A. Lý thuyết
I. Khái niệm quang hợp
- Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời biến CO2 thành cacbohidrat.
CO2 + H2O + Năng lượng ánh sáng --> (CH2O) + O2
- Sinh vật có khả năng quang hợp: thực vật, tảo, một số vi khuẩn
II. Các pha của quá trình quang hợp
Quang hợp chia thành 2 pha: pha sáng và pha tối
1. Pha sáng
- Là giai đoạn phụ thuộc trực tiếp vào ánh sáng
- Diễn ra trong màng tilacoit của lục lạp
- Thông qua pha sáng, năng lượng ánh sáng được chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH
- Oxi được giải phóng từ nước trong pha sáng
2. Pha tối
- Pha tối là pha cố định CO2 của quang hợp
- Diễn ra trong chất nền stroma
- Thông qua pha tối, với sự tham gia cuar ATP và NADPH tạo ra từ pha sáng, CO2 sẽ bị khử thành các sản phẩm hữu cơ.
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: Quang hợp được thực hiện ở những nhóm sinh vật nào?
Xem lời giải
Câu 2: Quang hợp thường được chia thành mấy pha là những pha nào?
Xem lời giải
Câu 3: Những phân tử nào chịu trách nhiệm hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang hợp?
Xem lời giải
Câu 1: Oxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp?
Xem lời giải
Câu 5: Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu và tạo ra sản phẩm gì để cung cấp cho pha tối?
Xem lời giải
Câu 6: Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu? Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là gì? Tại sao người ta lại gọi con đường C3 là chu trình?