Câu 1: Tác giả của truyện Cô bé bán diêm là ai?
- A. Ta-go
-
B. An-đéc-xen
- C. Thạch Lam
- D. Tô Hoài
Câu 2: Văn bản Cô bé bán diêm thuộc thể loại gì ?
- A. Tiểu thuyết
- B. Tùy bút
-
C. Truyện cổ tích
- D. Truyện thần thoại
Câu 3: Bố cục của truyện Cô bé bán diêm gồm mấy phần?
- A. 2
-
B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 4: Nhà văn An-đéc-xen là người nước nào?
- A. Nga
- B. Ấn Độ
- C. Hung-ga-ri
-
D. Đan Mạch
Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất về tính chất của truyện Cô bé bán diêm?
- A. Cô bé bán diêm là một truyện ngắn có hậu
- B. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có hậu
-
C. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích thần kì
- D. Cô bé bán diêm là một truyện cổ tích có tính bi kịch
Câu 6: Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của truyện Cô bé bán diêm?
-
A. Trí tưởng tượng bay bổng
- B. Đan xen yếu tố thật và mộng tưởng
- C. Giọng điệu hùng tráng, mãnh liệt, đầy cảm xúc
- D. Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm
Câu 7: Dòng nào đã nói lên chủ đề của truyện Cô bé bán diêm?
- A. Thực tế đã thay thế cho mộng tưởng
- B. Chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt
- C. Mấy người khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm.
-
D. Chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả.
Câu 8: Nhận định nào nói đúng nhất nội dung của truyện Cô bé bán diêm?
- A. Kể về số phận bất hạnh của một em bé nghèo phải đi bán diêm cả vào đêm giao thừa
- B. Gián tiếp nói lên bộ mặt của xã hội nơi cô bé bán diêm sống, đó là một cõi đời không có tình người
-
C. Thể hiện niềm thương cảm của nhà văn đối với những em bé nghèo khổ
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 9: Trong đêm giao thừa, cô bé bán diêm đang làm gì?
- A. Trang trí nhà cửa đón năm mới
-
B. Quây quần bên người thân đợi giao thừa
-
C. Đang lang thang ngoài đường phố bán diêm
- D. Đang ăn bánh cùng bà nội
Câu 10: Bối cảnh truyện Cô bé bán diêm diễn ra khi nào?
- A. Đêm noel
-
B. Đêm giao thừa
- C. Sinh nhật cô bé
-
D. Giỗ bà ngoại
Câu 11: So với những truyện cổ dân gian đã học, em có nhận xét gì về phương thức miêu tả trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?
- A. Không xuất hiện
- B. Xuất hiện ít hơn
-
C. Xuất hiện nhiều hơn
- D. Tượng tự như những truyện khác
Câu 12: Biện pháp lặp có tác dụng như thế nào đối với truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?
- A. Làm nổi bật các mối quan hệ giữa các nhân vật
-
B. Thể hiện đầy đủ, ý đồ sáng tác của tác giả
- C. Làm nổi bật tâm lí nhân vật và chủ đề tác phẩm
- D. Tô đậm triết lí sống và quan điểm ứng xử
Câu 13: Những mẩu đối thoại giữa các nhân vật có chung đặc điểm gì?
-
A. Chung một cấu trúc ngữ pháp
- B. Có rất nhiều cách thể hiện các lời thoại khác nhau
- C. Chung một lời thoại cho mỗi lần đối thoại
- D. Các cuộc đối thoại đều diễn ra với những mẩu lộn xộn
Câu 14: Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng được khép lại bằng hình ảnh mụ vợ của ông lão đánh cá lại ngồi bên túp lều nát và cái máng lợn sứt. Đó có phải là kết thúc có hậu không?
-
A. Có hậu
- B. Không phải cái kết có hậu
Câu 15: Trong truyện, việc bà lão yêu cầu con cá vàng thực hiện nhiều yêu cầu quá đáng của mình đã chứng tỏ điều gì?
- A. Bà lão là người có tính kiên trì, nhẫn nại.
-
B. Bà lão rất tham lam và ham muốn quyền lực.
- C. Cá vàng là con vật rất tốt bụng.
- D. Ông lão là người rất thương vợ.
Câu 16: Vì sao lần cuối khi mụ vợ đòi làm Long Vương, cá vàng không còn đền ơn nữa?
- A. Vì cá vàng không có khả năng làm điều đó
- B. Vì cá vàng đã quá mệt mỏi
- C. Vì cá vàng thương ông lão phải đi lại nhiều lần
-
D. Vì cá vàng không thể thỏa mãn ý muốn của kẻ quá tham quyền lực
Câu 17: Trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, bà vợ là người như thế nào?
-
A. Người phụ nữ nghèo khó, rất tham lam, độc ác và bội bạc.
- B. Người phụ nữ nghèo khó nhưng rất tốt bụng,
- C. Là người gian xảo, chuyên lừa đảo người khác.
- D. Là người giàu có nhưng rất tham lam.
