[Cánh diều] Trắc nghiệm văn 6 tập 1 bài 2: Thơ (P1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 bài 2: Thơ sách cánh diều. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tác phẩm nào dưới đây không phải của Bình Nguyên?

  • A. Hoa thảo mộc
  • B. Trăng đợi
  • C. Ra sân nhặt nắng
  • D. Đi về nơi không chữ

Câu 2: Câu thơ “Ru con đời nín cái đau” được hiểu là?

  • A. Ru cho con người gần gũi nhau hơn
  • B. Ru cho trẻ con nín khóc
  • C. Ru cho cuộc sống sinh động
  • D. Ru cho cuộc sống bình yên, bớt đau khổ

Câu 3: Bài thơ À ơi tay mẹ của Bình Nguyên là bài thơ bày tỏ tình cảm của ai đối với ai?

  • A. Con đối với mẹ
  • B. Mẹ đối với con
  • C. Người lính với người mẹ anh hùng
  • D. Cháu đối với bà

Câu 4: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ À ơi tay mẹ - Bình Nguyên?

  • A. Sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng như lời hát ru con.
  • B. Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc
  • C. Ngôn ngữ khoa học, chuẩn mực
  • D. Đáp án A và B

Câu 5: Điền từ thích hợp vào hai chỗ trống sau đây:

“Ru con...ngọn gió thu

Ru cho...đám sương mù lá cây”

  • A. mềm – tan
  • B. tan – mềm
  • C. mát – mềm  
  • D. tan – mát 

Câu 6: Hình ảnh mưa và bão trong hai câu thơ “Bàn tay mẹ chắn mưa sa/ Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng” ẩn dụ cho điều gì?

  • A. Những hiện tượng thiên tai của tự nhiên
  • B. Cuộc sống nhiều trải nghiệm
  • C. Những khó khăn của cuộc đời
  • D. Cả 3 phương án trên

Câu 7: Trong văn bản À ơi tay mẹ, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì?

  • A. Cho thấy được sự hi sinh của người mẹ
  • B. Khắc họa rõ tình yêu bao la của mẹ
  • C. Thể hiện sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt
  • D. Giúp bài thơ mang âm điệu nhẹ nhàng như lời ru

Câu 8: Trong lời ru của văn bản À ơi tay mẹ, ngoài ru con lời ru của mẹ còn hướng đến ai?

  • A. Ông ngoại
  • B. Bà ngoại
  • C. Bà nội
  • D. Ông nội

Câu 9: Nội dung bài thơ À ơi tay mẹ khắc họa thành công hình ảnh một người mẹ Việt Nam với những phẩm chất đáng quý, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 10: Trong văn bản Về thăm mẹ, thời gian người con về thăm mẹ là khi nào?

  • A. Buổi sáng mùa hè
  • B. Buổi tối mùa thu
  • C. Ngày giáp tết
  • D. Buổi chiều mùa đông

Câu 11: Nội dung sau về tác giả Đinh Nam Khương đúng hay sai?

“Đinh Nam Khương là Hội viên Nhà văn Việt Nam”

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 12: Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.

  • A. Ý nghĩa lời ru của mẹ
  • B. Suy ngẫm của người con về mẹ
  • C. Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi, đời thường
  • D. Sự hiếu thảo của người con

Câu 13: Nội dung sau về bài thơ Về thăm mẹ đúng hay sai?

“Về thăm mẹ là bài thơ thể hiện tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ mình”

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 14: Nội dung chính của đoạn thơ sau?

Con về thăm mẹ chiều đông

Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà

Mình con thơ thẩn vào ra

Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi

  • A. Hoàn cảnh người con về thăm mẹ
  • B. Lòng biết ơn của người con đối với mẹ
  • C. Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi, đời thường
  • D. Sự hiếu thảo của người con

Câu 15: Trong văn bản Về thăm mẹ, hình ảnh nào không được nhắc đến trong khổ thơ thứ hai (từ câu 5 đến câu 8)?

