Câu 1: Chi tiết thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?
-
A.Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt
- B. Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp
- C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng
- D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ
Câu 2: Chi tiết thể hiện sự khinh thường bạn của Dế Mèn?
-
A.Gọi bạn là chú mày
- B. Không cho Dế Choắt đào hang thông sang nhà mình
- C. Nằm im khi thấy Dế Choắt khi bị chị Cốc mổ
- D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc
Câu 3: Việc Dế Mèn trêu chọc chị Cốc đã dẫn đến hậu quả gì?
- A.Dế Mèn bị phá tổ
- B. Dế Choắt và chị Cốc không còn chơi với Dế Mèn
- C. Dế Mèn bị thương do chị Cốc mổ
-
D.Dế Choắt chết
Câu 4: Dế Choắt trước khi chết nói gì với Dế Mèn?
- A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân
- B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân
-
C.Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình
- D. Ở đời phải trung thực, tự tin, không sớm thì muộn cũng mang vạ vào mình
Câu 5: Đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì đặc sắc?
- A.Nghệ thuật kể chuyện
-
B.Nghệ thuật miêu tả
- C. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ
- D. Nghệ thuật tả người
Câu 6: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?
- A.Buồn rầu và sợ hãi
-
B.Thương và ăn năn hối hận
- C. Than thở và buồn phiền
- D. Nghĩ ngợi và xúc động
Câu 7: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên sử dụng hiệu quả nhất biện pháp tu từ nào?
- A. So sánh
-
B.Ẩn dụ
- C. Nhân hóa
- D. Hoán dụ
Câu 8: Tác giả đã khắc họa vẻ ngoài của Dế Mèn như thế nào?
- A. Ốm yếu, gầy gò và xanh xao
- B. Mập mạp, xấu xí và thô kệch
- C. Thân hình bình thường như bao con dế khác
-
D.Khỏe mạnh, cường tráng và đẹp đẽ
Câu 9: Tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên như thế nào?
- A. Hiền lành, tốt bụng và thích giúp đỡ người khác
- B. Khiêm tốn, đối xử hòa nhã với tất cả các con vật chung quanh
-
C.Hung hăng, kiêu ngạo, xem thường các con vật khác
- D. Hiền lành và ngại va chạm với mọi người
Câu 10: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra qua cái chết của Dế Choắt là gì?
- A. Không nên trêu ghẹo những con vật khác, nhất là họ hàng nhà Cốc.
- B. Nếu có ai nhờ mình giúp đỡ thì phải nhiệt tâm thực hiện, nếu không có ngày mình cần thì sẽ không có ai giúp đỡ.
-
C.Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân.
- D. Cần đối xử với mọi người thân thiện, hòa nhã, tránh thái độ xem thường người khác.
Câu 11: Bài học rút ra từ đoạn trích là gì?
- A. Sống ở đời phải khiêm tốn, biết nhường nhịn và cảm thông với người khác.
- B. Không được kiêu căng, tự phụ để rồi không chỉ hại mình mà còn gây vạ cho người khác.
- C. Cần phải sống đoàn kết, thân ái với mọi người xung quanh.
-
D.Tất cả đều đúng
Câu 12: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên thể hiện ở điểm nào?
- A. Truyện kể theo ngôi thứ nhất hấp dẫn.
- B. Cách quan sát, miêu tả loài vật sống động,trí tưởng tượng phong phú.
- C. Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
-
D.Tất cả đều đúng.
Câu 13: Ông lão đánh cá thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
-
A.Nhân vật hiền lành, lương thiện
- B. Nhân vật tài năng xuất chúng
- C. Nhân vật bất hạnh
- D. Nhân vật độc ác
Câu 14: Những mẩu đối thoại giữa các nhân vật có chung đặc điểm gì?
-
A.Chung một cấu trúc ngữ pháp
- B. Có rất nhiều cách thể hiện các lời thoại khác nhau
- C. Chung một lời thoại cho mỗi lần đối thoại
- D. Các cuộc đối thoại đều diễn ra với những mẩu lộn xộn
Câu 15: So với những truyện cổ dân gian đã học, em có nhận xét gì về phương thức miêu tả trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?
- A.Không xuất hiện
- B. Xuất hiện ít hơn
-
C.Xuất hiện nhiều hơn
- D. Tượng tự như những truyện khác
Câu 16: Biện pháp lặp có tác dụng như thế nào đối với truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?
- A. Làm nổi bật các mối quan hệ giữa các nhân vật
-
B.Thể hiện đầy đủ, ý đồ sáng tác của tác giả
- C. Làm nổi bật tâm lí nhân vật và chủ đề tác phẩm
- D. Tô đậm triết lí sống và quan điểm ứng xử
Câu 17: Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng được khép lại bằng hình ảnh mụ vợ của ông lão đánh cá lại ngồi bên túp lều nát và cái máng lợn sứt. Đó có phải là kết thúc có hậu không?
