Câu 1: Phát biểu nào dưới đây về năng lượng trong mạch dao động LC là không đúng?
- A. Năng lượng của mạch dao động gồm có năng lượng điện trường tập trung ở tụ điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.
-
B. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên điều hoà với tần số của dòng điện xoay chiều trong mạch.
- C. Khi năng lượng điện trường trong tụ giảm thì năng lượng từ trường trong cuộn cảm tăng lên và ngược lại.
- D. Tại mọi thời điểm, tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường là không đổi, nói cách khác, năng lượng của mạch dao động được bảo toàn.
Câu 2: Khi cường độ dòng điện trong một mạch dao động LC lí tưởng có giá trị bằng giá trị hiệu dụng thì
-
A. Năng lượng điện trường trong mạch có giá trị bằng năng lượng từ trường
- B. Năng lượng điện trường trong mạch đạt giá trị cực đại
- C. Năng lượng điện trường trong mạch đạt giá trị cực tiểu
- D. Năng lượng từ trường trong mạch đạt giá trị cực đại
Câu 3: Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi tăng điện dung của tụ điện lên 4 lần thì chu kì dao động của mạch:
- A. tăng lên 4 lần.
-
B. tăng lên 2 lần.
- C. giảm đi 4 lần.
- D. giảm đi 2 lần.
Câu 4: Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 2mH và tụ điện có điện dung C = 0,2 μF. Biết dây dẫn có điện trở thuần không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Chu kì dao động điện từ riêng trong mạch là:
- A. 6,28.10$^{-4}$s.
- B. 12,57.10$^{-4}$s.
- C. 6,28.10$^{-5}$s.
-
D. 12,57.10$^{-5}$s.
Câu 5: Khi một mạch dao động lí tưởng (gồm cuộn cảm thuần và tụ điện) hoạt động mà không có tiêu hao năng lượng thì
-
A. ở thời điểm năng lượng điện trường của mạch cực đại thì năng lượng từ trường của mạch bằng không.
- B. cường độ điện trường trong tụ điện tỉ lệ nghịch với điện tích của tụ điện.
- C. ở mọi thời điểm trong mạch chỉ có năng lượng điện trường.
- D. cảm ứng từ trong cuộn dây tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện qua cuộn dây.
Câu 6: Nhận xét nào sau đây về đặc điểm của mạch dao động điện từ điều hoà LC là không đúng?
- A. Điện tích trong mạch biến thiên điều hoà.
- B. Năng lượng điện trường tập trung chủ yếu ở tụ điện.
- C. Năng lượng từ trường tập trung chủ yếu ở cuộn cảm.
-
D. Tần số dao động của mạch phụ thuộc vào điện tích của tụ điện.
Câu 7: Trong mạch dao động điện từ LC lí tưởng, mạch dao động với tần số là f thì năng lượng điện trường của tụ và năng lượng từ trường của cuộn dây biến thiến tuần hoàn:
- A. cùng tần số f’ = f và cùng pha với nhau.
- B. cùng tần số f’ = 2f và cùng pha với nhau.
-
C. cùng tần số f’ = 2f và ngược pha với nhau.
- D. cùng tần số f’ = f và ngược pha với nhau
Câu 8: Chọn câu kết luận đúng trong các câu dưới đây
-
A. Năng lượng điện trường của tụ điệntại mỗi thời điểm t được tính bởi: Wđ = Q0$^{2}$sin$^{2}$ω/2C. Trong đó Q0 là điện tích ban đầu của tụ điện sau khi được tích điện.
- B. Năng lượng từ trường của cuộn cảm tại mỗi thời điểm t được tính bởi: Wt = Lw$^{2}$eQ0$^{2}$cosωt . Trong đó Q0 là điện tích ban đầu của tụ điện sau khi được tích điện.
- C. Tại mọi thời điểm, tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường trong mạch dao động là không thay đổi. Năng lượng của mạch dao động được bảo toàn và có độ lớn: W = Wđ + Wt = Q0$^{2}$/LC
- D. Khi cuộn cảm có điện trở đáng kể thì một phần năng lượng ban đầu bị chuyển hóa thành nội năng nên dao động tắt dần, có biên độ và tần số dao động giảm dần theo thời gian.
Câu 9: Mạch dao động LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 1 mH và một tụ điện có điện dung thay đổi được. Để mạch có thể cộng hưởng với các tần số từ 2 MHz đến 5 MHz thì điện dung của tụ phải thay đổi trong khoảng
- A. 100 μF ≤ C ≤ 625 μF
- B. 10 nF ≤ C ≤ 62,5 pF
-
C. 1 pF ≤ C ≤ 6,25 pF
- D. 0,1 μF ≤ C ≤ 6,25 μF
Câu 10: Mạch dao động điện từ điều hoà LC gồm tụ điện C = 30nF và cuộn cảm L = 25mH. Nạp điện cho tụ điện đến hiệu điện thế 4,8V rồi cho tụ phóng điện qua cuộn cảm, cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là:
-
A. 3,72mA.
- B. 4,28mA.
