Giáo án VNEN bài: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (T3)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (T3). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (T3)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 Trình bày được “Đột biến số lượng NST là gì ?”, “Thể dị bội là gì ?”.
 Nêu nguyên nhân phát sinh, tính chất và hậu quả của từng dạng đột biến số lượng NST.
 Phân biệt các loại đột biến số lượng NST.
 Nêu được vai trò của đột biến số lượng NST trong tự nhiên và trong đời sống con người.
2. Kĩ năng
 Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát hoá thông qua kênh hình, kênh chữ.
 Vận dụng kiến thức trong phòng chống bệnh, sử dụng các đột biến số lượng NST trong tự nhiên, nhân tạo có lợi cho sinh vạt và cho con người.
3. Thái độ
 Tăng thêm ý thức bảo vệ sức khoẻ, ứng xử với vật nuôi, cây trồng mang đột biến NST.
4. Năng lực, phẩm chất
 Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
 Năng lực chuyên biệt: NL quan sát, NL sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
 Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
 Thể dị bội
 Thể đa bội
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
 Kế hoạch bài học, hình trong SHDH, phiếu học tập.
 Giấy A0, bút dạ…
2. Học sinh
 Nghiên cứu trước bài học.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp DH
 Phương pháp DH: Dạy học hợp tác, nêu và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật dạy học
 Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, khăn trải bàn, đặt câu hỏi,...
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Trả lời các câu hỏi thứ 2 trong HD khởi động trang 124.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên.
+ Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động
Do đa bội thể mà có.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi,
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
Hoạt động 2: Thể đa bội
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy phán đoán nguyên nhân tạo ra thể đa bội?
+ Quan sát hình 24.5, mô tả cơ chế tạo thành thể đa bội trong nguyên phân và giảm phân.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Thể đa bội
* Dưới tác động của các tác nhân có thể gây ra sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình phân bào. Trường hợp bộ NST trong tế bào sinh dưỡng tăng lên thành một bội số của n (nhiều hơn 2n) được gọi chung là thể đa bội.
+ Trường hợp a : Sự hình thành thể đa bội do rối loạn nguyên phân : Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, thoi phân bào không hình thành, toàn bộ bộ NST không phân li tạo tế bào 4n = 12. Sự phân bào nguyên phân sau đó tạo thể tứ bội.
+ Trường hợp b: Sự hình thành thể đa bội do rối loạn giảm phân: do rối loạn giảm phân tạo giao tử 2n = 6, sự kết hợp các giao tử này tạo hợp tử 4n = 12. Nhờ nguyên phân sau đó mà tạo thành thể tứ bội.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Trả lời các câu hỏi 2, 3, 4, 5 trong phần HĐ luyện tập trang 127.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập
Bài 3:
+ Tế bào có bộ NST đa bội (3n, 4n, …), kích thước tế bào to hơn bình thường. Các cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản có kích thước lớn hơn bình thường.
+ Cặp gen tương ứng gồm 3, 4,… alen có nguồn gốc khác nhau.
+ Thời gian sinh trưởng, phát triển kéo dài hơn......
Bài 4:
Khi lai hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa, người ta thu được một số cây lai tam bội có kiểu gen AAa. Hãy giải thích cơ chế hình thành và nêu đặc điểm của các cây tam bội.
- Cơ chế hình thành cây lai tam bội có kiểu gen AAa : do rối loạn giảm phân tạo giao tử (2n) AA ở cây AA. Giao tử AA kết hợp với giao tử bình thường a tạo cây lai tam bội có kiểu gen AAa.
- Đặc điểm của các cây tam bội AAa : tế bào có bộ NST đa bội (3n), kích thước tế bào to hơn bình thường. Các cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản có kích thước lớn hơn bình thường. Cặp gen tương ứng gồm 3 alen là A, A và a. Thời gian sinh trưởng, phát triển kéo dài hơn. Cây thường bất thụ.
Bài 5: Bộ NST của một loài thực vật có hoa gồm 5 cặp NST (kí hiệu là I, II, III, IV, V). Khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện ba thể đột biến (kí hiệu A, B, C). Phân tích tế bào học ba thể đột biến đó, thu được kết quả sau :
Thể đột biến Số NST đếm được ở từng cặp
I II III IV V
A 3 3 3 3 3
B 4 4 4 4 4
C 1 2 2 2 2
a. Xác định tên gọi của các thể đột biến trên: A là đột biến tam bội 3n; B là đột biến tứ bội 4n; C là đột biến dị bội 2n – 1.
b. Nêu cơ chế hình thành thể đột biến C : trong quá trình giảm phân, cặp NST số I không phân li tạo giao tử mang cả 2 NST I và giao tử không mang NST I ; giao tử không mang NST I kết hợp với giao tử bình thường trong quá trình thụ tinh tạo nên thể dị bội (2n – 1).
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi câu hỏi trong phần HĐ vận dụng SHDH trang 128.
+ Giờ sau báo cáo kết quả trước lớp.
HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi D. Hoạt động vận dụng
Gợi ý
Bảng 24.2. So sánh thể dị bội với thể đa bội
Dấu hiệu so sánh Thể dị bội Thể đa bội
Khái niệm Thay đổi số lượng liên quan đến một hay một số cặp NST nào đó. Thay đổi số lượng liên quan đến toàn bộ bộ NST của loài, tế bào có số NST là bội số n.
Bộ NST 2n + 1, 2n – 1, 2n – 2, 2n + 2, ... 3n, 4n, 5n, ...
Cơ chế hình thành Sự không phân li của một hoặc vài cặp NST trong phân bào. Sự không phân li của toàn bộ các cặp NST trong phân bào.

Đặc điểm cơ thể Có thể gặp ở mọi sinh vật (con người, động vật và thực vật).
Gây thay đổi kiểu hình ở một số bộ phận, gây ra các bệnh hiểm nghèo. Thường không thấy ở sinh vật bậc cao, chủ yếu được ứng dụng và phổ biến ở thực vật.
Thực vật đa bội có cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt.
* Giống nhau:
- Đều là những thể do đột biến số lượng NST tạo ra.
- Đều phát sinh do các tác động của các tác nhân vật lí, hoá học hoặc ảnh hưởng phức tạp từ môi trường ngoài và trong.
- Đều biểu hiện kiểu hình không bình thường, có thể gây hại cho sinh vật.
- Cơ chế tạo ra đều do sự phân li không bình thường của NST trong quá trình phân bào.
- Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng đều sai khác với 2n.
- Ở thực vật, thể đa bội và thể dị bội đều được ứng dụng trong trồng trọt.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu để trả lời câu hỏi 2 sách HDH trang 129.
HS: Các nhóm HS tự tìm hiểu trên mạng, qua người thân (nhóm trưởng phân công cho các thành viên trong nhóm - thời gian hoàn thành: đến buổi học tiếp theo) E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 9, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.