[Cánh diều] Trắc nghiệm văn 6 tập 2 bài 9: Truyện (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 bài 9: Truyện sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhân vật kể chuyện là người anh trai có tác dụng gì?

  • A. Nói rõ được tình cảm gia đình
  • B. Trình bày đầy đủ tài năng của người em gái
  • C. Trình bày được rõ nét tư tưởng tình cảm, trạng thái của người anh
  • D. Cả 3 phương án trên

Câu 2: Lý do nào thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện Bức tranh của em gái tôi?

  • A. Người anh trai là người kể lại câu chuyện
  • B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái
  • C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh
  • D. Truyện kể về người anh, cô em có tài hội họa

Câu 3: Trong văn bản Bức tranh của em gái tôi, trước đó, người anh có thái độ gì với em gái?

  • A. Bực bội, khó chịu vì em gái hay lục lọi
  • B. Kẻ cả, xem thường, cho là em nghịch ngợm
  • C. Lấy làm lạ, bí mật theo dõi em
  • D. Ngăn cản không cho em nghịch

Câu 4: Khi tài năng của cô em được phát hiện, người anh có thái độ ra sao?

  • A. Chê bai, không thèm quan tâm tranh của em
  • B. Ghét bỏ, luôn luôn mắng em vô cớ
  • C. Buồn bã, khó chịu, gắt gỏng, không còn thân với em như trước
  • D. Vui mừng vì em có tài

Câu 5: Trình tự diễn biến tâm trạng của người anh khi xem bức tranh em gái vẽ mình?

  • A. Hãnh diện, tự hào, vui vẻ
  • B. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện
  • C. Tức tối, xấu hổ, hành diện,
  • D. Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ

Câu 6: Qua đoạn trích Bức tranh của em gái tôi, nhận định đúng nhất về nhân vật người anh khi chưa nhận ra lỗi lầm?

  • A. Tự tin, dũng cảm
  • B. Tự phụ, kiêu căng
  • C. Ích kỉ, nhỏ nhen
  • D. Hung hăng, xốc nổi

Câu 7: Nhận xét nào không đúng về nhân vật Kiều Phương?

  • A. Hồn nhiên, hiếu động
  • B. Tài hội họa hiếm có
  • C. Tình cảm trong sáng nhân hậu
  • D. Không quan tâm đến anh

Câu 8: Vì sao người anh thấy xấu hổ khi nhìn thấy bức tranh em gái vẽ mình?

  • A. Em gái mình vẽ không đẹp
  • B. Em gái mình vẽ đẹp hơn bình thường
  • C. Em gái mình vẽ bằng tâm hồn trong sáng, nhân hậu
  • D. Em gái vẽ sai về mình

Câu 9: Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi?

  • A.Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác
  • B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác
  • C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân
  • D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác

Câu 10: Nhận định nào dưới đây, em thấy không đúng về truyện Bức tranh của em gái tôi?

  • A. Truyện viết cho thiếu nhi
  • B. Truyện viết về loài vật
  • C. Truyện mượn tình huống để đưa ra bài học ứng xử
  • D. Truyện đề cao tình cảm gia đình

Câu 11: Trong văn bản Điều không tính trước, nguyên nhân dẫn đến sự việc “Tôi chuẩn bị đánh nhau” là gì?

  • A. Xích mích vì một bạn gái.
  • B. Xích mích trong một trận chơi bi.
  • C. Xích mích trong một trận bóng.
  • D. Xích mích trong gia đình.

Câu 12: Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật “tôi” bị kết vào lỗi gù trong trận đá bóng?

  • A. Việt vị
  • B. Chạm tay
  • C. Kéo người
  • D. Phạt đền

Câu 13: Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật “tôi” đã có thái độ gì khi không được công nhận bàn thắng?

  • A. Bình thản
  • B. Vui vẻ chấp nhận
  • C. Ức chế và giận tím mặt
  • D. Không quan tâm

Câu 14: Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật “tôi” đã chuẩn bị điều gì sau trận bóng?

  • A. Rèn luyện đá bóng
  • B. Trận đánh nhau
  • C. Đọc sách bóng đá
  • D. Xem thêm các trận bóng

Câu 15: Trong văn bản Điều không tính trước, nhân vật Nghi đã chuẩn bị “vũ khí” gì để đáp lại đám bạn?

