[Cánh diều] Trắc nghiệm văn 6 tập 1 bài 1: Truyện (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 bài 1: Truyện sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?

  • A. Tương thân tương ái
  • B. Yêu nước
  • C. Đoàn kết
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 2: Thánh Gióng đòi nhà vua phải sắm cho mình những vật dụng gì để đi đánh giặc?

  • A. Một đội quân bằng sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt
  • B. Một đội quân bằng sắt, một áo giáp sắt và một cái nón sắt
  • C. Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một áo giáp sắt
  • D. Một con ngựa sắt, một đội quân bằng sắt và một áo giáp sắt

Câu 3: Trong truyện Thánh Gióng, sau khi roi sắt bị gãy, Thánh Gióng đã dùng vật gì

để tiếp tục đánh giặc?

  • A. Gươm, giáo cướp được của quân giặc
  • B. Dùng tay không
  • C. Nhổ những cụm tre ven đường để quật vào quân giặc
  • D. Cho ngựa phun lửa vào quân giặc

Câu 4: Để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua Hùng đã phong cho Thánh Gióng danh hiệu gì?

  • A. Đức Thánh Tản Viên
  • B. Lưỡng quốc Trạng nguyên
  • C. Bố Cái Đại Vương
  • D. Phù Đổng Thiên Vương

Câu 5: Từ “sứ giả” trong câu “Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước.” có nghĩa là gì?

  • A. Người truyền đạt thông tin
  • B. Người tài giỏi, có đóng góp công lao cho đất nước
  • C. Người làm công việc ngoại giao, đại diện cho một quốc gia
  • D. Người vâng mệnh trên đi làm một việc gì ở các địa phương trong nước hoặc nước ngoài

Câu 6: Xét về cấu tạo, từ được chia thành...

  • A. Từ đơn và từ phức
  • B. Từ ghép và từ láy
  • C. Từ đơn và từ ghép
  • D. Từ đơn âm tiết và từ đa âm tiết

Câu 7: Đơn vị cấu tạo từ là gì?

  • A. Từ
  • B. Tiếng
  • C. Chữ cái
  • D. Nguyên âm

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A. Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng với nhau.
  • B. Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau.
  • C. Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng với nhau nhờ phép láy âm.
  • D. Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách láy âm.

Câu 9: Khái niệm chính xác và đầy đủ nhất về từ?

  • A. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa
  • B. Từ là yếu tố ngôn ngữ nhỏ nhất được dùng tạo câu
  • C. Từ là yếu tố ngôn ngữ có nghĩa, dùng độc lập, để tạo câu
  • D. Từ được tạo thành từ một tiếng

Câu 10: Sự giống nhau của từ đơn và từ phức là gì?

  • A. Đều có phát âm giống nhau
  • B. Đều có số tiếng không giới hạn
  • C. Đều dùng để chỉ người
  • D. Đều là các từ có nghĩa

Câu 11: Các từ láy nào thường được dùng để tả tiếng cười??

  • A. Hả hê
  • B. Héo mòn
  • C. Khanh khách
  • D. Vui cười

Câu 12: Từ “khanh khách” có phải là từ láy tượng thanh không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 13: Từ “tươi tắn” có phải là từ láy không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 14: Từ "nha sĩ, bác sĩ, y sĩ, ca sĩ, dược sĩ, thi sĩ " được xếp vào nhóm từ gì?

  • A. Từ ghép đẳng lập
  • B. Từ ghép chính phụ
  • C. Từ đơn
  • D. Từ láy hoàn toàn

Câu 15: Từ "tươi tốt, dạy dỗ, học hỏi, học hành" thuộc loại từ nào?

  • A. Từ láy
  • B. Từ ghép chính phụ
  • C. Từ đơn
  • D. Từ ghép đẳng lập

Câu 16: Trong các từ dưới đây, từ nào là từ ghép?

  • A. quần áo
  • B. sung sướng
  • C. ồn ào
  • D. rả rích

Câu 17: Từ nào dưới đây là từ láy?

  • A. Trăm trứng
  • B. Hồng hào
  • C. Tuyệt trần
  • D. Lớn lên

Câu 18: Từ “le lói” không phải là từ láy, đúng hay sai ?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 19:Việc Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh thể hiện chàng là người như thế nào?

