Trắc nghiệm văn 6 cánh diều kì II (P4)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 kì 2. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khan hiếm nước ngọt là văn bản thuộc thể loại?

  • A. Tiểu thuyết
  • B. Truyện ngắn
  • C. Văn bản nghị luận
  • D. Văn bản thông tin

Câu 2: Khan hiếm nước ngọt được in trong?

  • A. Báo Nhân Dân
  • B. Báo Nhi đồng
  • C. Báo Tuổi trẻ
  • D. Báo Đất Việt

Câu 3: Ai là tác giả văn bản Khan hiếm nước ngọt ?

  • A. Kim Hạnh Bảo
  • B. Trần Nghị Du
  • C. Hà My
  • D. Trịnh Văn

Câu 4: Nội dung chính văn bản Khan hiếm nước ngọt là gì?

  • A. Nhấn mạnh vai trò quan trọng của nước ngọt
  • B. Nêu lên hiện trạng khan hiếm nước ngọt
  • C. Nêu lên hiện trạng khan hiếm nước ngọt và nhắc nhở con người dùng hợp lí

Câu 5: Bố cục văn bản Khan hiếm nước ngọt chia ra làm mấy phần?

  • A. 1 phần
  • B. 2 phần
  • C. 3 phần
  • D. 4 phần

Câu 6: Nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Khan hiếm nước ngọt là gì?

  • A. Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc
  • B. Sử dụng nhuần nhuyễn kho tàng văn học dân gian Việt Nam
  • C. Sáng tạo tình huống truyện
  • D. Lập luận chặt chẽ cùng những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục

Câu 7: Văn bản Khan hiếm nước ngọt được xuất bản năm bao nhiêu?

  • A. 2001
  • B. 2002
  • C. 2003
  • D. 2004

Câu 8: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Khan hiếm nước ngọt là gì?

  • A. Thuyết minh
  • B. Tự sự
  • C. Nghị luận
  • D. Biểu cảm

Câu 9: Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả đồng ý với ý kiến nào sau đây?

  •  A. Nước ngọt là nguồn vô tận.
  • B. Nước ngọt không vô tận
  • C. Nước mặn không vô tận
  • D. Nước mặn là nguồn vô tận.

Câu 10: Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tại sao nhiều người lại tin rằng nước ngọt là vô tận?

  • A. Đại dương bao quanh lục địa
  • B. Mạng lưới sông chằng chịt
  • C. Hồ lớn nhiều vô kể
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 11: Trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?, tác giả đã nhắc đến ý nào khi nêu lên luận điểm “Động vật gắn liền với tuổi thơ”?

  • A. Nhiều người từng dành hàng giờ ngồi nhìn lũ kiến "hành quân".
  • B. Mẻ tôm, cá chế biến những món thanh đạm.
  • C. Con trâu kéo cày cho người nông dân.
  • D. Đàn lợn con kêu éc éc trong chuồng.

Câu 12: Trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?, tác giả đã khẳng định loài nào giống con người nhất?

  • A. Voi, hổ
  • B. Chó, mèo
  • C. Khỉ, vượn
  • D. Cá, tôm

Câu 13: Trong đoạn 2 của văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?, tác giả đã viết về những con vật nào khi viết về cuộc sống thôn quê?

  • A. Chim công, hươu, nai, gà.
  • B. Bồ câu, chó, mèo, chuột.
  • C. Sư tử, hổ, voi, chích chòe.
  • D. Gà, chim chích, bò, tôm, cá.

Câu 14: Trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?, trong hơn một thế kỉ trở lại đây động vật đang bị ảnh hưởng như thế nào?

  • A. Bị tuyệt chủng hàng loạt
  • B. Được con người thương yêu, bảo vệ
  • C. Bị đe dọa và tàn sát bởi con người

Câu 15: Trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?, tác giả đã khẳng định con người là gì?

  • A. Là loài thống trị thế giới
  • B. Là loài bá chủ địa cầu
  • C. Là loài động vật đặc biệt
  • D. Là loài động vật nhỏ bé

Câu 16: Trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?, đâu không phải dẫn chứng mà tác giả nêu trong bài khi nhắc đến cách đối xử của con người với động vật trong vài thập kỉ nay?