- C. 5,20mA.
- D. 6,34mA.
Câu 11: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm cuộn cảm L = 0,4mH và một tụ xoay Cx. Biết rằng mạch này có thể thu được dải sóng ngắn có bước sóng từ λ1 = 10m đến λ2 = 60m. Miền biến thiên điện dung của tụ xoay Cx là:
- A. 0,7pF ≤ Cx ≤ 25pF.
-
B. 0,07pF ≤ Cx ≤ 2,5pF.
- C. 0,14pF ≤ Cx ≤ 5,04pF.
- D. 7pF ≤ Cx ≤ 252pF.
Câu 12: Trong mạch LC lý tưởng đang có dao động điện từ điều hòa với tần số 500 Hz. Cường độ dòng điện hiệu dụng đo được trên mạch là 4π$\sqrt{2}$ mA. Thời điểm ban đầu, cường độ dòng điện trên mạch có giá trị bằng 0 và đang tăng. Điện tích trên tụ đạt giá trị 4 μC lần thứ 3 tại thời điểm
-
A. t = 8/3 ms.
- B. t = 12,5 ms.
- C. t = 4,5 ms.
- D. t = 19/3 ms.
Câu 13: Trong mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đang có dao động điện từ tự do. Biết hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là U0. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ là U0/2 thì cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng
- A. $\frac{1}{2}$U$_{0}$.$\frac{3L}{C}$
- B. $\frac{1}{2}$U$_{0}$.$\frac{5C}{L}$
- C. $\frac{1}{2}$U$_{0}$.$\frac{5L}{C}$
-
D. $\frac{1}{2}$U$_{0}$.$\frac{3C}{L}$
Câu 14: Chọn câu đúng.
-
A. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn theo một tần số chung.
- B. Năng lượng điện luôn luôn bằng năng lượng từ.
- C. Năng lượng của mạch dao động gồm năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm và năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện.
- D. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên theo hàm bậc nhất đối với thời gian.
Câu 15: Một sóng cơ được mô tả bởi phương trình u=Acos(2πft−2πxλ)cm. Tốc độ cực đại của các phần tử môi trường gấp 4 lần tốc độ truyền sóng khi
- A. 4λ= πA
- B. 8λ= πA
-
C. 2λ= πA
- D. 6λ= πA
Câu 16: Người ta dùng cách nào sau đây để duy trì dao động điện từ trong mạch với tần số riêng của nó?
- A. Đặt vào mạch một hiệu điện thế xoay chiều.
- B. Đặt vào mạch một hiệu điện thế một chiều không đổi.
-
C. Dùng máy phát dao động điện từ điều hoà.
- D. Tăng thêm điện trở của mạch dao động.
Câu 17: Xét hai mạch dao động điện từ lí tưởng. Chu kì dao động riêng của mạch thứ nhất là T1, của mạch thứ hai là T2 = 2T1. Ban đầu điện tích trên mỗi bản tụ điện có độ lớn cực đại Q0. Sau đó mỗi tụ điện phóng điện qua cuộn cảm của mạch. Khi điện tích trên mỗi bản tụ của hai mạch đều có độ lớn bằng q (0 < q < Q0) thì tỉ số độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ nhất và độ lớn cường độ dòng điện trong mạch thứ hai là
-
A. 2.
- B. 4.
- C. 0,5.
- D. 0,25
Câu 18: Hai tụ điện C1 = C2 mắc song song. Nối hai đầu bộ tụ với ắc qui có suất điện động E = 6V để nạp điện cho các tụ rồi ngắt ra và nối với cuộn dây thuần cảm L để tạo thành mạch dao động. Sau khi dao động trong mạch đã ổn định, tại thời điểm dòng điện qua cuộn dây có độ lớn bằng một nữa giá trị dòng điện cực đại, người ta ngắt khóa K để cho mạch nhánh chứa tụ C2 hở. Kể từ đó, hiệu điện thế cực đại trên tụ còn lại C1 là:
- A. 3$\sqrt{3}$.
- B. 3.
-
C. 3$\sqrt{5}$.
- D. $\sqrt{2}$.
Câu 19: Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i = 0,02cos2000t(A). Tụ điện trong mạch có điện dung 5μF. Độ tự cảm của cuộn cảm là
-
A. L = 50mH.
- B. L = 50H.
- C. L = 5.10$^{-6}$H.
- D. L = 5.10$^{-8}$H.
Câu 20: Mạch dao động tự do LC có L = 40 mH, C = 5 μF, năng lượng điện từ trong mạch là 3,6.10-4 J. Tại thời điểm hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 8 V, năng lượng điện trường và cường độ dòng điện trong mạch lần lượt là
-
A. 1,6.10$^{-4}$ J; 0,05 A
- B. 1,6.10$^{-4}$ J; 0,1 A
- C. 2.10$^{-4}$ J; 0,05 A
- D. 2.10$^{-4}$ J; 0,1 A