[Cánh diều] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 6: Bài học đường đời đầu tiên

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 6: Bài học đường đời đầu tiên - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Bài học đường đời đầu tiên được trích từ?

  • A. Đất rừng phương Nam
  • B. Quê ngoại
  • C. Dế Mèn phiêu lưu kí
  • D. Tuyển tập Tô Hoài

Câu 2: Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào?

  • A. Tố Hữu
  • B. Nguyễn Du
  • C. Tô Hoài
  • D. Phạm Tiến Duật

Câu 3: Ai là nhân vật chính của truyện?

  • A. Dế Mèn
  • B. Dế Choắt
  • C. Gọng Vó
  • D. Chị Cốc

Câu 4: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

  • A. Ngôi thứ nhất (Dế Mèn)
  • B. Ngôi thứ nhất (Dế Choắt)
  • C. Ngôi thứ ba (chị Cốc)
  • D. Ngôi thứ ba (Dế Choắt)

Câu 5: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên nằm trong phần đầu của Dế Mèn phiêu lưu kí, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 6: Truyện viết về đối tượng nào?

  • A. Đồ vật
  • B. Thiên nhiên
  • C. Con vật
  • D. Con người

Câu 7: Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”?

  • A. Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn
  • B. Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc
  • C. Ngôn ngữ bác học điêu luyện
  • D. Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình

Câu 8: Nội dung chính của đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên là gì?

  • A. Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
  • B. Tính nết xốc nổi dẫn đến hậu quả của Dế Mèn
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai

Câu 9: Chi tiết thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

  • A. Đôi càng bóng mẫm với những chiếc vuốt nhọn hoắt 
  • B. Hai cái răng đen nhánh cứ nhai ngoàm ngoạp 
  • C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng 
  • D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ

Câu 10: Việc Dế Mèn trêu chọc chị Cốc đã dẫn đến hậu quả gì?

  • A. Dế Mèn bị phá tổ
  • B. Dế Choắt và chị Cốc không còn chơi với Dế Mèn
  • C. Dế Mèn bị thương do chị Cốc mổ
  • D. Dế Choắt chết

Câu 11: Dế Choắt trước khi chết nói gì với Dế Mèn?

  • A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân
  • B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân 
  • C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình 
  • D. Ở đời phải trung thực, tự tin, không sớm thì muộn cũng mang vạ vào mình

Câu 12: Chi tiết thể hiện sự khinh thường bạn của Dế Mèn?

  • A. Gọi bạn là chú mày
  • B. Không cho Dế Choắt đào hang thông sang nhà mình 
  • C. Nằm im khi thấy Dế Choắt khi bị chị Cốc mổ
  • D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc

Câu 13: Đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì đặc sắc?

  • A. Nghệ thuật kể chuyện
  • B. Nghệ thuật miêu tả
  • C. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ
  • D. Nghệ thuật tả người

Câu 14: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên sử dụng hiệu quả nhất biện pháp tu từ nào?

  • A. So sánh
  • B. Ẩn dụ
  • C. Nhân hóa
  • D. Hoán dụ

Câu 15: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?

  • A. Buồn rầu và sợ hãi
  • B. Thương và ăn năn hối hận 
  • C. Than thở và buồn phiền
  • D. Nghĩ ngợi và xúc động

Câu 16: Tác giả đã khắc họa vẻ ngoài của Dế Mèn như thế nào?

  • A. Ốm yếu, gầy gò và xanh xao 
  • B. Mập mạp, xấu xí và thô kệch
  • C. Thân hình bình thường như bao con dế khác
  • D. Khỏe mạnh, cường tráng và đẹp đẽ

Câu 17: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra qua cái chết của Dế Choắt là gì?

  • A. Không nên trêu ghẹo những con vật khác, nhất là họ hàng nhà Cốc.
  • B. Nếu có ai nhờ mình giúp đỡ thì phải nhiệt tâm thực hiện, nếu không có ngày mình cần thì sẽ không có ai giúp đỡ.
  • C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân.
  • D. Cần đối xử với mọi người thân thiện, hòa nhã, tránh thái độ xem thường người khác.

Câu 18: Tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên như thế nào?

  • A. Hiền lành, tốt bụng và thích giúp đỡ người khác
  • B. Khiêm tốn, đối xử hòa nhã với tất cả các con vật chung quanh
  • C. Hung hăng, kiêu ngạo, xem thường các con vật khác
  • D. Hiền lành và ngại va chạm với mọi người

Câu 19: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên thể hiện ở điểm nào?

  • A. Truyện kể theo ngôi thứ nhất hấp dẫn.
  • B. Cách quan sát, miêu tả loài vật sống động,  trí tưởng tượng phong phú.
  • C. Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 20: Bài học rút ra từ đoạn trích là gì?

  • A. Sống ở đời phải khiêm tốn, biết nhường nhịn và cảm thông với người khác. 
  • B. Không được kiêu căng, tự phụ để rồi không chỉ hại mình mà còn gây vạ cho người khác.
  • C. Cần phải sống đoàn kết, thân ái với mọi người xung quanh.
  • D. Tất cả đều đúng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