[Cánh diều] Trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 2: Về thăm mẹ

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài 2: Về thăm mẹ - sách cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Mẹ
  • B. Đá vàng
  • C. Đợi chờ gió và trăng
  • D. Hoa đá trước heo may

Câu 2: Tác phẩm Về thăm mẹ của tác giả nào?

  • A. Phan Trọng Luận
  • B. Lâm Thị Mỹ Dạ
  • C. Bình Nguyên
  • D. Đinh Nam Khương

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ Về thăm mẹ là phương thức nào?

  • A. Nghị luận
  • B. Tự sự
  • C. Miêu tả
  • D. Biểu cảm

Câu 4: Bài thơ Về thăm mẹ được viết theo thể thơ nào?

  • A. 5 chữ
  • B. 6 chữ
  • C. 8 chữ 
  • D. Lục bát

Câu 5: Trong văn bản Về thăm mẹ, thời gian người con về thăm mẹ là khi nào?

  • A. Buổi sáng mùa hè
  • B. Buổi tối mùa thu
  • C. Buổi chiều mùa đông
  • D. Ngày giáp tết

Câu 6: Nội dung sau về tác giả Đinh Nam Khương đúng hay sai?

“Đinh Nam Khương là Hội viên Nhà văn Việt Nam”

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 7: Nội dung sau về bài thơ Về thăm mẹ đúng hay sai?

“Về thăm mẹ là bài thơ thể hiện tình cảm của người con xa nhà trong một lần về thăm mẹ mình”

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 8: Người con trong bài thơ Về thăm mẹ trong hoàn cảnh nào?

  • A. Không nhớ đường về nhà
  • B. Mẹ vắng nhà
  • C. Mẹ đang nấu cơm
  • D. Mẹ đã không còn

Câu 9: Nội dung chính của đoạn thơ sau:

Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày.

  • A. Ý nghĩa lời ru của mẹ
  • B. Suy ngẫm của người con về mẹ
  • C. Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi, đời thường
  • D. Sự hiếu thảo của người con

Câu 10: Trong văn bản Về thăm mẹ, hình ảnh nào không được nhắc đến trong khổ thơ thứ hai (từ câu 5 đến câu 8)?

  • A. Yếm đào
  • B. Chum tượng
  • C. Nón mê
  • D. Áo tơi 

Câu 11: Nội dung chính của đoạn thơ sau?

Con về thăm mẹ chiều đông

Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà

Mình con thơ thẩn vào ra

Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi

  • A. Hoàn cảnh người con về thăm mẹ
  • B. Lòng biết ơn của người con đối với mẹ
  • C. Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi, đời thường
  • D. Sự hiếu thảo của người con

Câu 12: Hoàn cảnh mẹ không có nhà có tác dụng gì trong ý thơ?

  • A. Giúp tác giả có thời gian chuẩn bị quà cho mẹ
  • B. Giúp tác giả có thời gian dọn dẹp nhà cửa trước khi mẹ về
  • C. Giúp tác giả có thời gian tĩnh lặng để quan sát và nghĩ về mẹ
  • D. Giúp tác giả có thời gian để nghỉ ngơi

Câu 13: Các hình ảnh “bếp lửa”, “áo tơi”, “nón mê” ẩn dụ cho điều gì?

  • A. Sự hiền dịu của người mẹ
  • B. Sự lam lũ, vất vả của mẹ
  • C. Sự lãng mạn của cuộc sống
  • D. Sự no ấm của gia đình

Câu 14: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Về thăm mẹ - Đinh Nam Khương?

  • A. Sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng
  • B. Kết hợp thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, liệt kê
  • C. Giọng thơ hào hùng, sôi nổi
  • D. Đáp án A và B

Câu 15: Qua hau câu dưới đây của bài thơ Về thăm mẹ, tác giả đã nhấn mạnh phẩm chất nào của người mẹ?

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.

  • A. Lòng yêu thương con
  • B. Sự mạnh mẽ, kiên quyết
  • C. Sự hi sinh quên mình
  • D. Lòng yêu thương xóm làng

Câu 16: Hai từ “rưng rưng”, “nghẹn ngào” thể hiện trạng thái nào của tác giả?

  • A. Hạnh phúc
  • B. Vui sướng
  • C. Xúc động
  • D. Đau khổ

Câu 17: Xác định biện pháp tu từ nổi bật trong câu thơ: “Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”

  • A. Hoán dụ
  • B. Điệp từ
  • C. Nhân hóa
  • D. Nói quá

Câu 18: Điều gì làm người con trong văn bản Về thăm mẹ “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn...”?

  • A. Người mẹ bị xã hội phong kiến chèn ép
  • B. Người con cảm nhận được tình yêu thương của mẹ, thấy được sự tảo tần của mẹ trong cuộc sống
  • C. Người con đã nhận ra những lỗi lầm của mình 
  • D. Người mẹ đã hi sinh cho đất nước

Câu 19: Hai từ “rưng rưng”, “nghẹn ngào” là loại từ nào?

  • A. Từ đơn
  • B. Từ ghép
  • C. Từ láy
  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 20: Mẹ không có nhà nhưng người con vẫn thấy bóng dáng, cuộc sống của mẹ qua những hình ảnh nào?

  • A. Chum muối, nón mê, áo tơi, đàn gà mới nở, cái nơm hỏng vành, trái na cuối vụ
  • B. Chum tương, nón mê, áo tơi, đàn gà mới nở, cái nơm hỏng vành, trái na đầu vụ
  • C. Chum tương, nón mê, áo tơi, đàn gà mới nở, cái nơm hỏng vành, trái na cuối vụ
  • D. Chum muối , nón mê, áo tơi, đàn gà mới nở, cái nơm hỏng vành, trái na đầu vụ

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