[Cánh diều] Trắc nghiệm văn 6 tập 1 bài 3: Kí (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 bài 3: Kí sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Quan niệm viết văn của tác giả Văn Công Hùng như thế nào?

  • A. Văn chương không phải đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên
  • B. Văn học là vũ khí chiến đấu
  • C. Viết không bao giờ là trò chơi, mà là cuộc vật lộn khổ sở, là nghiệp đeo đẳng suốt đời
  • D. Sáng tác chính là tái hiện sự sống nhưng không phải là làm sống lại một cách tự nhiên mà trong nhiệm vụ sáng tác còn mang phần “trang điểm cho sự sống”

Câu 2: Qua chuyến đi đến Đồng Tháp Mười, tác giả Văn Công Hùng đã được trải nghiệm và hiểu thêm gì về nơi đây? Chọn đáp án không đúng:

  • A. Thiên nhiên, cảnh vật
  • B. Ẩm thực
  • C. Con người
  • D. Phong tục, nét văn hóa đặc sắc của người Nam Bộ

Câu 3: Nội dung sau về tác phẩm Đồng Tháp Mười mùa nước nổi đúng hay sai?

“Qua văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, tác giả bày tỏ tình yêu mến đối với mảnh đất nơi mình sinh ra”

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 4: Trong văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, lũ có vai trò thế nào đối với đời sống người dân?

  • A. Mang phù sa về cho nông nghiệp
  • B. Mang tôm cá về cho nhân dân
  • C. Là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 5: Kênh rạch ở Đồng Tháp Mười có đặc điểm gì?

  • A. Thưa, ngắn
  • B. Chằng chịt, rộng lớn
  • C. Chiếm hết diện tích đất
  • D. Tất cả các phương án trên

Câu 6: Loài hoa nào gắn liền với Đồng Tháp Mười?

  • A. Hoa sữa
  • B. Hoa phượng
  • C. Hoa hồng
  • D. Hoa sen

Câu 7: Tràm chim ở Đồng Tháp Mười được hiểu là?

  • A. Loài chim tên “tràm”
  • B. Loài cây có hình dáng giống chim
  • C. Tên riêng của một khu rừng
  • D. Rừng tràm và chim

Câu 8: Món ăn đặc trưng của Đồng Tháp Mười mùa nước nổi là gì?

  • A. Bông điên điển, cá linh, tôm, trà sen
  • B. Bông điên điển, cá linh
  • C. Cá linh, tôm
  • D. Bông điên điển, tôm

Câu 9: Khu di tích nào được nhắc đến trong văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi?

  • A. Tràm chim
  • B. Gò Tháp
  • C. Tháp Chàm
  • D. Gò Công

Câu 10: Đâu là đáp án đúng khi nói về con người nơi Đồng Tháp?

  • A. Kín đáo, nhã nhặn
  • B. Vui vẻ, năng động
  • C. Thông minh, hài hước
  • D. Sang trọng, quý phái

Câu 11: Đâu là cảm xúc của tác giả khi được khám phá Đồng Tháp Mười?

  • A. Xót xa, tiếc nuối
  • B. Trân trọng, ngỡ ngàng, tiếc nuối
  • C. Xót xa, ân hận, ngỡ ngàng
  • D. Trân trọng, tiếc nuối, ân hận

 Câu 12: Từ “cổ chai” có phải từ có nghĩa chuyển của từ “cổ” không?

  • A.Có
  • B. Không

Câu 13: Từ “ăn” trong câu “ăn cho ấm bụng” được dùng với nghĩa chuyển, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B.Sai

Câu 14: Từ nào dưới đây không phải là từ có nghĩa chuyển của từ mắt?

  • A.Mắt biếc
  • B. Mắt na
  • C. Mắt lưới
  • D. Mắt cây

Câu 15: Từ nào dưới đây có thể chuyển nghĩa được?

  • A. Com-pa
  • B. Quạt điện
  • C. Rèm
  • D.Lá

Câu 16: Những từ đồng âm trong các câu sau có tác dụng gì?