-
A.Có hậu
- B. Không phải cái kết có hậu
Câu 18:Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, bà vợlà người như thế nào?
-
A.Người phụ nữ nghèo khó, rất tham lam, độc ác và bội bạc.
- B. Người phụ nữ nghèo khó nhưng rất tốt bụng,
- C. Là người gian xảo, chuyên lừa đảo người khác.
- D. Là người giàu có nhưng rất tham lam.
Câu 19: Trong truyện, việc bà lão yêu cầu con cá vàng thực hiện nhiều yêu cầu quá đáng của mình đã chứng tỏ điều gì?
- A. Bà lão là người có tính kiên trì, nhẫn nại.
-
B.Bà lão rất tham lam và ham muốn quyền lực.
- C. Cá vàng là con vật rất tốt bụng.
- D. Ông lão là người rất thương vợ.
Câu 20: Vì sao lần cuối khi mụ vợ đòi làm Long Vương, cá vàng không còn đền ơn nữa?
- A. Vì cá vàng không có khả năng làm điều đó
- B. Vì cá vàng đã quá mệt mỏi
- C. Vì cá vàng thương ông lão phải đi lại nhiều lần
-
D.Vì cá vàng không thể thỏa mãn ý muốn của kẻ quá tham quyền lực
Câu 21: Bài học rút ra từ truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là
- A. Sự tham lam, bội bạc sẽ phải trả giá
- C. Trong cuộc sống cần có chính kiến, không nên quá nhu nhược, cần phân định được đúng sai.
- B. Phải biết thương yêu và quý trọng người thân trong gia đình
- C. Sống phải nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình.
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 22: Cho câu sau: Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riêng, một
cảm giác riêng, có mấy cụm danh từ?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
-
D. 4
Câu 23: Tìm cụm danh từ đủ cấu trúc ba phần trong các câu sau:
-
A. Một em học sinh lớp 6
- B. Tất cả lớp
- C. Con trâu
- D. Cô gái mắt biếc
Câu 24: Trong cụm danh từ "Tất cả những bạn học sinh lớp 6A trường Trần Phú", bộ phận nào là phần trung tâm của cụm danh từ?
- A. Học sinh lớp 6A.
- B. Học sinh.
- C. Những bạn học sinh lớp 6A.
-
D. Bạn học sinh.
Câu 25: Cả ba cô con gái là cụm từ có mấy thành phần?
- A. 2
-
B. 3
- C. 4
- D. Không xác định được
Câu 26: Cụm từ “Một vành đai phòng thủ kiên cố” có là cụm danh từ không?
-
A. Có
- B. Không
Câu 27: Trong tác phẩm Cô bé bán diêm, em bé quẹt que diêm thứ nhất, em bé tưởng chừng ngồi trước một lò sưởi. Ý nào nói đúng về mộng tưởng đó?
- A. Em mơ về một mái ấm gia đình.
- B. Em nhớ tới ngọn lửa mà bà nhen nhóm năm xưa.
- C. Đang trải qua lạnh giá rét mướt, em mơ được sưởi ấm.
-
D. Em mơ ngọn lửa và hơi ấm lò sưởi xua tan cảnh tăm tối, lạnh lẽo của đời mình.
Câu 28: Trong tác phẩm Cô bé bán diêm, các mộng tưởng của cô bé bán diêm mất đi khi nào?
- A. Khi bà nội em hiện ra.
- B. Khi trời sắp sáng.
- C. Khi em bé nghĩ đến việc sẽ bị người cha mắng.
-
D. Khi các que diêm tắt.
Câu 29: Các chi tiết: “chui rúc trong một xó tối tăm”, “luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”, “em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm...nhất định là cha sẽ đánh em”, “bà em, người hiện hậu độc nhất với em, đã chết từ lâu” cho ta biết những gì về cô bé bán diêm?
- A. Cô có một hoàn cảnh nghèo khổ.
- B. Cô luôn bị người cha hành hạ, đánh đập.
- C. Cô phải sống cô đơn, thiếu tình cảm.
-
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 30: Sự thông cảm, tình thương yêu của nhà văn dành cho cô bé bán diêm được thể hiện qua việc miêu tả những chi tiết nào trong tác phẩm Cô bé bán diêm?
- A. Miêu tả cảnh hai bà cháu cùng bay lên trời.
- B. Miêu tả thi thể em bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.
- C. Miêu tả các mộng tưởng ở mỗi lần quẹt diêm.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.