Trắc nghiệm vật lý 12 bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm

Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 12 bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Khi nói về sóng âm. Chọn câu sai

  • A. Tốc độ truyền âm trong môi trường tỉ lệ với tần số âm
  • B. Âm nghe được có cùng bản chất siêu âm với hạ âm
  • C. Âm sắc, độ cao, độ to là những đặc trưng sinh lý của âm
  • D. Sóng âm là các sóng cơ truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí

Câu 2: Tìm câu trả lời không đúng trong các câu sau

  • A. Đối với tai con người, cường độ âm càng lớn thì cảm giác âm càng to.
  • B. Độ to của âm tỉ lệ thuận với cường độ âm.
  • C. Tai con người nghe âm cao cảm giác “to” hơn nghe âm trầm khi chúng có cùng cường độ.
  • D. Ngưỡng nghe thấy thay đổi tùy theo tần số âm.

Câu 3: Để so sánh sự vỗ cánh nhanh hay chậm của một con ong với một con muỗi, người ta có thể dựa vào đặc tính sinh lí nào của âm do cánh của chúng phát ra

  • A. Độ cao       
  • B. Độ to       
  • C. Cường độ âm       
  • D. Âm sắc

Câu 4: Có hai nguồn sóng âm kết hợp đặt cách nhau một khoảng 5 m dao động ngược pha nhau. Trong khoảng giữa hai nguồn âm, người ta thấy 9 vị trí âm có độ to cực tiểu. Biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Tần số f của âm có giá trị thỏa mãn điều kiện nào nêu dưới đây?

  • A. 272 Hz < f < 350 Hz.       
  • B. 136 Hz < f < 530 Hz.
  • C. 86 Hz < f < 350 Hz.       
  • D. 125 Hz < f < 195 Hz.

Câu 5: Hai nguồn âm giống nhau đều coi là nguồn điểm đặt cách nhau một khoảng nào đó. Chúng phát ra âm có tần số f = 2200 Hz. Tốc độ truyền âm bằng 330 m/s. Trên đường thẳng nối giữa hai nguồn, hai điểm mà âm nghe được to nhất và gần nhau nhất cách nhau là

  • A. 2,5 cm       
  • B. 4,5 cm       
  • C. 7,5 cm       
  • D. 1,5 cm.

Câu 6: Độ to của âm cho biết

  • A. tần số âm thanh lớn hơn bao nhiêu lần so với một tần số chuẩn nào đó.
  • B. tần số âm thanh lớn hơn bao nhiêu lần so với một cường độ chuẩn nào đó.
  • C. tần số âm thanh lớn hơn bao nhiêu lần so với một tốc độ chuẩn nào đó.

  • D. bước sóng âm thanh lớn hơn bao nhiêu lần so với một bước sóng chuẩn nào đó.

Câu 7: Độ to của âm gắn liền với:

  • A.cường độ âm
  • B. biên độ dao động của âm
  • C. mức cường độ âm
  • D. tần số âm

Câu 8: Âm sắc là?

  • A. màu sắc của âm
  • B.  một tính chất giúp ta nhận biết các nguồn âm
  • C.  một đặc trưng sinh lí của âm
  • D. một đặc trưng vật lí của âm

Câu 9: Độ cao của âm gắn liền với

  • A. biên độ dao động của âm
  • B. năng lượng của âm
  • C. chu kì dao động của âm
  • D. tốc độ truyền âm

Câu 10: Tai ta cảm nhận được âm thanh khác biệt của các nốt nhạc Đô, Rê, Mi, Fa, Son, La, Si khi chúng phát ra từ một nhạc cụ nhất định là do các âm thanh này có

  • A. âm sắc khác nhau.
  • B. tần số âm khác nhau.
  • C. biên độ âm khác nhau.
  • D. cường độ âm khác nhau.

