[Cánh diều] Trắc nghiệm văn 6 tập 1 bài 3: Kí (P3)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 bài 3: Kí sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Dựa vào bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, theo em, hàng năm mùa nước nổi bắt đầu vào khoảng thời gian nào?

  • A. Giữa tháng 7 đến đầu tháng 10 hàng năm
  • B. Đầu tháng 10 đến cuối tháng 12 hàng năm
  • C. Giữa tháng 8 đến cuối tháng 11 hàng năm
  • D. Đầu tháng 8 đên cuối tháng 12 hàng năm

Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ (…) để hoàn thành câu:

“Nước ta từ Bắc chí Nam đâu cũng có..., chả thế mà người ta định lấy hoa... làm quốc

hoa, chả thế mà Vietnam Airlines lại lấy hoa...làm biểu tượng sơn trên máy báy...”

  • A. sen
  • B. súng
  • C. hồng
  • D. sữa

 Câu 3: Trong các câu được đặt với từ “nhà” , câu nào không phải là nghĩa chuyển?

  • A. Ngôi nhà ấy thật rộng
  • B. Từ thời nhà Lí, nhân dân ta đã đắp đê ngăn lũ
  • C. Cả nhà tôi cùng sum họp đông đủ dịp cuối tuần
  • D. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc hợp tác với các nước

Câu 4: Trong câu “Mẹ ơi cho con mượn cái laptop của mẹ nhé!” . Từ  laptop ở đây có nghĩa là gì?

  • A. máy tính cầm tay
  • B. máy tính xách tay
  • C. máy tính cây
  • D. máy tính bảng

 

Câu 5:                    “Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một que lấy chồng lợi (1) chăng

Thầy bói gieo quẻ nói rằng

Lợi (2) thì có lợi (3) nhưng răng chẳng còn”

Trong bài cao dao trên, từ “lợi” ở ba vị trí mang ý nghĩa gì?

  • A. (1) và (2) lợi ích; (3) bộ phận của miệng
  • B. (1) lợi ích; (2) lợi lộc; (3) bộ phận của miệng
  • C. (1) lợi nhuận; (3) lợi ích; (3) bộ phận của miệng

 Câu 5: Nội dung đoạn trích là

  • A. Tình mẫu tử thiêng liêng và xúc động của một tâm hồn trẻ thơ luôn khao khát tình yêu thương
  • B. Thể hiện tình cảm đáng thương của chú bé Hồng
  • C. Nỗi buồn tủi, cay đắng của chú bé Hồng khi phải xa mẹ, chịu sự khắc nghiệt của họ hàng
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 6: Tình huống truyện của văn bản Trong lòng mẹ là gì?

  • A. Cậu bé Hồng chạy theo mẹ và cùng mẹ trở về nhà.
  • B. Cậu bé Hồng bất hạnh, sống trong sự tàn nhẫn của họ hàng và sau đó được hạnh phúc khi gặp lại mẹ.
  • C. Mẹ cậu bé âu yếm dẫn bé Hồng về nhà.
  • D. Người cô dùng những lời lẽ cay nghiệt để nói chuyện với bé Hồng.

Câu 7: Em hiểu gì về những sự kiện được nói tới trong hồi kí?

  • A. Là những sự kiện xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến
  • B. Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu nên để thể hiện những tư tưởng nghệ thuật của mình
  • C. Là những sự kiện do nhà văn hư cấu dựa trên sự tưởng tượng, suy đoán của họ về tương lai
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8: Cảm xúc bao trùm lên đoạn trích Trong lòng mẹ là gì?

  • A. Những nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng
  • B. Những tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng
  • C. Những tủi hờn của Hồng khi gặp mẹ
  • D. Những nỗi đau sỉ nhục và tình yêu của chú bé Hồng

Câu 9: Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích Trong lòng mẹ?

  • A. Là chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát
  • B. Là chú bé dễ xúc động, tinh tế và khá nhạy cảm
  • C. Là chú bé có tình yêu thương vô bờ bến dành cho mẹ của mình
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 10: Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích Trong lòng mẹ?

  • A. Giàu chất trữ tình
  • B. Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc
  • C. Sử dụng nghệ thuật châm biếm
  • D. Có những hình ảnh so sánh độc đáo

Câu 11: Từ “tàn nhẫn” có thể được hiểu là:

  • A. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác
  • B. Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác
  • C. Hay nói xấu, làm hại đến người khác
  • D. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác

Câu 12: Câu văn nào không nói đúng ý nghĩa của hình ảnh so sánh: "Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc"

  • A. Hồng rất sợ người cô biết mình nhận nhầm mẹ
  • B. Hồng sợ mình trở thành trò cười cho lũ bạn
  • C. Hồng rất đau khổ nếu đó là sự nhận nhầm
  • D. Hồng khao khát gặp mẹ, coi được gặp mẹ là hạnh phúc

Câu 13: Từ "kịch" trong câu "Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp" có thể hiểu như nào?

  • A. Người cô cười như diễn viên
  • B. Người cô thích khôi hài
  • C. Người cô cố che giấu tâm trạng thực
  • D. Người cô diễn kịch

Câu 14: Cách hiểu nào đúng với tâm trạng Hồng được miêu tả trong câu văn: "Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm..."?

  • A. Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm
  • B. Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ
  • C. Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình
  • D. Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác

Câu 15: Hành động "Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?

