Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 31: ÔN TẬP PHẦN DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ (T2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hệ thống hoá kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị.
Biết vận dụng lí thuyết, giải thích hiện tượng trong thực tiễn sản xuất.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng tư duy lí luận, chủ yếu kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá.
Rèn kĩ năng giải bài tập di truyền biến dị.
3. Thái độ
Quan tâm tìm hiểu về thế giới sống. Say mê, thích tìm hiểu thông tin và giải thích các hiện tượng có liên quan.
4. Năng lực, phẩm chất
Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua các hoạt động cá nhân trên lớp và công việc được giao về nhà theo nhóm; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động tập thể (nhóm đôi, nhóm nhỏ 4- 6HS).
Năng lực chuyên biệt: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, năng lực tính toán, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, tự tin, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
Bài soạn, máy chiếu, phiếu học tập cho bài tập trong bài.
Giấy A0, bút dạ…
2. Học sinh
Nghiên cứu trước bài học, ôn tập lại các kiến thức đã học.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp DH
Phương pháp DH: Dạy học nhóm nhỏ, nêu và giải quyết vấn đề.
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, công não, khăn trải bàn, đặt câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL nhận thức kiến thức sinh học.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi:
+ Nêu cấu trúc và chức năng của ADN, ARN?
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên.
+ Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét và đặt vấn đề vào bài mới. A. Hoạt động khởi động
B.C. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - LUYỆN TẬP
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cặp đôi, HĐ nhóm nhỏ.
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL quan sát, NL nhận thức kiến thức sinh học, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm
+ Trả lời các câu hỏi trong SHDH mục III trang 173.
HS: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao ở trên.
+ Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung.
GV: nhận xét, chốt kiến thức B. C. Hoạt động hình thành kiến thức – Luyện tập
Câu 1: Giải thích sơ đồ : ADN (gen) → mARN → Prôtêin → Tính trạng
Trong sơ đồ trên, trình tự các nuclêôtit trên ADN quy định trình tự các nuclêôtit trong ARN, thông qua đó ADN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin và biểu hiện thành tính trạng.
Câu 2: Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
Câu 3: Nghiên cứu di truyền người phải có phương pháp thích hợp vì lí do xã hội, không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến. Thông dụng và đơn giản hơn cả là phương pháp nghiên cứu phả hệ và trẻ đồng sinh.
Đặc điểm cơ bản của phương pháp nghiên cứu phả hệ là : theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng đó.
Đặc điểm của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh là có thể xác định được tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên và xã hội.
Câu 4: Sự hiểu biết về Di truyền học tư vấn có tác dụng gì ?
Di truyền y học tư vấn chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho ta lời khuyên, chẳng hạn về khả năng mắc bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã mắc bệnh di truyền, có nên kết hôn hoặc tiếp tục sinh con nữa hay không, cùng các biện pháp phòng tránh, hạn chế rủi ro sinh con dị tật bẩm sinh hoặc mắc các bệnh, hội chứng di truyền.
Câu 5: B
Câu 6: C
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm
2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà HĐ cá nhân nghiên cứu hoàn thành bài tập sau:
1. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Hãy xác định các biến dị tổ hợp có thể được tạo ra trong trường hợp sau:
P: AaBbDD x AaBbDd.
Từ đó hãy nêu khái niệm, cơ chế phát sinh và ý nghĩa của biến dị tổ hợp?
2. Hiện tượng di truyền nào hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp? Vì sao? D. Hoạt động vận dụng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ
2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.
3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.
4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ sinh học, NL vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn.
5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.
GV: Yêu cầu HS về nhà HĐ cá nhân hoàn thành bài tập sau:
1. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính?
2. Tại sao trong cấu trúc dân số, tỷ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1? Nói người mẹ quyết định giới tính của thai nhi là đúng hay sai? Vì sao? E. Hoạt động tìm tòi mở rộng