1.    

Con ngựa đá con ngựa đá

2.    

Con kiến bò đĩa thịt bò

3.    

Học sinh học sinh học

  • A.Không có tác dụng gì cả
  • B.Làm cho câu nói thú vị hơn
  • C. Khiến câu nói dễ hiểu
  • D. Các đáp án trên đều sai

Câu 17: Đâu là cách hiểu đúng về từ đồng âm trong ví dụ sau:

Em cầm quyển truyện trên giá (1) đểm xem xét, đánh giá (2).

  • A.giá (1) chỉ tâm trạng, giá (2) chỉ nhận định của con người
  • B.giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người
  • C. giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ tính cách của con người
  • D. giá (1) chỉ tính cách, giá (2) chỉ nhận định của con người

Câu 18: Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm:

  • A. Đồng sức đồng lòng
  • B.Chung lưng đấu cật
  • C. Bằng mặt nhưng không bằng lòng
  • D. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

Câu 19: Cho các từ: pê-đan, ten-nít, tuốc-nơ-vít, gác-đờ-xen là từ mượn tiếng nước nào?

  • A. Nhật
  • B.Pháp
  • C. Trung Quốc
  • D. Anh

Câu 20: Tổ quốc, đất nước, giang sơn là những từ mượn tiếng Hán, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 21: Yếu tố “kì” trong các từ kì diệu, kì quan, kì tài, kì tích có nghĩa là lạ, đúng

hay sai?

  • A. Đúng
  • B.Sai

Câu 22: Cho các từ: pa-ra-pôn, in-ter-nét, ti-vi là từ mượn tiếng nước nào?

  • A.Từ mượn tiếng Anh
  • B. Từ mượn tiếng Pháp
  • C. Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha
  • D. Từ mượn tiếng Ấn Độ 

Câu 23: Em hiểu gì về những sự kiện được nói tới trong hồi kí?

  • A.Là những sự kiện xảy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến
  • B. Là những sự kiện do nhà văn hoàn toàn hư cấu nên để thể hiện những tư tưởng nghệ thuật của mình
  • C. Là những sự kiện do nhà văn hư cấu dựa trên sự tưởng tượng, suy đoán về tương lai
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 24: Từ “tàn nhẫn” có thể được hiểu là:

  • A. Lạnh lùng, cay nghiệt đối với người khác
  • B.Độc ác quá mức gây đau khổ tai hại với người khác
  • C. Hay nói xấu, làm hại đến người khác
  • D. Ích kỷ, không biết yêu thương người khác

Câu 25: Văn bản Trong lòng mẹ có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới đây?

  • A. Tự sự
  • B. Miêu tả
  • C. Biểu cảm, nghị luận
  • D.Tất cả đều đúng

Câu 26: Nhan đề “Trong lòng mẹ” nói lên ý nghĩa gì?

  • A. Hồng được ngồi trong lòng mẹ
  • B. Hồng được sống trong tình yêu thương của mẹ
  • C. Khao khát được sống trong tình yêu thương
  • D.Cả A, B, C đều đúng

 Câu 27: Hon-đa được xuất thân trong một gia đình như thế nào?

  • A. Quý tộc
  • B. Quyền lực
  • C. Trung lưu
  • D.Nghèo khó

Câu 28: Thời thơ ấu của Hon-đa là văn bản thuộc thể loại nào?

  • A. Tiểu thuyết
  • B. Truyện ngắn
  • C.Hồi kí
  • D. Kịch

Câu 29: Tác giả văn bản Thời thơ ấu của Hon-đa tự viết về mình, đúng hay sai?

  • A.Đúng
  • B. Sai

Câu 30: Thời thơ ấu của Hon-đa được trích từ?

  • A.Biến giấc mơ thành sức mạnh đi tới
  • B. Hon-đa toàn tập
  • C. Thời thơ ấu của Hon-đa
  • D. Doanh nhân thế giới

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