[Cánh diều] Trắc nghiệm văn 6 tập 1 bài 4: Văn bản nghị luận (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 bài 4: Văn bản nghị luận sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Qua tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ, Nguyễn Đăng Mạnh đã cho thấy Nguyên Hồng là nhà văn như thế nào?

  • A. Nhạy cảm, khao khát tình yêu thương và là nhà văn của người lao động, người dân nghèo.
  • B. Đôn hậu và tinh tế, nhà văn của người dân thành thị nghèo
  • C. “Trong nóng, ngoài lạnh”, nhà văn của người nông dân nghèo
  • D. Sắc sảo, trí tuệ

Câu 2: Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ là gì ?

  • A. Kết hợp thành công các biện pháp tu từ liệt kê, so sánh, điệp
  • B. Sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng
  • C. Văn nghị luận sắc bén, chặt chẽ

Câu 3: Khi nhắc tới những lần Nguyên Hồng khóc, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • A. So sánh và liệt kê
  • B. Điệp từ, điệp cấu trúc và liệt kê
  • C. Nhân hóa và liệt kê
  • D. Ẩn dụ và liệt kê

Câu 4: Nội dung chính của đoạn trích sau:

“Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia sẻ ngọt; khóc khi nhớ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc. [...] Có thể nói mỗi dòng chữ ông viết ra là một dòng nước mắt nóng bỏng tình xót thương ép thẳng ra từ trái tim vô cùng nhạy cảm của mình’”

  • A. Giới thiệu cuộc đời, tiểu sử của nhà văn Nguyên Hồng
  • B. Giới thiệu nhà văn Nguyên Hồng là nhà văn dễ xúc động
  • C. Giới thiệu sự nghiệp của nhà văn Nguyên Hồng

Câu 5: Chọn đáp án thể hiện những biểu hiện về “chất lao động” của Nguyên Hồng?

  • A. Trong hình dáng và cách uống rượu
  • B. Trong hình dáng và lối sinh hoạt
  • C. Trong cách ăn mặc và cách uống rượu
  • D. Trong cách ăn mặc và hình dáng

Câu 6: Nội dung chính của đoạn trích sau:

Cảnh ngộ ấy đã ném Nguyên Hồng vào môi trường những người cùng khổ nhất trong xã hội cũ. Ngay từ tuổi cắp sách đến trường, ông đã phải tự lăn lội vào đời sống dân nghèo để tự kiếm sống bằng những “nghề nhỏ mọn” nơi vườn hoa, cổng chợ, bến tàu, bến ô tô, bãi đá bóng..[...] Chất dân nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Ông thực sự là nhà văn của nhân dân lao động.

  • A. Hoàn cảnh sống cực khổ của Nguyên Hồng
  • B. Giới thiệu nhà văn Nguyên Hồng là nhà văn dễ xúc động
  • C. Tuổi thơ thiếu tình thương của nhà văn Nguyên Hồng

Câu 7: Tác phẩm nào dưới đây là của Nguyên Hồng?

  • A. Bức tranh của em gái tôi
  • B. Bài học đường đời đầu tiên
  • C. Gió lạnh đầu mùa
  • D. Trong lòng mẹ

Câu 8: Nội dung chính của đoạn trích sau:

“Có thể xem đây là một trong nhiều lý do đã bồi đắp nên tính nhạy cảm nói trên của Nguyên Hồng. Con người ấy thiếu tình thương từ nhỏ nên khao khát tình thương và dễ thông cảm với những người bất hạnh. Ông mồ côi cha từ năm 12 tuổi. Mẹ lại đi bước nữa và thường phải đi làm ăn xa [..] Còn thân phận chú bé mồ côi phải sống nhờ vào một bà cô cay nghiệt nào đó thì nhà văn đã thuật lại trong tập hồi kí Những ngày thơ ấu”

  • A. Đề tài tuổi thơ là đề tài chính trong các sáng tác của Nguyên Hồng
  • B. Giới thiệu nhà văn Nguyên Hồng là nhà văn dễ xúc động
  • C. Tuổi thơ thiếu tình thương của nhà văn Nguyên Hồng

Câu 9: Qua văn bản Nguyên Hồng – Nhà  văn của những người cùng khổ, cho em hiểu thêm gì về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ đã học ở Bài 3?

  • A. Cuộc đời về tuổi thơ của cậu bé Hồng, sự thiếu thốn tình cảm gia đình sâu sắc, khao khát được âu yếm vuốt ve trong vòng tay của mẹ.
  • B. Cuộc đời éo le của cậu bé Hồng, mồ côi sớm, thiếu tình yêu thương của gia đình
  • C. Cậu bé Hồng 12 tuổi đã sớm bước ra đời buôn trải để lo cho cuộc sống gia đình

Câu 10: Theo tác giả văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, tác giả có đồng ý với quan điểm chia tác phẩm câu đầu và 2 câu sau để phân tích không?

  • A. Có, dựa trên hình thức
  • B. Không, dựa trên nội dung
  • C. Có, dựa trên nội dung.
  • D. Không, dựa trên hình thức

Câu 11: Theo tác giả văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, nhân vật cô gái trong bài ca dao xuất hiện từ khi xuất hiện hai câu thơ cuối, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 12: Trong văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, cô giáo trong câu ca dao được so sánh với sự vật nào?

