Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 65: SINH VẬT THÍCH NGHI KÌ DIỆU VỚI MÔI TRƯỜNG (T2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giải thích được vì sao sinh vật thích nghi kì diệu với môi trường sống của chúng.
Mối quan hệ biến dị- di truyền- chọn lọc tự nhiên.
Các khái niệm: màu sắc nguỵ trang, màu sắc báo hiệu, hình dáng bắt chước.
2. Kĩ năng
Kĩ năng thực hành quan sát tự nhiên, làm thực nghiệm về chọn lọc tự nhiên.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và thiên nhiên hoang dã, chống biến đổi khí hậu.
4. Năng lực, phẩm chất
Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động cá nhân trên lớp và công việc được giao về nhà theo nhóm; năng lực giao tiếp và hợp tác
Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Sự thích nghi của sinh vật với môi trường
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
Bài soạn, máy chiếu, các hình trong bài.
Giấy A0, bút dạ…
2. Học sinh
Nghiên cứu trước bài học.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp DH
Phương pháp DH: Dạy học nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, khăn trải bàn, đặt câu hỏi.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
GV: Cho HS chơi trò chơi: gọi 2 nhóm lên chơi để trả lời câu hỏi sau:
Lấy ví dụ về hiện tượng cơ thể sinh vật có những đặc điểm phù hợp thích nghi với điều kiện sống?
+ Nhóm nào trả lời nhanh và chính xác sẽ dành chiến thắng.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên.
+ Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
Hoạt động 2: Biến dị - di truyền và chọn lọc tự nhiên
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Quan sát hình 65.3.
+ Thảo luận xem những con ếch vàng được tạo ra như thế nào?
+ Sinh vật thích nghi kì diệu với môi trường sống của chúng là do đâu?
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức
Quần thể ếch xanh ban đầu phát sinh nhiều biến dị về màu sắc. Trong môi trường cỏ màu xanh, những con ếch con mới sinh ra có màu xanh hoà lẫn sẽ có nhiều cơ hội sống hơn do không bị kẻ thù ăn thịt phát hiện. Sự giao phối giữa các dòng ếch có màu xanh khác nhau tạo ra nhiều biến dị tổ hợp về màu sắc ở những con ếch con. Môi trường cát vàng, những con ếch con màu vàng lại có nhiều cơ hội sống hơn do không bị kẻ thù ăn thịt phát hiện. Qua thời gian lâu dài, loài ếch mốc có màu vàng trở nên phổ biến. Như vậy, biến dị – di truyền và chọn lọc tự nhiên đã tạo ra những con ếch vàng.
=> Sinh vật thích nghi kì diệu với môi trường sống của chúng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên dựa trên đặc tính biến dị và di truyền. Các quá trình đột biến và giao phối đã tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên. Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối vì nó là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong những hoàn cảnh nhất định.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, cặp đôi
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Trả lời các câu hỏi 3 trong SHDH phần HĐ luyện tập trang 195.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập
Ví dụ :
- Một thực vật thuộc họ Thầu dầu có ở Nhật Bản. Cây này nổi tiếng với nhiều độc tố gây ói mửa, tháo dạ, có thể dẫn đến tử vong. Những vết đốm trên lá của nó cũng giống như vết đốm trên cánh con vòi voi (số 6 trong hình bên).
- Một loại đậu của châu Phi (tetrapleura tetraptera) với con bọ que eurycanthea horrida ở New Guinea (hình sau). Hình dáng và cấu trúc của cả hai khá giống nhau, nhất là khi con bọ nằm im. Thật thế, mỗi khi gặp nguy hiểm, bọ que liền giả bộ chết, lúc đó do phản xạ tự nhiên, cơ bắp nó sẽ rắn và cứng như gỗ khiến kẻ thù khó phân biệt được đâu là bọ que, đâu là quả đậu.
"Cặp song sinh giả" này còn có vỏ dai và bền, đặc biệt là rất giống nhau, nhờ cấu tạo từ những phân tử hữu cơ tương tự. Ở thực vật, những phân tử của xenlulozơ liên kết với nhau, hình thành những thớ dài và chắc để tạo nên vỏ thực vật. Sự bảo vệ ấy cũng có hiệu quả như sự kết hợp protein – kitin ở sâu bọ.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu sự thích nghi của mỏ chim với loại thức ăn theo nhóm từ phần (9) đến hết trong phần hoạt động vận dụng.
+ Giờ sau báo cáo kết quả trước lớp.
HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi D. Hoạt động vận dụng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu phần 3 trong hoạt động tìm tòi mở rộng.
HS: Về nhà nghiên cứu E. Hoạt động tìm tòi mở rộng