Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 29: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI (T3)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giải thích được tại sao phương pháp nghiên cứu di truyền người có những đặc trưng không hoàn toàn giống với nghiên cứu di truyền động vật. Trình bày được thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ, phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
Mô tả được nguyên nhân, triệu chứng của một số bệnh và tật do di truyền ở người. Sử dụng phương pháp phả hệ để phân tích sự di truyền một vài tính trạng hay đột biến ở người.
Giải được các bài tập di truyền người.
2. Kĩ năng
Phát triển kĩ năng quan sát, so sánh và khái quát hoá, suy luận.
3. Thái độ
Quan tâm tìm hiểu về thế giới sống. Say mê, thích tìm hiểu thông tin và giải thích các hiện tượng có liên quan.
4. Năng lực, phẩm chất
Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động cá nhân trên lớp và công việc được giao về nhà theo nhóm; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động tập thể (nhóm đôi, nhóm nhỏ 4- 6HS).
Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, năng lực tính toán, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ.
II. TRỌNG TÂM
Phương pháp nghiên cứu di truyền học người
Bệnh và tật di truyền ở người.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
Bài soạn, máy chiếu, Hình 17.1- 17.8 phiếu học tập cho bài tập điền từ.
Giấy A0, bút dạ…
2. Học sinh
Nghiên cứu trước bài học, kiến thức về NST, về thụ tinh.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp DH
Phương pháp DH: Dạy học nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, khăn trải bàn, đặt câu hỏi.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Bệnh và tật di truyền ở người khác với bệnh thông thường những điểm nào?
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên.
+ Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động
Bệnh di truyền là các rối loạn sinh lí bẩm sinh.
Tật di truyền là các khiếm khuyết về hình thái bẩm sinh.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
Hoạt động 2: Bệnh và tật di truyền người
GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi:
+ Nghiên cứu thông tin trang 163, 164.
+ Nêu nguyên nhân và hậu quả của một số bệnh di truyền ở người?
HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức
II. BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
1. Bệnh di truyền ở người
Một vài bệnh di truyền ở người
Tên bệnh Đặc điểm di truyền Biểu hiện bên ngoài
1. Bệnh Đao
(hội chứng Đao) - Cặp NST số 21 có 3 NST(ĐB dị bội) - Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và 1 mí, ngón tay ngắn, si đần, không có con.
2. Hội chứng Tơcnơ (XO) - Cặp NST số 23 ở nữ chỉ có 1 NST (X) - Lùn, cổ ngắn, là nữ
- Tuyến vú không phát triển, mất trí, không có con
3. Hội chứng bạch tạng - Đột biến gen lặn - Da và màu tóc trắng.
- Mắt màu hồng.
4. Bệnh câm điếc bẩm sinh - Đột biến gen lặn - Câm điếc bẩm sinh.
GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi:
+ Nghiên cứu thông tin trang 164.
+ Trả lời câu hỏi mục 2 SHDH trang 164.
HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, chốt kiến thức 2. Tật di truyền ở người
Tật di truyền là các khiếm khuyết về hình thái bẩm sinh. Các dị tật bẩm sinh như: mất sọ não, khe hở môi – hàm, bàn tay và bàn chân dị dạng cũng khá phổ biến ở người.
GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi:
+ Nghiên cứu thông tin trang 164, 165.
+ Trả lời câu hỏi mục 3 SHDH trang 164.
HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, chốt kiến thức 3. Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền
- Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Tác dụng của việc sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.
- Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ, chồng nói trên
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Trả lời câu hỏi ở 2 trong phần HĐ luyện tập.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập
HS vẽ sơ đồ phả hệ
- Bệnh do gen lặn gây ra vì cặp 1-2 bình thường nhưng sinh con mắc bệnh
- Bệnh có liên quan đến giới tính, do gen nằm trên X quy định. Vì bệnh thường biểu hiện nhiều ở con trai, người bố bình thường thì sinh con gái bình thường.
+ Chọn từ:
1. đồng sinh
2. tính trạng
3. gen
4. môi trường
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà nghiên cứu bước 3, 4 trong phần HĐ vận dụng trang 166.
+ Giờ sau báo cáo kết quả trước lớp.
HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi D. Hoạt động vận dụng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà sưu tầm nội dung thứ 3 trong HĐ tìm tòi mở rộng.
+ Giờ sau báo cáo kết quả trước lớp.
HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi E. Hoạt động tìm tòi mở rộng