Trắc nghiệm sinh học 10 học kì I (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 10 học kì I (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Vật chất được vận chuyển qua màng tế bào thường ở dạng nào sau đây ?

  • A. Hoà tan trong dung môi
  • B. Dạng tinh thể r ắn
  • C. Dạng khí
  • D. Dạng tinh thể rắn và khí 

Câu 2: Các loại Nuclêotit trong phân tử ADN là :

  • A. Ađênin, uraxin, timin và guanin
  • B. Uraxin, timin, Ađênin, xitôzin và guanin
  • C. Guanin, xitôzin, timin và Ađênin
  • D. Uraxin, timin, xitôzin và Ađênin

Câu 3: Đặc điểm của tế bào nhân sơ là :

  • A. Tế bào chất đã phân hoá chứa đủ các loại bào quan.
  • B. Màng nhân giúp trao đổi chất giữa nhân với tế bào chất.
  • C. Chưa có màng nhân.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4: Tỷ lệ của nguyên tố các bon (C) có trong cơ thể người là khoảng

  • A. 65%
  • B. 9,5%
  • C. 18,5% 
  • D. 1,5%

Câu 5: Ở lớp màng trong của ti thể có chứa nhiều chất nào sau đây ?

  • A. Enzim hô hấp
  • B. Kháng thể
  • C. Hoocmon
  • D. Sắc tố 

Câu 6: Phát biểu sau đây có nội dung đúng là :

  • A. Enzim là một chất xúc tác sinh học.
  • B. Enzim được cấu tạo từ các đisaccrit.
  • C. Enzim sẽ lại biến đổi khi tham gia vào phản ứng.
  • D. Ở động vật, Enzim do các tuyến nội tiết tiết ra.

Câu 7: Đường sau đây không thuộc loại hexôzơ là :

  • A. Glucôzơ
  • B. Galactôzơ
  • C. Fructôzơ 
  • D. Tinh bột 

Câu 8: Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:

  • A. Hệ cơ quan
  • B. Mô
  • C. Cơ thể
  • D. Cơ quan 

Câu 9: Chức năng của bộ máy Gôn gi trong tế bào là :

  • A. Thu nhận Prôtêin, lipit, đường rồi lắp ráp thành những sản phẩm cuối cùng.
  • B. Phân phối các sản phẩm tổng hợp được đến các nơi trong tế bào.
  • C. Tạo chất và bài tiết ra khỏi tế bào.
  • D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 10: Chức năng của ADN là :

  • A. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào
  • B. Bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
  • C. Trực tiếp tổng hợp Prôtêin
  • D. Là thành phần cấu tạo của màng tế bào 

Câu 11: Đơn phân cấu tạo của Prôtêin là :

  • A. Mônôsaccarit
  • B. Photpholipit 
  • C. axit amin
  • D. Stêrôit

Câu 12: Ở vi khuẩn, cấu trúc plasmis là :

  • A. Phân tử ADN nằm trong nhân tế bào có dạng thẳng
  • B. Phân tử ADN có dạng vòng nằm trong nhân
  • C. Phân tử ADN nằm trong nhân tế bào có dạng vòng
  • D. Phân tử ADN thẳng nằm trong tế bào chất 

Câu 13: Con chấu chấu được xếp vào ngành động vật nào sau đây?

  • A. Ruột khoang
  • B. Thân mềm
  • C. Da gai
  • D. Chân khớp

Câu 14: Hoạt động nào sau đây của Lizôxôm. cần phải kết hợp với không bào tiêu hoá ?

  • A. Phân huỷ thức ăn.
  • B. Phân huỷ tế bào già.
  • C. Phân huỷ các bào quan đã hết thời gian sử dụng.
  • D. Tất cả các hoạt động trên.

Câu 15: Các nguyên tố tham gia cấu tạo các chất hữu cơ đầu tiên trên trái đất là:

  • A. C, H, O, N
  • B. Ca, Na, C, N
  • C. C, K, Na, P
  • D. Cu, P, H, N

Câu 16: Phát biểu nào dưới đây đúng khi nói về lục lạp ?

  • A. Có chứa nhiều trong các tế bào động vật.
  • B. Có thể không có trong tế bào của cây xanh.
  • C. Là loại bào quan nhỏ bé nhất.
  • D. Có chứa sắc tố diệp lục tạo màu xanh ở lá cây.

Câu 17: Hãy chọn câu sau đây có thứ tự sắp xếp các cấp độ tổ chức sống từ thấp đến cao:

  • A. Cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xã.
  • B. Quần xã, quần thể, hệ sinh thái, cơ thể.
  • C. Quần thể, quần xã, cơ thể, hệ sinh thái.
  • D. Cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái.

Câu 18: Khi phân giải phân tử đường factôzơ , có thể thu được kết quả nào sau đây?

  • A. Hai phân tử đường glucôzơ
  • B. Một phân tử glucôzơ và 1 phân tử galactôzơ
  • C. Hai phân tử đường Pentôzơ
  • D. Hai phân tử đường galactôzơ 

Câu 19: Cấu trúc của phân tử prôtêtin có thể bị biến tính bởi :

  • A. Liên kết phân cực của các phân tử nước
  • B. Nhiệt độ
  • C. Sự có mặt của khí oxi
  • D. Sự có mặt của khí CO2

Câu 20: Ở tế bào nhân chuẩn, tế bào chất được xoang hoá là do:

  • A. Có màng nhân ngăn cách chất nhân với tế bào chất.
  • B. Có các bào quan có màng bọc phân cách với tế bào chất.
  • C. Có hệ thống mạng lưới nội chất.
  • D. Có các ti thể.

Câu 21: Nếu so với đường cấu tạo ADN thì phân tử đường cấu tạo ARN

  • A. Nhiều hơn một nguyên tử ôxi
  • B. Ít hơn một nguyên tử oxi
  • C. Nhiều hơn một nguyên tử cácbon
  • D. Ít hơn một nguyên tử cácbon 

Câu 22: Cấu trúc nào sau đây có tác dung tạo nên hình dạng xác định cho tế bào động vật ?

  • A. Mạng lưới nội chất
  • B. Bộ khung tế bào
  • C. Bộ máy Gôn gi
  • D. Ti thể 

Câu 23: Thực vật nào sau đây thuộc ngành hạt trần?

  • A. Cây lúa
  • B. Cây thông
  • C. Cây dương sỉ
  • D. Cây bắp 

Câu 24: Vận chuyển chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao là cơ chế :

  • A. Thẩm thấu
  • B. Khuyếch tán
  • C. Chủ động
  • D. Thụ động 

Câu 25: Sắc tố diệp lục có chứa nhiều trong cấu trúc nào sau đây ?

  • A. Chất nền
  • B. Các túi tilacoit
  • C. Màng ngoài lục lạp
  • D. Màng trong lục lạp 

Câu 26: Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới nấm và giới thực vật là:

  • A. Đều có lối sống tự dưỡng
  • B. Đều sống cố định
  • C. Đều có lối sống hoại sinh
  • D. Cơ thể có cấu tạo đơn bào hay đa bào 

Câu 27: Bậc cấu trúc nào sau đây có vai trò chủ yếu xác định tính đặc thù của prôtêin?

  • A. Cấu trúc bậc 1
  • B. Cấu trúc bậc 2
  • C. Cấu trúc bậc 3 
  • D. Cấu trúc bậc 4

Câu 28: Quang năng là :

  • A. Năng lượng của ánh sáng.
  • B. Năng lượng trong các liên kết phôtphat của ATP.
  • C.  Năng lượng được sản sinh từ ô xi hoá của ti thể.
  • D. Năng lượng sản sinh từ phân huỷ ATP.

Câu 29: Nhóm chất nào sau đây là những chất đường có chứa 6 nguyên tử các bon ?

  • A. Glucôzơ, Fructôzơ, Pentôzơ
  • B. Fructôzơ, galactôzơ, glucôzơ
  • C. Galactôzơ, Xenlucôzơ, Tinh bột
  • D. Tinh bột, lactôzơ, Pentôzơ

Câu 30: Hoạt động nào sau đây là chức năng của nhân tế bào ?

  • A. Chứa đựng thông tin di truyền.
  • B. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào.
  • C. Vận chuyển các chất bài tiết cho tế bào.
  • D. Duy trì sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường.

Câu 31: Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, có hiện tượng nước bốc hơi khỏi cơ thể. Điều này có ý nghĩa:

  • A. Làm tăng các phản ứng sinh hóa trong tế bào
  • B. Tao ra sự cân bằng nhiệt cho tế bào và cơ thể
  • C. Giảm bớt sự toả nhiệt từ cơ thể ra môi trường
  • D. Tăng sự sinh nhiệt cho cơ thể 

Câu 32: Phần lớn Enzim trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây ?

  • A. Từ 2 đến 3
  • B. Từ 6 đến 8
  • C. Từ 4 đến 5
  • D. Trên 8 

Câu 33: Điểm giống nhau giữa các loại ARN trong tế bào là:

  • A. Đều có cấu trúc một mạch.
  • B. Đều có vai trò trong quá trình tổng hợp prôtêin.
  • C. Đều được tạo từ khuôn mẫu trên phân tử ADN.
  • D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 34: Chức năng chủ yếu của đường glucôzơ là :

  • A. Tham gia cấu tạo thành tế bào.
  • B. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào.
  • C. Tham gia cấu tạo nhiễm sắc thể.
  • D. Là thành phần của phân tử ADN.

Câu 35: Loại Prôtêin sau đây có chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể là:

  • A. Prôtêin cấu trúc
  • B. Prôtêin kháng thể
  • C. Prôtêin vận động
  • D. Prôtêin hoomôn

Câu 36: Bên ngoài màng sinh chất còn có một lớp thành tế bào bao bọc . cấu tạo này có ở loại tế bào nào sau đây ?

  • A. Thực vật và động vật
  • B. Động vật và nấm
  • C. Nấm và thực vật
  • D. Động vật và vi khuẩn 

Câu 37: Nguồn gốc phát sinh các ngành thực vật là :

  • A. Nấm đa bào
  • B. Tảo lục nguyên thuỷ đơn bào
  • C. Động vật nguyên sinh
  • D. Vi sinh vật cổ 

Câu 38: Màng của lưới nội chất được tạo bởi các thành phần hoá học nào dưới đây ?

  • A. Photpholipit và pôlisaccarit
  • B. Prôtêin và photpholipit
  • C. ADN, ARN và Photpholipit
  • D. Gluxit, prôtêin và chất nhiễm sắc 

Câu 39: Thành phần cấu tạo của lipit là :

  • A. A xít béo và rượu
  • B. Đường và rượu
  • C. Gliêrol và đường
  • D. Axit béo và Gliêrol

Câu 40: Cấu trúc dưới đây không có ở tế bào thực vật bậc cao là :

  • A. Nhân chuẩn 
  • B. Ribôxôm
  • C. Trung thể
  • D. Nhân con 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm sinh học 10, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm sinh học 10 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 10

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SÔNG

PHẦN HAI: SINH HỌC TẾ BÀO

CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

CHƯƠNG II: CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO

CHƯƠNG III: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO

CHƯƠNG IV: PHÂN BÀO

PHẦN BA: SINH HỌC VI SINH VẬT

CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT

CHƯƠNG II: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT

CHƯƠNG II: VIRUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Xem Thêm

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập