Câu 1: Vật dao động điều hoà với chu kì T = 0,24 s. Tại $t_{1}$: Vật có $x_{1}=\frac{A\sqrt{3}}{2}$ và $v_{1}<0$. Tại $t_{2}=t_{1}+t_{0}(t_{2}\leq 2013T)$ thì $x_{2}=0,5A$ và $v_{2}=\sqrt{3}v_{1}$. Giá trị lớn nhất của $t_{0}$ là
- A. 483,2 s
- B. 481,5 s
-
C. 482,9 s
- D. 481,8 s
Câu 2: Một lò xo nhẹ cách điện có độ cứng k=50N/m một đầu cố định, đầu còn lại gắn vào một quả cầu nhỏ tích điện q=+5uC. Khối lượng m=200g. Quả cầu có thể dao động không ma sát dọc theo trục lò xo nằm ngang và cách điện. Tại thời điểm ban đầu t=0 kéo vật tới vị trí lò xo dãn 4cm rồi thả nhẹ đến thời điểm t=0,2s, thiết lập điện trường không đổi trong thời gian 0,2s, biết điện trường nằm ngang dọc theo trục lò xo hướng ra xa điểm có định và có độ lớn $E=10^{5}V/m$. Lấy $g=\pi ^{2}=10m/s^{2}$. Trong quá trình dao động thì tốc độ cực đại mà quả cầu đạt được là
- A. $25\pi $ cm
- B. $20\pi $ cm
-
C. $30\pi $ cm
- D. $19\pi $ cm
Câu 3: Hai dao động điều hòa cùng phương, có các phương trình dao động là: $x_{1}=2,5cos(\pi t+\frac{\pi }{3})$ (cm) và $x_{2}=2,5cos(\pi t)$ (cm)
Biên độ dao động tổng hợp là
- A. 5√3 cm.
-
B. 2,5√3 cm.
- C. 5 cm.
- D. 2,5 cm.
Câu 4: Một vật dao động điều hòa theo phương ngang, mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khi lực tác dụng lên vật có giá trị bằng 0,25 độ lớn lực cực đại tác dụng lên vật thì tỉ số giữ thế năng và động năng của con lắc là
- A. 16
- B. 15
-
C. 1/15
- D. 1/16
Câu 5: Một vật dao động điều hòa với chu kì bằng T, tại thời điểm t = 0 vật đi qua vị trí có li độ bằng một nửa biên độ và đang đi theo chiều âm của trục tọa độ. Trong thời gian 16T/3 kể từ t = 0 vật đi được quãng đường 1,29 m. Biên độ dao động của vật bằng
-
A. 6 cm
- B. 8 cm
- C. 10 cm
- D. 5 cm
Câu 6: Một con lắc lò xo thẳng đứng, đầu dưới có vật m, dao động với biên độ 6,25 cm, tỉ số giữa lực cực đại và lực cực tiểu tác dụng vào điểm treo trong quá trình dao động là 5/3; lấy g = π2 = 10 m/s2. Tần số dao động là
-
A. 1 Hz
- B. 0,5 Hz
- C. 0,25 Hz
- D. 0,75 Hz.
Câu 7: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có các phương trình dao động là: $x_{1}=A_{1}cos(\omega t+\frac{\pi }{3})$ (cm) và $x_{2}=A_{2}cos(\omega t-\frac{\pi }{2})$ (cm). Phương trình dao động tổng hợp là: x=9cos(ωt+ φ) (cm). Biên độ $A_{1}$ thay đổi được. Biết $A_{1}$ có giá trị sao cho $A_{2}$ có giá trị lớn nhất. Giá trị lớn nhất của $A_{2}$ khi đó là
- A. 9 cm.
-
B. 18 cm.
- C. 9√2 cm.
- D. 9√3 cm.
Câu 8: Trên mặt bàn nhẵn có một con lắc lò xo nằm ngang với quả cầu có khối lượng m=100g, con lắc có thể dao động với tần số 2 Hz. Quả cầu nằm cân bằng. Tác dụng lên quả cầu một lực có hướng nằm ngang và có độ lớn bằng N trong thời gian $3.10^{-3}s$; sau đó quả cầu dao động điều hoà. Biên độ dao động của quả cầu xấp xỉ
-
A. 4.8 cm
- B. 0,6 cm
- C. 6,7 cm
- D. 10 cm
Câu 9: Một con lắc đơn có chiều dài 1 m, đầu trên cố định đầu dưới gắn với vật nặng có khối lượng m. Ở thời điểm ban đầu đưa con lắc lệch khỏi vị trí cân băng ,một góc $\alpha = 0.09 rad$, rồi thả nhẹ khi con lắc vừa qua vị trí cân băng thì sợi dây bị đứt. Bỏ qua mọi sức cản. lấy $g=10 m/s^{2}$. Vật m cách mặt đất một khoảng đủ lớn. Tốc độ của vật nặng ở thời điểm 0,55 s kế từ khi thả vật có giả trị xấp xỉ bằng:
- A.5,507 m/s.
-
B.0,575 m/s.
- C. 5,41 m/s.
- D. 0,282 m/s.
Câu 10: Một chất điểm dao động điều hòa với tấn số 3 Hz trên quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 12 cm. Vận tốc của chất điểm có độ lớn cực đại bằng
- A. 30 cm/s
- B. 20 cm/s.
