Trắc nghiệm văn 6 cánh diều kì I (P3)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 kì 1. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ẩn dụ là gì?

  • A. Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó làm tăng sự gợi hình, gợi cảm
  • B. Là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác
  • C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận 
  • D. Không xác định được

Câu 2: Trong phép ẩn dụ:

  • A. Không thể so sánh con vật với con người
  • B. Không thể chuyển tên các con vật thành tên gọi chỉ người
  • C. Có thể chuyển tên các con vật thành tên gọi chỉ người
  • D. Không đáp án nào đúng

Câu 3: Cách thức ẩn dụ mà người nói hoặc viết giấu đi một phần ý nghĩa, là:

  • A. Ẩn dụ hình thức
  • B. Ẩn dụ cách thức
  • C. Ẩn dụ phẩm chất
  • D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 4: Cách thức ẩn dụ thể hiện một vấn đề bằng nhiều cách, việc ẩn dụ này giúp người diễn đạt đưa hàm ý vào câu nói là:

  • A. Ẩn dụ hình thức
  • B. Ẩn dụ cách thức
  • C. Ẩn dụ phẩm chất
  • D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 5: Hình ảnh mặt trời nào đang dùng theo lối nói ẩn dụ?

  • A. Mặt trời mọc ở đằng đông
  • B. Thấy anh như thấy mặt trời/ Chói chan khó nói, trao lời khó trao
  • C. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
  • D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh.

Câu 6: Có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp?

  • A. Ẩn dụ hình thức, cách thức
  • B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
  • C. Ẩn dụ phẩm chất
  • D. Cả ba đáp án trên

Câu 7: Tìm câu thơ có chứa phép ẩn dụ?

  • A. Bóng bác cao lồng lộng
  • B. Người cha mái tóc bạc
  • C. Đốt lửa cho anh nằm
  • D. Chú cứ việc ngủ ngon

Câu 8: Câu thơ “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào?

  • A. Ẩn dụ hình thức
  • B. Ẩn dụ cách thức
  • C. Ẩn dụ phẩm chất
  • D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 9: Phép ẩn dụ giống phép so sánh ở chỗ:

  • A. Nó gồm hai loại là: ẩn dụ ngang bằng và ẩn dụ không ngang bằng
  • B. Nó là sự đối chiếu để tìm ra nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng
  • C. Nó giúp cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm hơn so với cách nói bình thường
  • D. Tất cả các ý trên đúng

Câu 10: Phép so sánh khác phép ẩn dụ ở chỗ:

  • A. Phép so sánh thì không giúp cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm như phép ẩn dụ
  • B. Phép so sánh chỉ đơn thuần là so sánh các sự vật hiện tượng với nhau bằng các từ so sánh, nó không phải là biện pháp tạo ra nghĩa mới, từ mới như phép ẩn dụ
  • C. Phép so sánh không cần đến sự liên tưởng như phép ẩn dụ
  • D. Tất cả các đáp án trên đúng

Câu 11: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ À ơi tay mẹ - Bình Nguyên?

  • A. Sử dụng thể thơ lục bát nhịp nhàng như lời hát ru con.
  • B. Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc
  • C. Ngôn ngữ khoa học, chuẩn mực
  • D. Đáp án A và B

Câu 12: Trong văn bản À ơi tay mẹ, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì?

  • A. Cho thấy được sự hi sinh của người mẹ
  • B. Khắc họa rõ tình yêu bao la của mẹ
  • C. Thể hiện sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt
  • D. Giúp bài thơ mang âm điệu nhẹ nhàng như lời ru

Câu 13: Nội dung bài thơ À ơi tay mẹ khắc họa thành công hình ảnh một người mẹ Việt Nam với những phẩm chất đáng quý, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 14: Trong lời ru của văn bản À ơi tay mẹ, ngoài ru con lời ru của mẹ còn hướng đến ai?