  • A. Tấm lụa đào
  • B. Bánh trôi nước
  • C. Hạt mưa sa
  • D. Chẽn lúa đòng đòng

Câu 13: Đâu không phải nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong 2 câu thơ dưới đây?

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

  • A. Phép đối xứng
  • B. Dòng thơ kéo dài tới 12 tiếng
  • C. Điệp từ
  • D. Sử dụng từ ngữ toàn dân giản dị

Câu 14:Việc so sánh người con gái với “chẽn lúa đòng đòng” có tác dụng gì?

  • A. Thể hiện sức sống phơi phới, duyên dáng của cô gái
  • B. Nhấn mạnh vẻ đẹp kiêu sa của cô gái
  • C. Thể hiện vẻ đẹp khỏe mạnh của con người
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 15: Đâu là kết luận của tác giả Hoàng Tiến Tựu về bài ca dao Đứng bên ni đồng...?

  • A. Bài ca dao là sự sáng tạo của nhân dân lao động
  • B. Bài ca dao là một kiệt tác của văn chương
  • C. Bài ca dao là bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý tưởng

Câu 16: Nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao:

  • A. Ngôi kể thứ nhất chân thực, sinh động
  • B. Khả năng lập luận sắc bén, suy tư đa chiều
  • C. Miêu tả tích cách nhân vật
  • D. Sửa dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng

Câu 17: Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

Thân em như chén lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Bài ca dao này có hai cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Cả hai cái đều đẹp miêu tả rất hay. Cái hay ở đây là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy ở bất kì một bài ca dao nào khác.

  • A. Phân tích bố cục bài ca dao
  • B. Giới thiệu sơ lược về vẻ đẹp của bài ca dao
  • C. Phân tích hai câu thơ cuối bài ca dao
  • D. Phân tích hai câu đầu bài ca dao

Câu 18: Nội dung chính của đoạn trích sau đây:

Cả hai câu đầu đều không có chủ ngữ, khiến cho người nghe, người đọc rất dễ đồng cảm với cô gái, tưởng chừng như đang cùng cô gái đi thăm đồng, đang cùng cô “đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng..” và ngược lại. Nhờ vậy mà cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên và ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận và nói lên điều đó.

  • A. Phân tích bố cục bài ca dao
  • B. Giới thiệu sơ lược về cái đẹp của bài ca dao
  • C. Phân tích hai câu thơ cuối bài ca dao
  • D. Phân tích hai câu đầu bài ca dao

 Câu 19: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?

Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau.

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
  • B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn
  • C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản
  • D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp

Câu 20: Chức năng của dấu phẩy trong câu sau?

Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bài và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi đắp cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước cũng còn sống Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi.

  • A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
  • B. Kết thúc một câu
  • C. Thông báo lời hội thoại
  • D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

Câu 21: Chức năng của dấu phẩy trong câu sau:

Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng tính cách riêng như: thư sinh thì nho nhã, điềm đạm; nữ chính: đức hanh, nết na; nữ lệch: lẳng lơ, bạo dạn; mụ ác: tàn nhẫn, độc địa.

  • A. Kết thúc một câu
  • B. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp
  • C. Thông báo lời đối thoại
  • D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

Câu 22: Trong các câu dưới đây, câu nào điền đúng vị trí của dấu chấm phẩy?

  • A. Cốm không phải thức quà của người vội ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ;
  • B. Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
  • C. Cốm không phải; thức quà của người vội ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
  • D. Cốm không phải thức quà của người vội ăn cốm phải ăn từng chút ít; thong thả và ngẫm nghĩ.

Câu 23: Nghĩa của thành ngữ bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,.. đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 24: Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 25: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”

  • A. Chủ ngữ
  • B. Vị ngữ
  • C. Bổ ngữ
  • D. Trạng ngữ

Câu 26: Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế, thiếu tính khả thi”

  • A. Đeo nhạc cho mèo
  • B. Đẽo cày giữa đường
  • C. Ếch ngồi đáy giếng
  • D. Thầy bói xem voi

 Câu 27: Tiếng nói đầu tiên của Thánh Gióng là tiếng nói?

  • A. Gọi cha mẹ
  • B. Đòi ăn
  • C. Đòi đi làm
  • D. Đòi đánh giặc

Câu 28: Quang cảnh Thánh Gióng ra trận được khắc họa như thế nào?

  • A. Tươi tắn, tráng lệ
  • B. Hùng vĩ, hoành tráng
  • C. Đẹp đẽ, hiền từ
  • D. Mạnh mẽ, hào sảng

Câu 29: Trong văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, để nêu ra vấn đề (ở phần 1), tác giả đã sử dụng phương thức gì?

  • A. Đi từ cụ thể đến khái quát
  • B.Đi từ khái quát đến cụ thể
  • C. Đi trực tiếp vào tác phẩm
  • D. Đi từ khái quát đến cụ thể rồi lại khái quát

Câu 30: Đâu không phải mong muốn của nhân dân khi xây dựng sự ra đời phi thường của Thánh Gióng?

  • A. Đặt niềm tin vào những chiến công kì lạ như sự ra đời
  • B. Thể hiện sự yêu mến, tôn kính với nhân vật
  • C.Thể hiện sự đồng cảm với nhân vật
  • D. Khiến nhân vật trở nên phi thường

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