Bài 33 với nội dung "Ôn tập phần Sinh học vi sinh vật" nhằm mục đích hệ thống và củng cố kiến thức về vi sinh vật. Từ đó, HS có thể làm các bài tập và giải thích các hiện tượng thực tế. Sau đây, ConKec tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải các câu hỏi trong bài.
A. Lý thuyết
I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng
1. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật được sơ đồ như sau
2. Nhân tố sinh trưởng
- Vi sinh vật nguyên dưỡng: có thể tự tổng hợp các nhân tố sinh trưởng
- Vi sinh vật khuyết dưỡng: Không tự tổng hợp được một hay vài nhân tố sinh trưởng
3. Các kiểu hô hấp
- Hiếu khí
- Kị khí
- Lên men
4. Hoạt động của vi khuẩn sử dụng năng lượng
- Tổng hợp ATP, rồi sử dụng tổng hợp các chất
- Vận chuyển các chất
- Quay tiêm mao, chuyển động
II. Sinh trưởng của vi sinh vật
Độ pH phù hợp nhất cho sự sinh trưởng của vi sinh vật:
Nhóm vi sinh vật | pH tối ưu đối với phần lớn vi sinh vật |
vi khuẩn | gần trung tính |
tảo đơn bào | hơi axit |
nấm | axit |
động vật đơn bào | gần trung tính |
III. Sinh sản của vi sinh vật
- Vi sinh vật nhân sơ
- Phân đôi
- Nảy chồi và tạo thành bào tử
- Vi sinh vật nhân thực:
- Sinh sản bằng bào tử
- Phân đôi và nảy chồi
IV. Các biện pháp kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật
- Sử dụng chất ức chế sinh trưởng
- Thay đổi các yếu tố vật lí: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, pH, ...
V. Virut
1. Một số loại virut
2. Miễn dịch
3. Bệnh truyền nhiễm
- Bệnh viêm gan B là do một loại virut được truyền chủ yếu qua đường máu .
- So với các loại sữa bột hay sữa đặc có đường thì sữa mẹ có rất nhiều ưu điểm. Một lợi thê rõ rệt là sữa mẹ có khả năng giúp trẻ chống nhiễm trùng vì trong sữa mẹ có nhiều loại kháng thể và các lizôzim.
- Trẻ nhỏ và người cao tuổi dễ mẫn cảm với các bệnh nhiễm trùng vì hệ thống miễn dịch của họ hoặc yếu hay ít hoặc không hoạt động nữa.