Trắc nghiệm văn 6 cánh diều kì I (P4)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 kì 1. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nhà văn Nguyên Hồng sáng tác ở thời kì nào?

  • A. Sau Cách mạng tháng Tám
  • B. Trước Cách mạng tháng Tám
  • C. Sáng tác trong thời gian từ 1918 - 1982
  • D. Sáng tác ở cả hai thời kì trước và sau Cách mạng tháng Tám

Câu 2: Nguyên Hồng được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm nào?

  • A. 1996
  • B. 1998
  • C. 2000
  • D. 2002

Câu 3: Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là gì?

  • A. Nguyễn Nguyên Hồng
  • B. Nguyễn Hồng
  • C. Hồng Nguyên
  • D. Nguyên Hồng

Câu 4: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào?

  • A. Bút kí
  • B. Hồi kí
  • C. Truyện ngắn
  • D. Tiểu thuyết

Câu 5: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc chương số mấy của tác phẩm  “Những ngày thơ ấu”?

  • A. Chương II
  • B. Chương III
  • C. Chương IV
  • D. Chương X

Câu 6: Em hiểu gì về những sự kiện được nói tới trong hồi kí?

  • A. Là những sự kiện xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến
  • B. Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu nên để thể hiện những tư tưởng nghệ thuật của mình
  • C. Là những sự kiện do nhà văn hư cấu dựa trên sự tưởng tượng, suy đoán về tương lai
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 7: Từ “tàn nhẫn” có thể được hiểu là:

  • A. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác
  • B. Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác
  • C. Hay nói xấu, làm hại đến người khác
  • D. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác

Câu 8: Nhan đề “Trong lòng mẹ” nói lên ý nghĩa gì?

  • A. Hồng được ngồi trong lòng mẹ
  • B. Hồng được sống trong tình yêu thương của mẹ
  • C. Khao khát được sống trong tình yêu thương
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 9: Văn bản Trong lòng mẹ có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm, nghị luận
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 10: Đặc sắc nghệ thuật của các bài Ca dao Việt Nam là gì?

Chọn đáp án không phù hợp:

  • A. Sử dụng thể thơ lục bát gần gũi, trữ tình
  • B. Hình ảnh ví von, so sánh quen thuộc, dễ liên tưởng
  • C. Giọng thơ trang trọng
  • D. Ngôn ngữ không theo hình thức đối đáp mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình

Câu 11: Các bài ca dao về tình cảm gia đình giáo dục chúng ta điều gì?

  • A. Lòng biết ơn, sự hiếu thảo
  • B. Tình yêu thương
  • C. Sự kính trọng
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 12: Đề tài chung cả ba bài ca dao 1, 2, 3 là gì?

  • A. Lao động, sản xuất
  • B. Tình yêu quê hương, đất nước
  • C. Tình cảm gia đình
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 13: Cụm từ “cù lao chín chữ” trong bài ca dao 1 là một câu tục ngữ quen thuộc của  Việt Nam, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 14: Bài ca dao sau diễn đạt điều gì?

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

  • A. Ca ngợi công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ
  • B. Ca ngợi công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, nhắc nhở mỗi người sống có hiếu
  • C. So sánh công cha với núi ngất trời, nghĩa mẹ với nước biển Đông 
  • D. Cả ba đáp án trên đều sai

Câu 15: Bài ca dao: 

Con người có cố có ông

Như cây có cội, như sông có nguồn

Bài đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào dưới đây?

  • A. Hoán dụ, ẩn dụ, so sánh
  • B. Điệp từ, liệt kê, so sánh
  • C. Nhân hóa, hoán dụ, nói quá
  • D. Nói quá, ẩn dụ, so sánh

Câu 16: Biện pháp nghệ thuật của hai câu thơ sau:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông

  • A. Nhân hóa
  • B. So sánh
  • C. Hoán dụ
  • D. Ẩn dụ

Câu 17: Đáp án nào dưới đây không nói về tình cảm anh em?

  • A. Anh em bát máu sẻ đôi
  • B. Em thuận anh hòa là nhà có phúc
  • C. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
  • D. Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau

Câu 18: Từ “hai thân” trong câu “Yêu nhau thể tay chân/ Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy” ý nhằm chỉ ai?