Câu 11: Hai nhạc cụ cùng phát ra hai âm ở cùng độ cao, ta phân biệt được âm của từng nhạc cụ phát ra là do:

  • A. độ to của âm do hai nhạc cụ phát ra
  • B. độ lệch pha của hai âm do hai nhạc cụ phát ra thay đổi theo thời gian
  • C. dạng đồ thị dao động của âm do hai nhạc cụ phát ra khác nhau
  • D. tần số từng nhạc cụ phát ra

Câu 12: Hai âm có âm sắc khác nhau vì chúng có

  • A. tần số khác nhau.
  • B. cường độ khác nhau.
  • C. độ cao và độ to khác nhau.
  • D. số lượng và tỉ lệ cường độ các họa âm khác nhau.

Câu 13: Chọn phát biểu sai:

  • A. Tính chất sinh lí của âm là những tính chất phân biệt các cảm giác âm mà âm gây ra ở tai người
  • B. Độ to của âm tỉ lệ với cường độ âm và tỉ lệ nghịch với tần số của âm
  • C. Âm sắc giúp ta phân biệt các âm có cùng độ cao và độ to phát ra từ các nguồn khác nhau
  • D. Độ cao của âm được đặc trưng bằng tần số của âm đó

Câu 14: Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào

  • A. cường độ âm       
  • B. độ to của âm
  • C. môi trường truyền âm
  • D. âm sắc

Câu 15: Chọn phát biểu sai:

  • A. Cảm giác về  độ to của âm không tăng tỉ lệ với cường độ âm
  • B. Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm
  • C. Âm có tần số 1000 Hz cao gấp đôi âm có đồ thị tần số 500 Hz
  • D. Tần số của âm phát ra bằng tần số dao động của mỗi nguồn âm

Câu 16: Chọn phát biểu đúng

  • A. Âm do con người phát ra có đồ thị dao động là đường hình sin
  • B. Âm do đàn ghi-ta phát ra có đồ thị dao động âm là đường hình sin
  • C. Sóng âm không có đặc tính vật lí, chỉ có các đặc tính sinh lí
  • D. Hai âm có cường độ như nhau vẫn có thể có độ to khác nhau

Câu 17: Một ống sáo có một đầu hở phát ra âm cơ bản tần số 650 Hz. Hoạ âm hình thành trong ống sáo không có giá trị nào sau đây

  • A. 2600 Hz
  • B. 1950 Hz
  • C. 3250 Hz
  • D. 5850 Hz

Câu 18: Đối với âm cơ bản và hoạ âm bậc 2 của cùng một dây đàn phát ra thì

  • A. hoạ âm bậc 2 có cường độ lớn gấp 2 lần cường độ âm cơ bản
  • B. tần số hoạ âm bậc 2 lớn gấp đôi tần số âm cơ bản
  • C. tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số hoạ âm bậc 2
  • D. vận tốc truyền âm cơ bản gấp đôi vận tốc truyền hoạ âm bậc 2

Câu 19: Một người đứng cách nguồn phát âm 8m khi công suất nguồn là P. Khi công suất nguồn giảm một nửa, người đó lại gần nguồn một đoạn bằng bao nhiêu để cảm nhận độ to như cũ

  • A. $4\sqrt{2}$ m
  • B. 4 m
  • C. 2 m
  • D. $4(2-\sqrt{2})$ m

Câu 20: Hai nhạc cụ cùng phát ra một âm cơ bản nhưng có số các họa âm và cường độ của các họa âm khác nhau thì các âm tổng hợp không thể giống nhau về

  • A. độ to       
  • B. cường độ âm       
  • C. âm sắc       
  • D. mức cường độ âm.

Câu 21: Trong bài hát “Tiếng đàn bầu” của nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc, phổ thơ Lữ Giang có những câu “...cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha ...” hay “...ôi cung thanh, cung trầm, rung lòng người sâu thẳm...”. Ở đây “ Thanh” và “ Trầm” là nói đến đặc điểm nào của âm?

  • A. Năng lượng của âm
  • B. Âm sắc của âm
  • C. Độ cao của âm
  • D. Độ to của âm

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lý 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lý 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

HỌC KỲ

CHƯƠNG 1: DAO ĐỘNG

CHƯƠNG 2: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM

CHƯƠNG 3: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

CHƯƠNG 4: DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

CHƯƠNG 5: SÓNG ÁNH SÁNG

CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG

CHƯƠNG 7: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.