  • A. Ông ngoại
  • B. Bà ngoại
  • C. Bà nội
  • D. Ông nội

Câu 15: Điền từ thích hợp vào hai chỗ trống sau đây:

“Ru con...ngọn gió thu

Ru cho...đám sương mù lá cây”

  • A. mềm – tan 
  • B. tan – mềm
  • C. mát – mềm  
  • D. tan – mát 

Câu 16: Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Mẹ
  • B. Đá vàng
  • C. Đợi chờ gió và trăng
  • D. Hoa đá trước heo may

Câu 17: Vẫn bàn tay mẹ mẹ dịu dàng

               À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon 

              À ơi này cái trăng còn nằm nôi...

             [...]

             À ơi này mặt trời bé con...

Trong đoạn thơ trên, có những hình ảnh nào được sử dụng theo lối ẩn dụ? 

  • A. Bàn tay mẹ, cái trăng vàng
  • B. Cái trăng vàng, mặt trời bé con
  • C. Bàn tay mẹ, mặt trời bé con

Câu 18: Câu thơ dưới đây sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất, đúng hay sai?

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 19: “Vân xem trang trọng khác vời 

    Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang 

         Hoa cười ngọc thốt đoan trang 

    Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” 

Trong đoạn thơ trên, có những hình ảnh nào được sử dụng theo lối ẩn dụ? 

  • A. Khuôn trăng, nét ngài, mây, tuyết 
  • B. Hoa cười, ngọc thốt, mây thua, tuyết nhường 
  • C. Khuôn trăng, nét ngài, nước tóc, màu da 
  • D. Khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt

Câu 20: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” sử dụng phép ẩn dụ cách thức, đúng hay sai ?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 21: Buổi sáng em xa chi

              Cho chiều, mùa thu đến

             Để lòng anh hóa bến

             Cho thuyền em ra đi!

Đoạn thơ trên sử dụng phép ẩn dụ phẩm chất, đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 22: Chọn khái niệm đúng về ca dao?

  • A. Là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
  • B. Kể về những sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tổ tưởng tượng kì ảo; thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến.
  • C. Sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lí xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.
  • D. Loại truyện được kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện của đồ vật, con vật,... hoặc về chính con người để nói bóng gió,kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.

Câu 23: Mỗi bài ca dao phải có ít nhất mấy dòng?

  • A. 2 dòng
  • B. 3 dòng
  • C. 4 dòng 
  • D. 5 dòng

Câu 24: Thể thơ được sử dụng nhiều nhất trong ca dao là thể thơ nào?

  • A. Thơ 5 chữ
  • B. Thơ 6 chữ
  • C. Thơ 8 chữ
  • D. Lục bát

Câu 25: Bài ca dao dưới đây là lời của ai nói với ai?

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

  • A. Lời của người con nói với cha mẹ
  • B. Lời của ông nói với cháu
  • C. Lời của cha mẹ nói với con
  • D. Lời của chị nói với em

Câu 26: Bài ca dao dưới đây nói về tình cảm nào trong gia đình?

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui hầy.

  • A. Tình cảm anh em
  • B. Tình cảm cha mẹ với con
  • C. Tình cảm ông bà với cháu
  • D. Tình cảm cội nguồn

Câu 27: Bài ca dao dưới đây nói về tình cảm nào trong gia đình?

Con người có cố có ông

Như cây có cội, như sông có nguồn

  • A. Tình cảm anh em
  • B. Tình cảm cha mẹ với con
  • C. Tình cảm ông bà với cháu
  • D. Tình cảm cội nguồn

Câu 28: Nội dung chính của bài ca dao sau:

Con người có cố có ông

Như cây có cội, như sông có nguồn

  • A. Công ơn to lớn của cha mẹ đối với con
  • B. Nhắc nhở về nguồn gốc, tổ tông của mỗi người
  • C. Bài học về lao động sản xuất
  • D. Tình cảm anh em trong gia đình

Câu 29: Nội dung chính của bài ca dao sau:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

  • A. Công ơn to lớn của cha mẹ đối với con
  • B. Tình yêu thương của mẹ dành cho con 
  • C. Bài học về lao động sản xuất
  • D. Tình nghĩa vợ chồng

Câu 30: Nội dung chính của bài ca dao sau:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

  • A. Ý nghĩa lời ru của mẹ
  • B. Suy ngẫm của người con về mẹ
  • C. Công ơn của cha mẹ đối với con cái
  • D. Tình cảm anh em trong gia đình

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 cánh diều chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