  • A. Là người có trách nhiệm với chồng, với con
  • B. Là người có tình với gia đình nhà chồng
  • C. Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận
  • D. Là người hành động theo bản năng

Câu 16: Mục đích chính của tác giả khi viết: "Tôi cười dài trong tiếng khóc..." trong văn bản Trong lòng mẹ là gì?

  • A. Nói lên sự căm giận mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về việc làm của mẹ mình
  • B. Nói lên sự đồng tình của bé Hồng với những lời nói của người cô về mẹ mình
  • C. Nói lên niềm yêu thương và thông cảm đối với mẹ của bé Hồng khi nghe người cô nói về những việc làm của mẹ mình
  • D. Nói lên trạng thái tình cảm phức tạp của bé Hồng: vừa đau đớn, vừa uất ức, căm giận khi nghe những lời nói của người cô về mẹ mình

Câu 17: Hiểu thế nào về lời bé Hồng từ chối vào Thanh Hóa thăm mẹ: "Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về"?

  • A. Bé Hồng cố gắng giấu tình cảm thực của mình
  • B. Bé Hồng không muốn người cô thực hiện được rắp tâm
  • C. Bé Hồng thực sự không muốn vào
  • D. Bé Hồng hiểu dụng ý xấu xa của người cô

Câu 18: Trong tác phẩm Trong lòng mẹ, nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô tức là tác giả nhớ lại điều gì?

  • A. Sự xảo quyệt và ác độc của người cô
  • B. Cảnh ngộ thương tâm của người mẹ hiền từ
  • C. Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ
  • D. Cả B, C đều đúng

 Câu 20: Điền từ thích hợp vào chỗ (…) để hoàn thành câu:

“Giá như cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà..., mà... cho kỳ nát vụn mới thôi”

  • A. ăn – nuốt
  • B. nhai – nghiền
  • C. nhai – nghiến
  • D. nhai – nuốt 

 Câu 21: Văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa có bố cục mấy phần?

  • A.2 phần
  • B.3 phần
  • C. 4 phần
  • D. 5 phần

Câu 22: Hon-đa có đóng góp lớn cho nhân loại trong lĩnh vực nào?

  • A. Văn học
  • B. Âm nhạc
  • C. Hội họa
  • D. Phương tiện giao thông

Câu 23: Đâu là tâm trạng của Hon-đa khi nhìn thấy máy móc chuyển động?

  • A. Giật mình
  • B. Sợ hãi
  • C. Luống cuống
  • D.Sung sướng

Câu 24: Đâu không phải cảm xúc của Hon-đa khi được chứng kiến buổi biểu diễn máy bay?

  • A. Vô cùng cảm kích khi thấy máy bay bay lên
  • B. Quên hết mệt mỏi trên đường về
  • C. Ấn tượng mãi với hình ảnh người phi công
  • D.Thất vọng vì không được xem

Câu 25: Từ khi trông thấy chiếc ô tô, Hon-đa đã có ước mơ gì?

  • A.Lớn lên mua một chiếc xe
  • B. Trở thành tài xế lái xe
  • C.Tự làm một chiếc xe
  • D. Trở thành ông chủ bán xe

Câu 26: Đâu không phải là câu nói nổi tiếng của Hon-đa?

  • A. Đối với tôi, thành công chỉ đạt được khi đã trải qua nhiều thất bại và nghiền ngẫm
  • B.Thất bại là mẹ thành công
  • C. Nếu tin tưởng một cái gì đó sâu sắc, ai cũng có thể tự tìm thấy năng lực bên trong của mình
  • D. Những con người có nhiều khuyết điểm cũng là những con người có nhiều điểm đặc biệt

Câu 27: Đâu là đánh giá đúng về Hon-đa?

  • A.Là thiên tài quân sự
  • B. Là một nhà yêu nước
  • C.Là người có ý chí, biết nỗ lực
  • D. Là người tinh tế và đôn hậu

Câu 28: Nội dung chính của văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa?

  • A.Cung cấp thông tin tiểu sử về Hon-đa
  • B.Kể lại tuổi thơ và ước mộng của Hon-đa
  • C. Cuộc đời sóng gió của Hon-đa
  • D. Cách Hon-đa tạo ra chiếc xe

Câu 29: Đoạn trích dưới đây nói về nội dung gì?

Chưa được đi học, nhưng tôi rất thích chơi đùa với máy móc và động cơ. Cách nhà tôi khoảng 4 ki-lô-mét có một tiệm xay lúa. Vào thời đó, một tiệm xay có máy nổ hoạt

động như vậy là hiếm lắm. Tôi thường được ông tôi cũng đến tiệm này chơi và bị lôi cuốn bởi âm thanh “bùm chát, bùm chát” của máy nổ và luồn khói xanh có mùi dầu cháy rất khó tả. Cách đó không xa có một tiệm xẻ gỗ, ở đó có tiếng máy nổ “bùm bùm” và bánh răng cưa quay tít, tôi vẫn lân la sang ngắm nhìn và thích thú vô cùng. Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động, tôi cũng thấy sung sướng không diễn tả được.”

  • A.Tuổi thơ của nhân vật "tôi"
  • B. Kỉ niệm đi xem cuộc biểu diễn máy bay
  • C. Xuất thân của nhân vật “tôi”
  • D. Kỉ niệm học đường của nhân vật “tôi”

 Câu 30: Chiếc xe máy đầu tiên do Hon-đa chế tạo chính thức ra mắt khách hàng Nhật Bản vào năm nào?

  • A. 1945
  • B. 1946
  • C.1947
  • D. 1948

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