  • A. Yếm đào
  • B. Chum tượng
  • C. Nón mê
  • D. Áo tơi 

Câu 16: Biện pháp nghệ thuật của hai câu thơ sau:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông

  • A. Nhân hóa
  • B. So sánh
  • C. Hoán dụ
  • D. Ẩn dụ

Câu 17: Từ “hai thân” trong câu “Yêu nhau thể tay chân/ Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy” ý nhằm chỉ ai?

  • A. Hai anh em
  • B. Bố và mẹ
  • C. Ông và bà
  • D. Hai người hàng xóm

Câu 18: Đáp án nào dưới đây không nói về tình cảm anh em?

  • A. Anh em bát máu sẻ đôi
  • B. Em thuận anh hòa là nhà có phúc
  • C. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
  • D. Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau

Câu 19: Tìm câu thơ có chứa phép ẩn dụ?

  • A. Bóng bác cao lồng lộng
  • B. Người cha mái tóc bạc
  • C. Đốt lửa cho anh nằm
  • D. Chú cứ việc ngủ ngon

Câu 20: Câu thơ dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất, đúng hay sai?

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 21: Câu thơ “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?

  • A. Ẩn dụ hình thức
  • B. Ẩn dụ cách thức
  • C. Ẩn dụ phẩm chất
  • D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 22:    “Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

Trong đoạn thơ trên, có những hình ảnh nào được sử dụng theo lối ẩn dụ?

  • A. Khuôn trăng, nét ngài, mây, tuyết
  • B. Hoa cười, ngọc thốt, mây thua, tuyết nhường
  • C. Khuôn trăng, nét ngài, nước tóc, màu da
  • D. Khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt

Câu 23: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Về thăm mẹ - Đinh Nam Khương?

  • A. Sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng
  • B. Kết hợp thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê
  • C. Giọng thơ hào hùng, sôi nổi
  • D. Đáp án A và B

Câu 24: Hoàn cảnh mẹ không có nhà có tác dụng gì trong ý thơ?

  • A. Giúp tác giả có thời gian chuẩn bị quà cho mẹ
  • B. Giúp tác giả có thời gian dọn dẹp nhà cửa trước khi mẹ về
  • C. Giúp tác giả có thời gian tĩnh lặng để quan sát và nghĩ về mẹ
  • D. Giúp tác giả có thời gian để nghỉ ngơi

Câu 25: Các hình ảnh “bếp lửa”, “áo tơi”, “nón mê” ẩn dụ cho điều gì?

  • A. Sự hiền dịu của người mẹ
  • B. Sự lam lũ, vất vả của mẹ
  • C. Sự lãng mạn của cuộc sống
  • D. Sự no ấm của gia đình

Câu 26: Qua hau câu dưới đây của bài thơ Về thăm mẹ, tác giả đã nhấn mạnh phẩm chất

nào của người mẹ?

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.

  • A. Lòng yêu thương con
  • B. Sự mạnh mẽ, kiên quyết
  • C. Sự hi sinh quên mình
  • D. Lòng yêu thương xóm làng

Câu 27: Phép ẩn dụ giống phép so sánh ở chỗ:

  • A. Nó gồm hai loại là: ẩn dụ ngang bằng và ẩn dụ không ngang bằng
  • B. Nó là sự đối chiếu để tìm ra nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng
  • C. Nó giúp cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm hơn so với cách nói bình thường
  • D. Tất cả các ý trên đúng

Câu 28: Phép so sánh khác phép ẩn dụ ở chỗ:

  • A. Phép so sánh thì không giúp cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm như phép ẩn dụ
  • B. Phép so sánh chỉ đơn thuần là so sánh các sự vật hiện tượng với nhau bằng các từ sosánh, nó không phải là biện pháp tạo ra nghĩa mới, từ mới như phép ẩn dụ
  • C. Phép so sánh không cần đến sự liên tưởng như phép ẩn dụ
  • D. Tất cả các đáp án trên đúng

 Câu 29: Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong câu thơ:

“Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”

  • A. Hoán dụ
  • B. Điệp từ
  • C. Nhân hóa
  • D. Nói quá

Câu 30: Hai từ “rưng rưng”, “nghẹn ngào” thể hiện trạng thái nào của tác giả?

  • A. Hạnh phúc
  • B. Vui sướng
  • C. Xúc động
  • D. Đau khổ

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