Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
CHỦ ĐỀ 14: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
BÀI 65: SINH VẬT THÍCH NGHI KÌ DIỆU VỚI MÔI TRƯỜNG (T1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giải thích được vì sao sinh vật thích nghi kì diệu với môi trường sống của chúng.
Mối quan hệ biến dị- di truyền- chọn lọc tự nhiên.
Các khái niệm: màu sắc nguỵ trang, màu sắc báo hiệu, hình dáng bắt chước.
2. Kĩ năng
Kĩ năng thực hành quan sát tự nhiên, làm thực nghiệm về chọn lọc tự nhiên.
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và thiên nhiên hoang dã, chống biến đổi khí hậu.
4. Năng lực, phẩm chất
Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động cá nhân trên lớp và công việc được giao về nhà theo nhóm; năng lực giao tiếp và hợp tác
Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Sự thích nghi của sinh vật với môi trường
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
Bài soạn, máy chiếu, các hình trong bài.
Giấy A0, bút dạ…
2. Học sinh
Nghiên cứu trước bài học.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp DH
Phương pháp DH: Dạy học nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, khăn trải bàn, đặt câu hỏi.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Nghiên cứu phần hoạt động khởi động, trả lời câu hỏi trong phần hoạt động khởi động SHDH trang 193.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên.
+ Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động
Sự thích nghi của mỏ chim sẻ với các loại thức ăn khác nhau :
- Chim sẻ mặt đất lớn ăn hạt – thức ăn rắn, nên có mỏ to, khoằm, ngắn rất khoẻ để mỏ tách vỏ hạt.
- Chim sẻ mặt đất ăn hoa và quả xương rồng – thức ăn mềm, nên có mỏ nhọn, thẳng, dài.
- Chim sẻ ăn chồi non thực vật có mỏ ngắn, to để lấy được thức ăn.
- Chim sẻ ăn sâu đục thân – thức ăn mềm, nên có mỏ nhọn, thẳng, dài màu cam.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
Hoạt động 1: Cách tạo ra chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Nghiên cứu thông tin mục 1SHDH trang 194.
+ Vẽ sơ đồ giải thích các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh được tạo ra bằng cách nào?
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, cặp đôi
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi:
+ Trả lời câu hỏi 1, 2 trong hoạt động luyện tập
HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập
a, Ý nghĩa của việc "hoá trang" thành sâu bọ ở loài ophrys apifera: giúp cây hoa lan này thụ phấn, bảo tồn nòi giống.
b, Sâu ăn lá rau lại có màu xanh sẽ hoà lẫn với màu xanh của rau. Chim ăn sâu sẽ khó phát hiện để ăn thịt. Màu xanh của sâu ăn lá rau là kết quả quá trình chọn lọc tự nhiên.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu sự thích nghi của mỏ chim với loại thức ăn theo nhóm từ đầu đến hết phần (8) trong phần hoạt động vận dụng.
+ Giờ sau báo cáo kết quả trước lớp.
HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi D. Hoạt động vận dụng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu 1,2 trong hoạt động tìm tòi mở rộng.
HS: Về nhà nghiên cứu E. Hoạt động tìm tòi mở rộng