  • A. Kềm
  • B. Roi
  • C. Cuốn luật bóng đá
  • D. Dây thun

Câu 16: Nhân vật Nghi là cậu bé nóng nảy, nông nổi, hiếu chiến và giải quyết mọi chuyện theo xu hướng tiêu cực, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 17: Đâu là nhận xét đúng nhất về nhân vật “tôi” trong văn bản Điều không tính trước?

  • A. Là cậu bé nóng nảy, nông nổi
  • B. Là cậu bé thông minh, hài hước
  • C. Là cậu bé tốt bụng, điềm tĩnh
  • D. Là cậu bé vui vẻ, không chấp nhặt

Câu 18: Văn bản Điều không tính trước gợi lên bài học về tình cảm nào trong cuộc sống?

  • A. Tình yêu
  • B. Tình làng xóm
  • C. Tình cảm gia đình
  • D. Tình bạn

Câu 19: Trong những câu sau, câu nào có thể tách trạng ngữ thành câu riêng?

  • A. Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em cố gắng học tập.
  • B. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã.
  • C. Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa
  • rõ nét và sinh động của nhà thơ.
  • D. Bố cháu đã hi sinh năm 72.

Câu 20: Trạng ngữ “ Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

  • A. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu
  • B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu
  • C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
  • D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 21: Trạng ngữ “ Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì ?

  • A. Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu
  • B. Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu
  • C. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu
  • D. Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 22: Trạng ngữ trong câu sau có ý nghĩa gì?

Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.

  • A. Chỉ thời gian
  • B. Chỉ nơi chốn
  • C. Chỉ phương tiện
  • D. Chỉ nguyên nhân

Câu 23: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao)?

  • A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai
  • B. Khi ấy
  • C. Đầu nó còn để hai trái đào
  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 24: Trong những câu sau, câu nào có trạng ngữ đứng giữa câu?

  • A. Đằng đông, trời hửng dần.
  • B. Con đã đi học từ ba năm trước, hồi mới ba tuổi vào lớp Mẫu giáo, đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn.
  • C. Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ.
  • D. Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được.

Câu 25: Dòng nào không phải là trạng ngữ trong đoạn văn sau:

"Đêm hôm lễ đại khánh, có một chàng trai thấp nhỏ mạnh khỏe, cùng ngục tốt uống rượu, nhân lúc say mà cướp anh đi. Từ đó, tôi luôn theo sát anh, chỉ mong anh lần này đi được trót lọt. Nhưng lại nghĩ trong lúc anh đang lo thoát nạn, việc không nên để ngoài biết thì tôi lại không muốn làm cho anh sợ, nên đành xa anh một đoạn đường. Khi vào làng này, tôi mất dấu anh nhưng chắc là anh vẫn ở đây".

  • A. Từ đó.
  • B. Khi vào làng này.
  • C. Đêm hôm lễ đại khánh.
  • D. Nhân lúc say mà cướp anh đi

Câu 26: Trạng ngữ "Trên dòng sông Đà" của câu "Trên dòng sông Đà, ông xuôi ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay giữ lái độ sáu chục lần cho những chuyến thuyền then đuôi én sáu chèo" (Nguyễn Tuân) biểu thị nội dung gì?

  • A. Nguyên nhân của hành động được nói đến trong câu.
  • B. Mục đích của hành động được nói đến trong câu.
  • C. Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu.
  • D. Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu.

Câu 27: Đâu là nghệ thuật nổi bật của truyện ngắn Chích bông ơi!?

  • A.Truyện lồng trong truyện
  • B. Ước lệ tượng trưng
  • C. Sử dụng tài hoa các điển cố, điển tích
  • D. Ngôi kể thứ nhất dễ dàng bộc lộ cảm xúc chân thực của nhân vật

Câu 28: Thực chất trong văn bản Chích bông ơi! có mấy câu chuyện?

  • A.2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 29: Trong văn bản Chích bông ơi!, Ò Khìn đã định làm gì khi thấy chú chim nhỏ mắc kẹt trong bụi gai?

  • A. Bắt chim ăn thịt
  • B. Nhặt và băng bó vết thương cho chú chim
  • C. Cứu chim và thả bay về trời
  • D.Bắt chim để chơi

Câu 30: Trong văn bản Chích bông ơi!, điều gì đã khiến Dế Vần bối rối?

  • A. Câu nói của con trai
  • B. Thân xác tổn thương của chú chim
  • C.Tiếng kêu hoảng hốt của chú chim
  • D. Tiếng khóc của con trai

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