúng có khối lượng tương ứng là mo và 2mo. Khối lựng của chúng bằng nhau sau một khoảng thời gian là
-
A. $t=\frac{ln2}{\lambda _{1}}$
- B. $t=\frac{ln4}{\lambda _{1}}$
- C. $t=\frac{1}{ln2 \lambda _{1}}$
- D. $t=\frac{ln2}{2 \lambda _{1}}$