  • A. Hai anh em
  • B. Bố và mẹ
  • C. Ông và bà
  • D. Hai người hàng xóm

Câu 19: Đáp án nào dưới đây nói về tình cảm gia đình?

  • A. Lên non mới biết non cao,/ Nuôi con mới biết công lao mẹ, thầy.
  • B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
  • C. Bắt con cá lóc nướng trui/ Làm mâm rượu trắng đãi người phương xa
  • D. Anh em bốn bể là nhà/ Người dưng khác họ vẫn là anh em.

Câu 20: Nội dung đoạn trích là:

  • A. Tình mẫu tử thiêng liêng và xúc động của một tâm hồn trẻ thơ luôn khao khát tình yêu thương
  • B. Thể hiện tình cảm đáng thương của chú bé Hồng
  • C. Nỗi buồn tủi, cay đắng của chú bé Hồng khi phải xa mẹ, chịu sự khắc nghiệt của họ hàng
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 21: Em hiểu gì về những sự kiện được nói tới trong hồi kí?

  • A. Là những sự kiện xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến
  • B. Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu nên để thể hiện những tư tưởng nghệ thuật của mình
  • C. Là những sự kiện do nhà văn hư cấu dựa trên sự tưởng tượng, suy đoán của họ vềtương lai
  • D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 22: Tình huống truyện của văn bản Trong lòng mẹ là gì?

  • A. Cậu bé Hồng chạy theo mẹ và cùng mẹ trở về nhà.
  • B. Cậu bé Hồng bất hạnh, sống trong sự tàn nhẫn của họ hàng và sau đó được hạnh phúc khi gặp lại mẹ.
  • C. Mẹ cậu bé âu yếm dẫn bé Hồng về nhà.
  • D. Người cô dùng những lời lẽ cay nghiệt để nói chuyện với bé Hồng.

Câu 23: Cảm xúc bao trùm lên đoạn trích Trong lòng mẹ là gì?

  • A. Những nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng
  • B. Những tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng
  • C. Những tủi hờn của Hồng khi gặp mẹ
  • D. Những nỗi đau sỉ nhục và tình yêu của chú bé Hồng

Câu 24: Từ “tàn nhẫn” có thể được hiểu là:

  • A. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác
  • B. Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác
  • C. Hay nói xấu, làm hại đến người khác
  • D. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác

Câu 25: Ý nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích Trong lòng mẹ?

  • A. Giàu chất trữ tình
  • B. Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc
  • C. Sử dụng nghệ thuật châm biếm
  • D. Có những hình ảnh so sánh độc đáo

Câu 26: Câu văn nào không nói đúng ý nghĩa của hình ảnh so sánh: "Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc"

  • A. Hồng rất sợ người cô biết mình nhận nhầm mẹ
  • B. Hồng sợ mình trở thành trò cười cho lũ bạn
  • C. Hồng rất đau khổ nếu đó là sự nhận nhầm
  • D. Hồng khao khát gặp mẹ, coi được gặp mẹ là hạnh phúc

Câu 27: Cách hiểu nào đúng với tâm trạng Hồng được miêu tả trong câu văn: "Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm..."?

  • A. Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm
  • B. Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ
  • C. Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình
  • D. Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác

Câu 28: Từ "kịch" trong câu "Nhưng, nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp" có thể hiểu như nào?

  • A. Người cô cười như diễn viên
  • B. Người cô thích khôi hài
  • C. Người cô cố che giấu tâm trạng thực
  • D. Người cô diễn kịch

Câu 29: Hành động "Nhưng gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, tôi không viết thư gọi mẹ tôi cũng về" trong văn bản Trong lòng mẹ cho em hiểu gì về mẹ bé Hồng?

  • A. Là người có trách nhiệm với chồng, với con
  • B. Là người có tình với gia đình nhà chồng
  • C. Là người cam chịu hoàn cảnh của số phận
  • D. Là người hành động theo bản năng

Câu 30: Hiểu thế nào về lời bé Hồng từ chối vào Thanh Hóa thăm mẹ: "Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về"?

  • A. Bé Hồng cố gắng giấu tình cảm thực của mình
  • B. Bé Hồng không muốn người cô thực hiện được rắp tâm
  • C. Bé Hồng thực sự không muốn vào
  • D. Bé Hồng hiểu dụng ý xấu xa của người cô

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