Tuần:……….
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn: ...............
Ngày dạy: .................
Tiết số: .................
BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
1, Kiến thức:
- Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường.
- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
2, Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, tổng hợp, hệ thống hoá.
3, Thái độ:
- Học sinh tích cục xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ
+ GV:
+ HS:
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định lớp;
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hệ thống hoá các khái niệm
Khái niệm Ví dụ minh hoạ
- Quần thể: là tập hợp những các thể cùng loài, sống trong 1 không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản.
- Quần xã: là tập hợp những quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong 1 không gian xác định, có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên có cấu trúc tương đối ổn định, các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống.
- Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cs thể mỗi quần thể trong quần xã dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học.
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã, trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Chuỗi thức ăn: là một dãy nhiều loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích, vừa là mắt xích tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Lưới thức ăn là các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. VD: Quần thể thông Đà Lạt, cọ Phú Thọ, voi Châu Phi...
VD; Quần xã ao, quần xã rừng Cúc Phương...
VD: Thực vật phát triển sâu ăn thực vật tăng chim ăn sâu tăng sâu ăn thực vật giảm.
VD: Hệ sih thái rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, biển, thảo nguyên...
Rau Sâu Chim ăn sâu Đại bàng VSV.
Hoạt động 2: Các đặc trưng của quần thể
Các đặc trưng Nội dung cơ bản Ý nghĩa sinh thái
Tỉ lệ đực/ cái - Phần lớn các quần thể có tỉ lệ đực: cái là 1:1 - Cho thấy tiềm năn sinh sản của quần thể
Thành phần nhóm tuổi Quần thể gồm các nhóm tuổi:
- Nhóm tuổi trước sinh sản
- Nhóm tuổi sinh sản
- Nhóm sau sinh sản
- Tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể
- Quyết định mức sinh sản của quần thể
- Không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
Mật độ quần thể - Là số lượng sinh vật trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. - Phản ánh các mối quan hệ trong quần thể và ảnh hưởng tới các đặc trưng khác của quần thể.
Hoạt động 3: Các dấu hiệu điển hình của quần xã (Bảng 49 SGK).
4, Củng cố
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Hoàn thành các bài còn lại.
- Ôn lại các bài đã học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- GV cho HS nghiên cứu các câu hỏi ở SGK trang 190, thảo luận nhóm để trả lời:
- Nếu hết giờ thì phần này HS tự trả lời. - Các nhóm nghiên cứu câu hỏi, thảo luận để trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
5,Vận dụng, mở rộng:
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
1. Bài tập về Sinh vật và môi trường.
a) Hãy kể tên một số loài động vật thuộc hai nhóm động vật ưa ẩm và ưa khô?
+ Động vật ưa ẩm: ếch nhái, giun, lươn, ốc sên, sâu rau, gián…
+ Động vật ưa khô: hổ, linh cẩu, khỉ, đà điểu, sơn dương, bò rừng…
b) Hãy kể tên một số loài thực vật thuộc hai nhóm thực vật ưa sáng, ưa bóng?
+ Thực vật ưa sáng: thanh long, sen, tiêu, ớt, mướp, lúa, chuối, nhãn..
+ Thực vật ưa bóng: lan, mộc lan, hải đường, vạn niên thanh, gừng, riềng…
c) Hãy kể tên một số loài thực vật thuộc hai nhóm ưa ẩm, chịu hạn?
+ Thực vật ưa ẩm: lan, thiên lý, rọc mùng, rau mác…
+ Thực vật chịu hạn: xương rồng, hoa giấy, thanh long, thông…
d) Hãy kể tên một số loài động vật thuộc hai nhóm ưa sáng, ưa tối?
+ Động vật ưa sáng: dê, cừu, trâu, bò, gà, bồ câu…
+ Động vật ưa tối: cú mèo, dơi, bướm đêm, muỗi, nhím, …
e) Các ví dụ sau đâu là quần thể sinh vật, đâu không phải quần thể sinh vật?
(1) Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt đới.
(2) Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
(3) Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao.
(4) Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.
(5) Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc vào lượng thức ăn có trên cánh đồng.
(6) Tập hợp cá trắm cỏ trong ao.
(7) Chim ở lũy tre làng.
(8) Bèo trên mặt ao.
(9) Loài Vọoc quần đùi trắng ở khu bảo tồn rừng Cúc Phương.
(10) Các cây ven hồ.
(11) Ốc bươu vàng ở ruộng lúa.
(12) Chuột trong vườn.
Trả lời: - Quần thể: 2,5,6,9,11
- Không phải quần thể: 1,3,4,7,8,10,12
f) Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: Mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thá Trả lời:
- Nhân tố vô sinh: Mức độ ngập nước, độ dốc, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, áp suất, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, độ tơi xốp, lượng mưa ... có tác động đến đời sống của chuột.
- Nhân tố hữu sinh: Kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá cây... có ảnh hưởng đến đời sống của chuột.
g) Khi đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan sẽ thay đổi. Hãy cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó?
Trả lời:
- Cây phong lan sống trong rừng rậm thường ở dưới tán rừng nên ánh sáng chiếu thường yếu (rừng thường có nhiều tầng cây). Khi chuyển về vườn nhà, cây cối mọc thưa hơn nên ánh sáng chiếu vào cây phong là mạnh hơn.
- Cây phong lan sống trong rừng có độ ẩm cao hơn trong vườn nhà, chịu tác động của nhiệt độ trong rừng ổn định hơn ở ngoài rừng.
h) Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 00C đến +900C, trong đó điểm cực thuận là +550C. Trả lời:
Sơ đồ tác động của nhiệt độ lên loài vi khuẩn suối nước nóng
2. Bài tập về Hệ sinh thái.
2.1 Các dạng bài tập liên quan tới lưới thức ăn và chuỗi thức ăn:
2.1.1. Xác định một loài động vật nào đó là động vật tiêu thụ bậc mấy trong lưới thức ăn.
* Các bước giải bài tập chuỗi – lưới thức ăn
Bước 1: Xác định các thành phần của hệ sinh thái mà đề bài đã cho. Phải xác định được:
- Sinh vật sản xuất: Thực vật.
- Sinh vật tiêu thụ:
+ Động vật ăn sinh vật sản xuất( ăn thực vật): động vật tiêu thụ bậc 1
+ Động vật ăn thịt: Động vật tiêu thụ bậc 2, bậc 3, bậc n …
- Sinh vật phân hủy
Bước 2: Xây dựng chuỗi – lưới thức ăn hoàn chỉnh.
Dạng 1: Xác định một loài động vật nào đó là động vật tiêu thụ bậc mấy trong lưới thức ăn.
Ví dụ 1: Cho các dữ liệu sau: Cây cỏ, bọ rùa, gà, cáo , diều hâu, rắn, dê, ếch, châu chấu, hổ, vi sinh vật. Em hãy xây dựng lưới thức ăn và xác định bậc dinh dưỡng của các sinh vật ở lưới thức ăn đó. Trả lời:
+ Xác định các bậc dinh dưỡng của các sinh vật trong lưới thức ăn.
- Sinh vật sản xuất: Cây cỏ.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 1: bọ rùa, châu chấu, dê.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 2: ếch, gà, diều hâu, hổ
- Sinh vật tiêu thụ bậc 3: rắn, diều hâu, cáo, hổ.
- Sinh vật tiêu thụ bậc 4: hổ
- Sinh vật phân giải: Vi sinh vật.
+ Vẽ lưới thức ăn (1)
Dạng 2: Nếu một loài nào đó trong lưới thức ăn bị tiêu diệt thì điều gì xảy ra (Vai trò, mối liên quan của các loài)
Ví dụ 2: Cho sơ đồ một lưới thức ăn(1) ở trên. Nếu tiêu diệt quần thể Ếch nhái thì quần xã trên sẽ biến động như thế nào? Giải thích?
- Nếu tiêu diệt quần thể Ếch nhái thì các quần thể có liên quan về dinh dưỡng như bọ rùa, châu chấu, rắn, diều hâu… sẽ bị dao động về số lượng, sau đó quần xã sẽ đạt trạng thái cân bằng mới.
Dạng 3: Chỉ ra mắt xích chung của lưới thức ăn.
Bước 1: Xét được các chuỗi thức ăn để thấy được các mắt xích chung.
Bước 2: Kết luận
Ví dụ 3: Lấy ví dụ 1 ở trên. Tìm mắt xích chung trong lưới thức ăn trên.
Hướng dẫn:
- Xét các chuỗi thức ăn có mắt xích chung(ít nhất phải tham gia vào 2 chuỗi)
- Vậy ếch nhái, rắn, diều hâu, châu chấu, gà và hổ là mắt xích chung của lưới thức ăn
* Lưu ý:
+ Cỏ (sinh vật sản xuất) và vi sinh vật (sinh vật phân giải) ta không xét đến.
+ Học sinh không cần viết chuỗi thức ăn vào bài làm.
Dạng 4: Dựa vào lưới thức ăn hãy cho biết 1 sinh vật nào đó tham gia vào mấy chuỗi thức ăn?
Bước 1: Viết các chuỗi thức ăn có liên quan đến sinh vật mà đề bài yêu cầu.
Bước 2: Kết luận.
6, Dặn dò:
- Chuẩn bị kiểm tra học kì II vào tiết sau.
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………