  • A. Thạch Sanh là người yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh đổ máu.
  • B. Thạch Sanh là một anh hùng trượng nghĩa, có dũng khí.
  • C. Thạch Sanh là một người nhút nhát, sợ hãi.
  • D. Thạch Sanh là người ngay thẳng, dũng cảm.

Câu 20: Qua chi tiết Thạch Sanh được kết hôn cùng công chúa, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?

  • A. Cho thấy những đặc điểm phi thường của người dũng sĩ
  • B. Khẳng định nhà vua đối xử rất công bằng với mọi người
  • C. Nhấn mạnh công chúa là một người trọng tình, trọng nghĩa
  • D. Thể hiện khát vọng về sự công bằng, người ở hiền sẽ gặp lành

Câu 21: Kết truyện, Ngọc Hoàng biến mẹ con Lí Thông thành bọ hung, mang ý nghĩa gì?

  • A. Thể hiện chân lý ác giả ác báo
  • B. Đó là cái kết của những kẻ trơ tráo, bất nhân
  • C. Đó là cái kết phù hợp với kết cấu thường thấy ở truyện cổ tích
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 22: Từ “nước chư hầu” có nghĩa là gì?

  • A. Nước nhỏ
  • B. Nước bị phụ thuộc, phải phục tùng nước khác (mạnh hơn)
  • C. Nước đi xâm lược nước khác
  • D. Nước phát triển

Câu 23: Trong đoạn văn: "Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương "tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền". Gồm những từ láy nào?

  • A.tom tóp, loáng thoáng, tũng toẵng, xôn xao, dần dần
  • B. tom tóp, loáng thoáng, lặng gió, xôn xao
  • C. tom tóp, loáng thoáng, tũng toẵng, lặng gió, tiếng tũng
  • D. tom tóp, loáng thoáng, tũng toẵng, xôn xao, đớp sương

Câu 24: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Hằng năm, vào mùa xuân,

tiết trời ...., đồng bào Ê đê, Mơ-nông lại .... mở hội đua voi.”

  • A. nóng nực, tưng bừng
  • B.ấm áp, tưng bừng
  • C. ấm áp, lác đác
  • D. nóng nực, tấp nập

Câu 25: Nhân vật nào trong truyền thuyết nhận được thanh gươm đầu tiên?

  • A. Lê Lợi
  • B. Lê Lai
  • C. Nguyễn Trãi
  • D.Lê Thận

Câu 25: Lê Lợi trả gươm cho Long Quân ở đâu?

  • A.Hồ Tả Vọng
  • B. Hồ Tây
  • C. Hồ Con Rùa
  • D. Không rõ

Câu 26: Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm trong hoàn cảnh nào?

  • A. Nước ta đang trên đà lớn mạnh
  • B.Nghĩa quân Lam Sơn thế lực còn yếu
  • C. Nhiều kẻ thù xâm lược nước ta
  • D. Nước ta mở mang bờ cõi

Câu 27: Trong văn bản Sự tích Hồ Gươm, trên lưỡm gươm nhặt được đề chữ gì?

  • A.Thuận Thiên
  • B. Ý trời
  • C. Thiên Địa
  • D. Trời ban

Câu 28: Lê Lợi trả gươm trong hoàn cảnh nào?

  • A.Đất nước còn nhiều quân giặc mới
  • B.Đức Long Quân đòi lại gươm
  • C.Giặc Minh đã bị đánh đuổi
  • D. Giặc khác sang xâm lược

Câu 29: Giặc xâm lược được nhắc đến trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là:

  • A.Giặc Ân
  • B. Giặc Tống
  • C. Giặc Thanh
  • D.Giặc Minh

Câu 30: Chi tiết Lê Lợi được trao gươm báu trong truyện Sự tích Hồ Gươm thể hiện:

  • A. Lê Lợi là người "nhà Trời" được cử xuống giúp dân ta đánh giặc.
  • B. Tính chất chính nghĩa, hợp lòng dân, ý trời của cuộc khởi nghĩa
  • C. Niềm tin vững chắc của nhân dân ta đối với sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.
  • D.Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được sự giúp đỡ, phù trợ của thánh thần.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