A. Lý thuyết
I. Bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm
- Là bệnh lây lan từ cơ thể này sang cơ thể khác
- Tùy loại vi sinh vật mà có thể lây truyền theo các con đường khác nhau
2. Phương thức lây truyền
- Truyền ngang
- Qua sol khí
- Qua tiêu hóa
- Qua tiếp xúc trực tiếp
- Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt
- Truyền dọc: Truyền từ mẹ sang con
3. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do virut
- Bệnh đường hô hấp: viêm phổi, cảm lạnh, viêm họng, viêm đường hô hấp, ...
- Bệnh đường tiêu hóa: viêm gan, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày, ...
- Bệnh hệ thần kinh: viêm não, bại liệt, ....
- Bệnh lây qua đường sinh dục: viêm gan B, HIV, hecpet, ...
- Bệnh da: đậu mùa, sởi, ...
II. Miễn dịch
- Là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
1. Miễn dịch không đặc hiệu
- Là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh
- Không có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên
- Ví dụ: da, niêm mạc, nước mắt, đại thực bào, ...
2. Miễn dịch đặc hiệu
- Miễn dịch dịch thể
- Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể
- Nằm trong thể dịch (máu, sữa, dịch bạch huyết)
- Miễn dịch tế bào
- Là miễn dịch có sự tham gia của tế bào T độc (nguồn gốc từ tuyến ức)
3. Phòng chống bệnh truyền nhiễm
- Tiêm vacxin
- Kiểm soát vật trung gian truyền bệnh
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và cộng đồng
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: Trang 128 - sgk Sinh học 10
Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Vi sinh vật gây bệnh có thể lan truyền theo các con đường nào?
Xem lời giải
Câu 2: Trang 128 - sgk Sinh học 10
Thế nào là miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch không đặc hiệu?
Xem lời giải
Câu 3: Trang 128 - sgk Sinh học 10
Hãy phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào?