Câu 1: Ai là tác giả bài thơ Lượm?
- A. Huy Cận
- B. Tế Hanh
-
C. Tố Hữu
- D. Xuân Diệu
Câu 2: Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
- A. Thể lục bát
- B. Thể ngũ ngôn
- C. Thể thất ngôn
-
D. Thể thơ bốn chữ
Câu 3: Trong bài thơ Lượm, tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- A. Miêu tả
- B. Tự sự, biểu cảm
-
C. Biểu cảm
- D. Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả
Câu 4: Bài thơ Lượm viết về đối tượng nào?
- A. Lãnh đạo cách mạng
- B. Thanh niên xung phong
- C. Chú bé liên lạc
-
D. Người nông dân
Câu 5: Văn bản Lượm được viết trong thời kỳ nào?
- A. Trước Cách mạng tháng 8
-
B. Trong kháng chiến chống Pháp
- C. Trong kháng chiến chống Mỹ
- D. Khi đất nước hòa bình
Câu 6: Nội dung chính của văn bản là gì?
- A. Hình ảnh đẹp đẽ của chú bé liên lạc
- B. Vai trò của các chú bé liên lạc trong chiến đấu
- C. Tình cảm của tác giả đối với nhân vật
-
D. Tất cả các phương án trên
Câu 7: Nhân vật Lượm gặp nhân vật “chú” ở đâu?
-
A. Hàng Bè (Huế)
- B. Hà Nội
- C. Sài Gòn
- D. Hà Tĩnh
Câu 8: Bài thơ Lượm được kể bằng lời của ai?
- A. Nhân vật Lượm
-
B. Người chú
- C. Người bạn
- D. Người mẹ của Lượm
Câu 9: Nhân vật Lượm hiện lên với hình dáng thế nào?
- A. Khỏe mạnh, cứng cáp
- B. Mập mạp, dễ thương
-
C. Bé loắt choắt
- D. Cả A và B
Câu 10: Nhân vật Lượm trong 2 khổ thơ đầu có vẻ đẹp gì?
- A. Khỏe mạnh, cứng cáp
-
B. Nhanh nhẹn, hồn nhiên
- C. Hiền lành, dễ thương
- D. Rắn rỏi, cương quyết
Câu 11: Từ xưng hô nào không phải để gọi Lượm trong bài thơ?
- A. Cháu
-
B. Cháu bé
- C. Chú bé
- D. Chú đồng chí nhỏ
Câu 12: Lượm hi sinh trong hoàn cảnh nào?
- A. Khi chú bé bệnh hiểm nghèo
- B. Khi chú bé bị giặc tra tấn
-
C. Khi chú bé đang làm nhiệm vụ
- D. Khi chú bé đang chơi đùa cùng bạn
Câu 13: Bài thơ có câu “Lượm ơi, còn không?” câu thơ đặt gần cuối bài như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lươm, đúng hay sai?
-
A. Đúng
- B. Sai
Câu 14: Lượm là nhân vật như thế nào?
- A. Hồn nhiên, vui tươi, hăng hái
- B. Dũng cảm
- C. Giàu lòng yêu nước và ý chí chiến đấu kiên cường
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15: Ý nghĩa của khổ thơ sau là gì?
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng…
- A. Tâm hồn Lượm hòa vào hương lúa, đồng quê
- B. Tâm hồn Lượm ngát thơm như hương lúa
- C. Quê hương ôm ấp Lượm vào lòng
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 16: Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt (Ra thế/Lượm ơi!...; Thôi rồi, Lượm ơi !) thể hiện cảm xúc gì ở người chú?
- A. Sự hồi hộp, lo lắng
- B. Sự bàng hoàng, xót xa
-
C. Sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
- D. Sự ngạc nhiên, bất ngờ
Câu 17: Những yếu tố nghệ thuật nào có tác dụng trong việc thể hiện hình ảnh Lượm trong hai khổ thơ đầu?
- A. Sử dụng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm.
- B. Thể thơ bốn chữ giàu âm điệu.
- C. Biện pháp so sánh.
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 18: Hoán dụ là gì?
- A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
- B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác
-
C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 19: Ẩn dụ và hoán dụ là một biện pháp nghệ thuật giống nhau, đúng hay sai?
- A. Đúng
-
B. Sai
Câu 20: Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản?
-
A. Có bốn loại hoán dụ
- B. Có năm loại hoán dụ
- C. Có sáu loại hoán dụ
- D. Có bảy loại hoán dụ
Câu 21: Đâu là nhận xét đúng về hoán dụ?
- A. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đồng
- B. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương đương
-
C. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương cận
- D. Gọi sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa vào sự tương quan
Câu 22: Cho câu sau: Vì lợi ích mười năm trồng cây / Vì lợi ích trăm năm trồng người , sử dụng phép hoán dụ nào?
- A. Phép hoán dụ lấy bộ phận gọi tên toàn thể
- B. Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
- C. Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật
-
D. Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng
Câu 23: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không dùng phép hoán dụ?
- A. Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
- B. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
-
C. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
- D. Ngày Huế đổ máu/ Chú Hà Nội về
Câu 24: Phép hoán dụ khác phép so sánh ở đâu?
-
A. Phép hoán dụ có thể tạo ra nghĩa mới, từ mới còn phép so sánh chỉ đơn thuần là so sánh
- các sự vật hiện tượng với nhau bằng các từ so sánh
- B. Phép hoán dụ cần đến sự liên tưởng còn phép so sánh không cần.
- C. Phép hoán dụ giúp cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm còn phép so sánh thì không.
- D. Tất cả các ý trên
Câu 25: Câu thơ sau sử dụng phép hoán dụ nào?
Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống
-
A. Lấy bộ phận để chỉ toàn thể
- B. Lấy cụ thể để chỉ trừu tượng
- C. Lấy dấu hiệu để gọi đối tượng
- D. Lấy vật chứa đựng để gọi toàn thể
Câu 26: Câu thơ “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” thuộc kiểu hoán dụ nào?
- A. Lấy bộ phận để gọi toàn thể
- B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
-
C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
- D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Câu 27: Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho sự vật gì:
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
- A. Chỉ người lao động
-
B. Chỉ công việc lao động
- C. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả
- D. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động
Câu 28: Hai câu thơ dưới đây thuộc kiểu hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng, đúng hay sai?
- A. Đúng
-
B. Sai
Câu 29: Trong câu “Nó là chân sút cừ của đội bóng” từ “chân sút cừ” sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, đúng hay sai?
-
A. Đúng
- B. Sai
Câu 30: Trong câu thơ dưới đây, sử dụng biện pháp hoán dụ mượn bộ phận để nói cái toàn thể, đúng hay sai?
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
-
A. Đúng
- B. Sai