-
C. 113 cm/s
- D. 0,52 m/s
Câu 11: Một dao động điều hòa mà tại ba thời điểm liên tiếp $t_{1},t_{2},t_{3}$ với $t_{3}-t_{1}=2(t_{3}-t_{2})=0,1\pi (s)$, gia tốc có cùng độ lớn a_{1}=-a_{2}=-a_{3}=1m/s^{2}$ thì tốc độ cực đại của dao động là
- A. $20\sqrt{2}$ cm/s
- B. $40\sqrt{2}$ cm/s
-
C. $10\sqrt{2}$ cm/s
- D. $40\sqrt{5}$ cm/s
Câu 12: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình $x=Acos(\frac{2\pi }{T}t)-\frac{\pi }{2}$ (cm). Tính từ thời điểm t=0 đến thời điểm 0,25T tỷ số giữa ba quãng đường liên tiếp mà chất điểm đi được trong cùng một khoảng thời gian là
- A. $\sqrt{3}:1:(2-\sqrt{3})$
-
B. $(\sqrt{3}+1):2:(\sqrt{3}-1)$
- C. $(\sqrt{3}+1):2:(2-\sqrt{3})$
- D. $\sqrt{3}:1:(\sqrt{3}-1)$
Câu 13: Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng, gốc O ở vị trí cân bằng. Tại các thời điểm $t_{1},t_{2},t_{3}$ lò xo dãn a cm, 2a cm, 3a cm tương ứng với tốc độ của vật là $v\sqrt{8}$ cm/s;$v\sqrt{6}$ cm/s;$v\sqrt{2}$ cm/s. Tỉ số giữa thời gian lò xo nén và lò xo dãn trong một chu kì gần với giá trị nào nhất sau đây
- A. 0,7
- B. 0,5
-
C. 0,8
- D. 0,6
Câu 14: Gọi M, N, I là các điểm trên một lò xo nhẹ, được treo thẳng đứng ở điểm O định. Khi lò xo có chiều dài tự nhiên thì OM = MN = NI = 10 cm, gắn vật nhỏ vào đầu dưới I của lò xo và kích thích đề vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Trong quá trình dao động, tỉ số độ lớn lực kéo lớn nhất và độ lớn lực kéo nhỏ nhất tác dụng lên O bằng 3; Lò xo dãn đều; Khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm M và N là 12 cm. Lấy $\pi ^{2}=10$. Vật dao động với tần số là
- A. 2,9 Hz.
- B. 3,5 Hz.
- C. 1,7 Hz.
-
D. 2,5 Hz
Câu 15: Cho hệ gồm lò xo có độ cứng k=1N/cm, đầu dưới lò xo gắn hai vật M và m lần lượt có khối lượng là 400g và 200g, dây nối hai vật không dãn và có khối lượng không đáng kể. Vật m cách mặt đất $\frac{49}{45}$m. Khi đốt dây nối giữa M và m thì vật M dao động điều hoà. Hỏi từ lúc đốt dây đến khi vật m chạm đất, vật M đi được quãng đường bao nhiêu? Lấy $g=\pi ^{2}=10m/s^{2}$
- A. 11 cm.
-
B. 9cm.
- C. 16 cm.
- D. 12 cm.
Câu 16: Một chất điểm dao động điều hòa trên đoạn thẳng MN dài 12 cm với tần số 2 Hz, Chọn gốc thời gian là lúc chất điểm có li độ 3√3 cm và chuyển động ngược chiều với chiều dương đã chọn. Phương trình dao động của chất điểm là
- A. $x=6sin(4\pi t+\frac{\pi }{3})$ (cm)
-
B. $x=6có(4\pi t+\frac{\pi }{6})$ (cm)
- C. $x=6sin(4\pi t+\frac{\pi }{6})$ (cm)
- D. $x=6có(4\pi t+\frac{5\pi }{6})$ (cm)
Câu 17: Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng tại nơi có gia tốc trọng trường g. Đưa con lắc này lên thang máy đang chuyển động nhanh dần đều hướng lên trên với gia tốc a=0,1g. Độ dãn của lò xo ở vị trí cân bằng khi con lắc ở trên thang máy sẽ:
-
A. tăng 10%
- B. giảm 20%
- C. tăng 1%
- D. giảm 2%
Câu 18: Một cơ hệ gôm hai lò xo (k1= 60 N/m; k2 = 40 N/m) mắc song song, gắn với vật M. Vật M có thể chuyển động không ma sát trên thanh ngang. Khi vật M ở trạng thái cân bằng lò xo một bị nén 2 cm và lò xo hai dãn đoạn $X_{02}$ Lực đàn hồi của lò xo hai tác dụng vào vật khi vật có li độ x = 1 cm bằng
-
A. 1,6N
- B. 2,2N
- C. 1,0N
- D. 1,2N.
Câu 19: Một con lắc lò xo có chu kì 0,2s. Dùng hai lò xo giống hệt trên mắc thành một lò xo có chiều dài gấp đôi rồi mắc vào vật nặng của con lắc lò xo trên thì chu kì dao động của hệ là
- A. 0,4 s
- B. $0,1\sqrt{2}$ s
- C. 0,1 s
-
D. $0,2\sqrt{2}$ s
Câu 20: Một lò xo có độ cứng k=100N/m treo thẳng đứng, đầu dưới có vật M=1kg. Khi hệ đang cân bằng, đặt nhẹ nhàng một vật m=0,20kg lên vật M. Hệ sau đó dao động điều hoà. Tính lực đàn hồi cực đại của lò xo khi hệ dao động?. Lấy $g=10m/s^{2}$
- A. 12 N
- B. 16 N
- C. 10 N
-
D. 14 N