"Phần 2: Sinh học tế bào" là nội dung trọng tâm trong chương trình sinh học 10 và cũng là nền tảng kiến thức cơ bản cho các nội dung tiếp theo của sinh học THPT. Do vậy,ConKec khái quát lại kiến thức trọng tâm và đưa ra phương pháp học hiệu quả giúp các bạn nắm vững kiến thức tốt nhất phần này.
A. Lý thuyết
I. Tóm tắt các nội dung cơ bản của phần sinh học tế bào
1. Thành phần hóa học của tế bào
- Tế bào được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học. Trong đó, 4 nguyên tố C, H, O, N chiếm 96% khối lượng cơ thể sống.
- Phân tử nước có tính phân cực, có vai trò quan trọng đối với sự sống
- Cơ thể sống được cấu tạo từ 4 đại phân tử: cacbohidrat, protein, lipit, axit nucleic
2. Cấu tạo tế bào
- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống.
- Mọi tế bào đều có cấu tạo 3 bộ phận chính: màng sinh chất, tế bào chất và nhân (hay vùng nhân)
- Có 2 loại tế bào:
- Tế bào nhân sơ: kích thước nhỏ, không có hệ thống màng và bào quan có màng bao bọc trong tế bào, vật chất di truyền nằm trong Vùng nhân.
- Tế bào nhân thực: kích thước lớn hơn, có nhiều bào quan có màng bao bọc (không bào, lizoxom, ti thể, lục lạp, bộ máy gongi,..), vật chất di truyền nằm trong nhân.
3. Chuyển hóa vật chất và năng lượng
- Tế bào là hệ mở, luôn trao đổi chất và năng lượng với môi trường
- ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào
- Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất tạo năng lượng dạng ATP
- Quang hợp là quá trình chuyển năng lượng mặt trời thành năng lượng tiềm ẩn trong các hợp chất hữu cơ. Quang hợp gồm 2 pha: pha sáng và pha tối.
4. Phân chia tế bào
- Sự sống được duy trì liên tục từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua quá trình truyền đạt thông tin di truyền (ADN) nhờ các hình thức phân chia tế bào:
- Nguyên phân: là hình thức phân bào nguyên nhiễm, nhằm thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng và phát triển, tái sinh các mô, cơ quan
- Giảm phân: là hình thức phân bào giảm nhiễm, tạo ra giao tử cho các cơ thể sinh sản hữu tính.
II. Hướng dẫn ôn tập
1. Nắm chắc các khái niệm then chốt của từng bài và từng chương
- Diễn đạt lại các khái niệm bằng ngôn ngữ của mình nhưng đảm bảo đúng bản chất.
- Đặt ra các câu hỏi phản biện: tại sao, nếu ngược lại thì, .... và tìm ra câu trả lời để khắc sâu kiến thức.
2. Tìm kiếm mối liên hệ qua lại giữa các khái niệm
- Tất cả kiến thức trong các bài, các chương đều có mối quan hệ logic với nhau.
- Cần tìm ra các liên hệ giữa các kiến thức, kiến thức với thực tiễn => vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, giải thích các hiên tượng
3. Xây dựng bản đồ khái niệm
- Bản đồ khái niệm dạng phân nhánh
- Bản đồ khái niệm dạng lưới