Câu 1: Mỗi loại virut chỉ nhân lên trong môt loại tế bào nhất định vì:
-
A. mỗi loại virut chỉ có thụ thể tương thích với một loại thụ quan nhất định trên màng tế bào chủ
-
B. mỗi loại virut có một bộ máy di truyền riêng
-
C. mỗi loại virut có hình dạng phù hợp với một loại tế bào chủ
-
D. mỗi loại virut có kích thước phù hợp với một loại tế bào chủ
Câu 2: Ý nào sau đây là sai?
-
A. HIV lây nhiễm khi người lành dùng chung bơm kim tiêm với người bị nhiễm HIV
-
B. HIV lây nhiễm khi người lành quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV
-
C. HIV lây nhiễm khi truyền máu của người lành cho người bị nhiễm HIV
-
D. Cả A và B
Câu 3: Virut HIV tấn công vào loại tế bào nào sau đây?
-
A. Hồng cầu
-
B. Tiểu cầu
-
C. Cơ
-
D. Bạch cầu
Câu 4: Điểm nào sau đây là đúng khi nói về việc phòng trừ bệnh do HIV gây ra?
-
A. Chưa có vacxin phòng HIV
-
B. Chưa có thuốc đặc trị
-
C. Chưa có thuốc đặc trị và vacxin phòng HIV hữu hiệu
-
D. Cả A, B và C
Câu 5: Virut bám được trên bề mặt tế bào chủ là nhờ:
-
A. Màng tế bào có chứa protein
-
B. Bề mặt tế bào có chứa các thụ thể
-
C. Virut đã gây cảm ứng với tế bào và tế bào chủ có ái lực đối với virut
-
D. Protein bề mặt của virut đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào
Câu 6: HIV là
-
A. Virut gây suy giảm khả năng kháng bệnh của người
-
B. Bệnh nguy hiểm nhất hiện nay vì chưa có thuốc phòng cũng như thuốc chữa
-
C. Virut có khả năng phá hủy một số loại tế bào của hệ thống miễn dịch của cơ thể
-
D. Cả A và C
Câu 7: Chu trình tan là chu trình:
-
A. lắp axit nucleic vào protein vỏ
-
B. bơm axit nucleic vào chất tế bào
-
C. đưa cả nucleocapsit vào chất tế bào
-
D. virut nhân lên và phá vỡ tế bào
Câu 8: Điều nào sau đây là đúng với sự sinh tổng hợp của virut?
-
A. Virut sử dụng enzim của tế bào chủ trong quá trình nhân lên của mình
-
B. Virut sử dụng nguyên liệu của tế bào chủ trong quá trình nhân lên của mình
-
C. Một số virut có enzim riêng tham gia vafp quá trình nhân lên của mình
-
D. Cả A, B và C
Câu 9: Quá trình tiềm tan là quá trình:
-
A. virut nhân lên và phá tan tế bào
-
B. ADN gắn vào NST của tế bào, tế bào sinh trưởng bình thường
-
C. phá vỡ tế bào chủ để phóng thích ra ngoài
-
D. lắp axit nucleic vào protein vỏ
Câu 10: Thụ thể CD4 là thụ thể của virut HIV. Nếu đưa hồng cầu có thụ thể CD4 vào bệnh nhân HIV thì điều gì sau đây sẽ xảy ra?
-
A. Bệnh nhân sẽ thiếu máu nghiêm trọng vì HIV sẽ phá hủy hồng cầu
-
B. Bệnh của bệnh nhân sẽ không tiến triển thêm vì HIV sẽ không nhân lên được trong hồng cầu
-
C. HIV sẽ xâm nhập được nhưng không nhân lên được trong hồng cầu có thụ thể CD4
-
D. Bệnh nhân sẽ thiếu máu nghiêm trọng vì bạch cầu sẽ tiêu diệt các hồng cầu chứa HIV
Câu 11: Vì sao mỗi loại virut chỉ nhân lên trong một số loại tế bào nhất định?
