Giáo án VNEN bài: Di truyền học Menđen - Lai một cặp tính trạng (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài: Di truyền học Menđen - Lai một cặp tính trạng (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 25: DI TRUYỀN HỌC MENĐEN- LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (T2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học;
 Trình bày được công lao to lớn của Menđen với di truyền học và phương pháp phân tích các thế hệ lai của ông. Rèn cho học sinh phương pháp tư duy khoa học của Menđen.
 Giải thích các thí nghiệm lai một cặp tính trạng Ở đậu Hà Lan cử Menđen. Phát biểu được nội dung quy luật tính trội và quy luật phân li của Menđen.
 Trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.
 Nêu và giải thích được tương quan trội – lặn hoàn toàn và không hoàn toàn.
 Vận dụng quy luật phân li để giải thích các hiện tượng di truyền trong sản xuất và đời sống.
2. Kĩ năng
 Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp, so sánh, khái quát hoá ở HS.
3. Thái độ
 Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính quy luật của hiện
4. Năng lực, phẩm chất
 Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
 Năng lực chuyên biệt: NL quan sát, NL sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
 Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
 Lai một cặp tính trạng
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
 Kế hoạch bài học, hình trong SHDH, phiếu học tập.
 Giấy A0, bút dạ…
2. Học sinh:
 Nghiên cứu trước bài học.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp DH
 Phương pháp DH: Dạy học hợp tác, nêu và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật dạy học
 Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, khăn trải bàn, đặt câu hỏi,...
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau:
+ Em hãy cho biết công trình nghiên cứu Di truyền học của Menđen?
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên.
+ Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động
Công trình nghiên cứu Di truyền học của ông là phương pháp phân tích các thế hệ lai.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
Hoạt động 1: Thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Nghiên cứu thông tin SHDH trang 132.
+ Trả lời các câu hỏi trong phần a SHDH trang 132.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức
B. Hoạt động hình thành kiến thức
II. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
1. Thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen
a. Kết quả thế hệ F1 trong phép lai một cặp tính trạng của Menđen
+ Khi lai hai cơ thể bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tư¬ơng phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ
+ Viết 7 sơ đồ lai minh hoạ cho các phép lai trong bảng 25.2 (sử dụng bảng chữ cái A, B, C để quy ước các gen quy định các tính trạng).
- Mô tả cách thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan: bước 1, 2, 3.
Bảng 25.1. Kiểu hình các cây đậu F1 theo nghiên cứu của Menđen
Hình dạng hạt Màu sắc hạt Hình dạng quả Màu sắc
quả Màu sắc hoa Vị trí hoa Chiều cao thân

P Nhăn × Trơn Vàng × Xanh Có ngấn × Không có ngấn Xanh × Vàng Tím × Trắng Đỉnh ngọn × Trên thân Cao × Thấp
F1 Trơn Vàng Không có ngấn Xanh Tím Trên thân Cao

GV: yêu cầu HS hoạt động cặp đôi:
+ Nghiên cứu thông tin SHDH trang 133.
+ Hoàn thành bảng 25.2, trả lời các câu hỏi trong phần b SHDH trang 133.
HS: Hoạt động cặp đôi thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện 1-2 cặp đôi báo cáo kết quả hoạt động trước lớp, các cặp khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, chốt kiến thức b, Kết quả thế hệ F2 trong phép lai một cặp tính trạng của Menđen
F2 có sự biểu hiện cả tính trạng trội và tính trạng lặn với tỉ lệ trung bình 3 : 1.
Bảng 25.2. Kết quả lai một cặp tính trạng của Menđen trên đậu Hà Lan
Tính trạng Đặc tính trội × Đặc tính lặn Thế hệ F2 (trội : lặn) Tỉ lệ
Màu hoa Tím × Trắng 705 : 224 3,15 : 1
Vị trí hoa Trên thân × Đỉnh ngọn 651 : 207 3,14 : 1
Màu hạt Vàng × Xanh 6022 : 2001 3,01 : 1
Dạng hạt Trơn × Nhăn 5474 : 1850 2,96 : 1
Dạng quả Không có ngấn × Có ngấn 882 : 229 2,95 : 1
Màu quả Xanh × Vàng 428 : 152 2,82 : 1
Chiều cao cây Thân cao × Thân thấp 787 : 277 2,84 : 1

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, cặp đôi
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
+ Trả lời các câu hỏi 3.1, 3.2, 3.6 trong SHDH phần HĐ luyện tập trang 177, 138.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV giao.
+ Đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và chốt kiến thức C. Hoạt động luyện tập
3. 1. Viết sơ đồ lai minh hoạ.
P : AA × aa
GP : A a
F1 : Aa
F1 : Aa × Aa
GP : A, a A, a
F2 : 1 AA : 2 Aa : 1 aa
3.2. d) P : Aa × Aa : xem câu 1.
3.6. B. phương pháp phân tích các thế hệ lai.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà HĐ cá nhân nghiên cứu trả lời câu 2 trong HĐ vận dụng.
+ Giờ sau báo cáo kết quả trước lớp.
HS: Về nhà nghiên cứu trả lời câu hỏi D. Hoạt động vận dụng

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà nghiên cứu phần đầu của phần 1 trong HĐ tìm tòi mở rộng.
HS: Về nhà thực hiện yêu cầu của GV E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Xem thêm các bài Giáo án môn sinh 9, hay khác:

Bộ Giáo án môn sinh 9 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 9.

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.