  • A. Nhiều loài bị con người đưa vào thí nghiệm biến đổi gen.
  • B. Số lượng các loài động vật giảm đi rõ rệt, nhiều loài trên nguy cơ tuyệt chủng.
  • C. Nhiều loài bị con người ngược đãi, săn bắt vô tổ chức và tàn sát.
  • D. Môi trường sống của động vật bị con người chiếm lĩnh, phá hoại.

Câu 17: Trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?, tác giả khẳng định con người nên làm thế nào để động vật cũng có quyền sống như con người?

  • A. Thay đổi suy nghĩ
  • B. Bảo vệ Trái Đất
  • C. Hiểu về động vật
  • D. Cả ba phương án trên

Câu 18: Trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật?, tác giả khẳng định khi nào thì con người mới không phá hoại và không làm ảnh hưởng đến động vật?

  • A. Khi loài người giàu có
  • B. Khi con người sung sướng
  • C. Khi con người hiểu được động vật

Câu 19: Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả đã phủ nhận quan điểm nào?

  • A. Nước ngọt là nguồn vô tận.
  • B. Nước ngọt không vô tận.
  • C. Nước mặn không vô tận.
  • D. Nước mặn là nguồn vô tận.

Câu 20: Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả khẳng định hầu hết nguồn nước trên hành tinh của chúng ta là nước gì?

  • A. Nước mặn
  • B. Nước ngọt
  • C. Nước ô nhiễm
  • D. Nước mưa

Câu 21: Theo Tổ chức Y tế thế giới, số lượng người sống trong cảnh sinh hoạt thiếu nước ngọt là bao nhiêu?

  • A. Hơn 2 tỉ người
  • B. Hơn 20 tỉ người
  • C. Hơn 12 tỉ người
  • D. 2 tỉ người

Câu 22: Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả cho biết nước ngọt trên hành tinh chủ yếu phân bố ở đâu?

  • A. Bắc Cực, Nam Cực, dãy Hi-ma-lay-a
  • B. Các sa mạc lớn
  • C. Những nơi có dân cư sinh sống
  • D. Trong các thành phố lớn

Câu 23: Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, nguồn nước ngọt trên thế giới phân bố như thế nào?

  • A. Đồng đều
  • B. Thưa thớt
  • C. Chằng chịt
  • D. Không đồng đều

Câu 24: Đâu là lời nhắn nhủ của tác giả văn bản Khan hiếm nước ngọt?

  • A. Cần dừng ngay hành động khai thác nước ngọt.
  • B. Phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí nguồn nước.
  • C. Nước ngọt là nguồn vô tận trên hành tinh.
  • D. Nước mặn và nước ngọt khác nhau.

Câu 25: Trong văn bản Khan hiếm nước ngọt, tác giả đã dẫn ra khu vực nào ở nước ta khan hiếm nguồn nước?

  • A. Thanh Hóa, Nghệ An
  • B. Nam Định, Hải Phòng
  • C. Đồng Văn, Hà Giang
  • D. Đông Anh, Hà Nội

Câu 26: Qua văn bản Khan hiếm nước ngọt, người viết thể hiện thái độ như thế nào đối với vấn đề nước ngọt?

  • A. Trân trọng nước ngọt và tôn vinh con người
  • B. Trân trọng nước ngọt và phê phán hành động lãng phí nước
  • C. Trân trọng nước ngọt và khuyến khích mọi người dùng nguồn nước thoải mái nhất

Câu 27: Từ Hán Việt là những từ như thế nào?

  • A. Là những từ được mượn từ tiếng Hán
  • B. Là từ được mượn từ tiếng Hán, trong đó tiếng để cấu tạo từ Hán Việt được gọi là yếu tố Hán Việt
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 28: Khi sử dụng từ mượn Hán Việt, cần chú ý tới ngữ cảnh sử dụng, mục đích và đối 

tượng giao tiếp, tránh việc lạm dụng từ Hán Việt, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 29: Từ ghép Hán Việt có mấy loại chính?

  • A. 2 
  • B. 3 
  • C. 4 
  • D. 5 

Câu 30: Trong nhiều trường hợp, từ Hán Việt dùng để làm gì?

  • A. Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính
  • B. Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ
  • C. Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa
  • D. Cả 3 đáp án trên

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