-
A. Gai glicoprotein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ
-
B. Protein của virut phải đặc hiệu với thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ
-
C. Virut không có cấu tạo tế bào
-
D. Cả A và B
Câu 12: Chu trình tiềm tan được hiểu là:
-
A. Chu trình có virut phát triển làm tan tế bào
-
B. Chu trình có virut mà bộ gen của nó gắn vào nhiễm sắc thể của tế bào chủ
-
C. Chu trình có virut đang ở thời điểm phát triển mạnh
-
D. Giai đoạn virut vừa xâm nhập tế bào
Câu 13: Ở các nước Pháp, Bỉ, Mỹ có tới 1 % số dân không bị nhiễm HIV cho dù họ tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh. Nguyên nhân chính là do:
-
A. Họ không mẫn cảm với HIV
-
B. Họ có gen đề kháng HIV
-
C. Họ không có đồng thụ thể CD4 và CCR-5 đặc hiệu với protein bề mặt của HIV
-
D. Họ có sức đề kháng cao, biết cách phòng tránh
Câu 14: Điều nào sau đây là đúng với sự xâm nhập của phago vào tế bào chủ?
-
A. Phago chỉ bơm axit nucleic vào tế bào chủ
-
B. Phago đưa cả axit nucleic và vỏ protein vào tế bào chủ
-
C. Phago chỉ đưa vỏ protein vào tế bào chủ
-
D. Tùy từng loại tế bào chủ mà phago đưa axit nucleic hay vỏ protein vào
Câu 15: Virut HIV xâm nhập tế bào chủ bằng cách nào sau đây?
-
A. Chọc thủng màng tế bào chủ tiêm axit nucleic vào tế bào
-
B. Nhập bào
-
C. Dung hợp trực tiếp
-
D. Phá vỡ một phần màng tế bào chủ gắn vỏ ngoài của virut vào màng tế bào chủ
Câu 16: Có bao nhiêu nguyên nhân trong các nguyên nhân sau khiến Phago không thể giết chết hết toàn bộ vi khuẩn?
-
Phago chỉ bám mặt ngoài vi khuẩn nên chỉ làm vi khuẩn suy yếu
-
Một số loại phago sống chung với vi khuẩn mà không giết chết vi khuẩn
- Vi khuẩn co thể đột biến làm thay đổi cấu hình của thụ thể làm phago không thể bá và xâm nhập vào vi khuẩn
- Trong cơ thể vi khuẩn có enzym giới hạn có thể nhận ra và tiêu diệt phago
- A. 1
- B. 2
-
C. 3
- D. 4
Câu 17: Enzym nào đã giúp phago tham gia vào sự phá hủy thành tế bào vật chủ?
- A. ligaza
- B. proteaza
- C. Nucleaza
-
D. lizoxom
Câu 18: Khi nói về cơ chế xâm nhập của virut vào tế bào động vật và tế bào vi khuẩn, phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Virut xâm nhập vào tế bào động vật bằng cách nhập bào hoặc dung hợp với màng sinh chất của tế bào chủ
- B. Virut xâm nhập vào tế bào vi khuẩn bằng cách tiết lyzozim chọc thủng thành tế bào vi khuẩn
- C. Khi xâm nhập vào tế bào vi khuẩn chỉ có lõi axit nucleic được đưa vào bên trong còn vỏ capsit được để lại bên ngoài
-
D. Sau khi xâm nhập vào tế bào động vật, vỏ capsit của virut được giữ nguyên không bị phân hủy
Câu 19: Phago SPO1 là loại phago độc độc đối với vi khuẩn Bacillus subtillis (một loại vi khuẩn G$^{-}$). Khi bổ sung phago này vào dịch huyền phù Bacillus subtillis trong môi trường đẳng trương có bổ sung lizozim, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Phago nhiễm được vào vi khuẩn vì có tế bào chủ phù hợp
- B. Phago không nhiễm được vào vi khuẩn, vì vi khuẩn bị trương vỡ trong môi trường đẳng trương có bổ sung lizozim
-
C. Phago không nhiễm được vào vi khuẩn, vì không có thụ thể cho phago bá, vào
- D. Cả phago và vi khuẩn đều bị tiêu diệt trong môi trường có bổ sung lizozim
Câu 20: Thụ thể giúp phago bám vào thành tế bào vi khuẩn nằm ở cấu trúc nào sau đây?
-
A. Lông đuôi
- B. Đĩa gốc
- C. Đầu của phago
- D. Phần cấu trúc xoắn của phago