Câu 18: Bài học rút ra từ truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng là
- A. Sự tham lam, bội bạc sẽ phải trả giá
- B. Phải biết thương yêu và quý trọng người thân trong gia đình
- C. Sống phải nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình.
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 19: Thành ngữ nào thể hiện đúng bản chất của bà lão?
- A. Ếch ngồi đáy giếng.
- B. Đi một ngày đàng học một sàng khôn,
-
C. Được voi đòi tiên.
- D. Có mới nới cũ.
Câu 20: Thành ngữ nào phù hợp với tính cách ông lão đánh cá ?
- A. Ở hiền gặp lành.
- B. Gieo nhân gặt thiện.
-
C. Hiền quá hoá đần.
- D. Thật thà cha đứa dại.
Câu 21: Thành ngữ nào phù hợp với bài học được rút ra từ câu chuyện trên?
- A. Bụt chùa nhà không thiêng
- B. Cá lớn nuốt cá bé
-
C. Uống nước nhớ nguồn
- D. Chín người mười ý
Câu 22: Các chi tiết: “chui rúc trong một xó tối tăm”, “luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”, “em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm...nhất định là cha sẽ đánh em”, “bà em, người hiện hậu độc nhất với em, đã chết từ lâu” cho ta biết những gì về cô bé bán diêm?
- A. Cô có một hoàn cảnh nghèo khổ.
- B. Cô luôn bị người cha hành hạ, đánh đập.
- C. Cô phải sống cô đơn, thiếu tình cảm.
-
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 23: Trong tác phẩm Cô bé bán diêm, các mộng tưởng của cô bé bán diêm mất đi khi nào?
- A. Khi bà nội em hiện ra.
- B. Khi trời sắp sáng.
- C. Khi em bé nghĩ đến việc sẽ bị người cha mắng.
-
D. Khi các que diêm tắt.
Câu 24: Sự thông cảm, tình thương yêu của nhà văn dành cho cô bé bán diêm được thể hiện qua việc miêu tả những chi tiết nào trong tác phẩm Cô bé bán diêm?
- A. Miêu tả cảnh hai bà cháu cùng bay lên trời.
- B. Miêu tả thi thể em bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.
- C. Miêu tả các mộng tưởng ở mỗi lần quẹt diêm.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 25: Giá trị nhân đạo của văn bản Cô bé bán diêm là:
- A. Phơi bày xã hội thiếu công bằng, chênh lệnh giàu nghèo quá lớn
- B. Phơi bày một hiện thực cay đắng về cái chết thương tâm cũng sự hành hạ phũ phàng của người lớn với trẻ em
-
C. Niềm cảm thương chân thành trước số phận của cô bé bán diêm
- D. Phê phán sự bất công trong xã hội cũng như thái độ thờ ơ, tàn nhẫn của người đời
Câu 26: Trong văn bản Cô bé bán diêm, mộng tưởng nào không hiện lên sau những lần quẹt diêm của cô bé?
-
A. Ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh.
- B. Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng.
- C. Bàn ăn thịnh soạn với khăn trải bàn trắng tinh; người bà và cảnh hai bà cháu bay lên trời.
- D. Cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy.
Câu 27: Trong lần quẹt diêm thứ mấy, em thấy cảnh hai bà cháu dắt tay nhau bay lên trời, thoát mọi đói rét và đau buồn?
- A. Lần thứ ba
- B. Lần thứ hai
- C. Lần thứ tư
-
D. Lần thứ năm
Câu 28: Chọn các đáp án em cho là đúng?
Thông qua việc kể câu chuyện về cô bé bán diêm, nhà văn An-đéc-xen đã gửi đến cho người đọc thông điệp gì?
(1) Thông điệp về sự thờ ơ, ghẻ lạnh của người đời.
(2) Thông điệp về giấc mơ hạnh phúc của tuổi thơ.
(3) Thông điệp về tình yêu đất nước và con người.
(4) Thông điệp về ước mơ công lí và bình đẳng.
(5) Thông điệp về tình yêu thương, sự sẻ chia đối với những con người bất hạnh.
- A. (1) (3) (5)
-
B. (1) (2) (5)
- C. (1) (2) (4)
- D. (1) (4) (5)
Câu 29: Trong lần quẹt diêm thứ mấy, cô bé đã thấy bà mỉm cười với em?
- A. Lần thứ nhất
- B. Lần thứ hai
- C. Lần thứ ba
-
D. Lần thứ tư
Câu 30: Có ý kiến cho rằng câu chuyện kết thúc bằng cái chết của em bé bán diêm nhưng lại mang đậm màu sắc cổ tích. Màu sắc cổ tích ở cuối truyện là:
- A. Hoàn cảnh cực khổ của cô bé bán diêm.
-
B. Niềm hạnh phúc của cô bé khi được trở về trong vòng tay yêu thương của người bà, trong những mộng tưởng vẫn hiển hiện trên nụ cười của em ngay cả khi đã từ giã cõi đời.
- C. Những lần quẹt diêm và mộng tưởng hiện ra trước mắt cô bé.
- D. Bối cảnh đêm giao thừa.