Tuần:……….
Ngày……… tháng………năm………
Ngày soạn: ...............
Ngày dạy: .................
Tiết số: .................
Bài 31: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ HS hiểu được khái niệm công nghệ tế bào
+ HS nắm được những công đoạn chính của công nghệ tế bào, vai trò của từng công đoạn.
+ HS thấy được những ưu điểm của việc nhân giống vô tính trong ống nghiệm và
phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống.
2. Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
+ Kĩ năng khái quát hoá, vận dụng thực tế.
3. Thái độ:
+ Giáo dục lòng yêu thích bộ môn
+ Nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên trân trọng thành tựu khoa học đặc biệt của Việt Nam
4. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
- Năng lực thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh phóng to H 31 SGK
- Tư liệu về nhân bản vô tính trong và ngoài nước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định
2. KTBC: Di truyền học tư vấn có chức năng gì?
3. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
Người nông dân để giống khoai tây từ vụ này sang vụ khác bằng cách chọn những củ tốt giữ lại, sau đó mỗi củ sẽ tạo được 1 cây mới và phải giữ rất nhiều củ khoai tây. Nhưng với việc nhân bản vô tính thì chỉ từ 1 củ khoai tây có thể thu được 2000 triệu mầm giống đủ để trồng cho 40 ha. Đó là thành tựu vô cùng quan trọng của di truyền học.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Trang bị cho HS những KT mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở HĐ Khởi động.
Hoạt động 1: KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
MĐCĐ: - HS nêu được khái niệm công nghệ tế bào
- Hiểu được các công việc chính trong công nghệ tế bào
Hoạt động của giáo viên
B1: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Công nghệ tế bào là gì
? Để nhận được mô non cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với Hoạt động của học sinh
- HS nghiên cứu SGK (trang 89) ghi nhớ kiến thức
- HS trao đổi để trả lời câu hỏi
+ Khái niệm
+ Công nghệ tế bào gồm 2 giai đoạn Nội dung
I.KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ TẾ BÀO:
* Kết luận:
- Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về qui trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để
cơ thể gốc, người ta phải thực hiện những công việc gì
? Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc
B2: GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
B3: GV cho học sinh nhắc lại 2 công đoạn chính của công nghệ tế bào
+ Cơ thể hoàn chỉnh có kiểu gen như dạng gốc vì ở cơ thể hoàn chỉnh được sinh ra từ 1 tế bào của dạng gốc có bộ gen nằm trong nhân tế bào và được sao chép.
- HS trả lời, lớp bổ sung.
- Một vài học sinh trình bày công đoạn của công nghệ tế bào tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
- Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn:
+ Tách tế bào từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường dinh dưỡng để tạo mô sẹo
+ Dùng hooc môn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
MĐCĐ: - HS hiểu và nắm được các thành tựu công nghệ tế bào
- HS biết được qui định nhân giống vô tính trong ống nghiệm và liên hệ thực tế
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
B1: GV hỏi: Hãy cho biết thành tựu công nghệ tế bào trong sản xuất
- GV nêu câu hỏi:
? Cho biết các công đoạn nhân giống vô tính trong ống nghiệm
? Nêu ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm
? Cho ví dụ minh hoạ
B2: GV nhận xét và giúp học sinh nắm được qui trình nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
- GV lưu ý câu hỏi của HS và giải thích như SGV.
- GV thông báo các khâu chính trong tạo giống cây trồng.
+ Tạo vật liệu mới để chọn lọc
+ Chọn lọc, đánh giá tạo giống mới
B3: GV hỏi:
? Người ta đã tiến hành nuôi cấy mô tạo vật liệu mới cho chọn giống cây trồng bằng cách nào
? Cho ví dụ
- GV hỏi:
+ Nhân bản vô tính thành công ở động vật có ý nghĩa như thế nào ?
? Cho biết những thành tựu nhân bản ở Việt Nam và thế giới
B4: GV thông báo thêm:
- ĐH Texas ở Mĩ nhân bản thành công ở Hươu sao, Lợn
- Itali nhân bản thành công ở ngựa
- Trung Quốc tháng 8 năm 2001 dê nhân bản đã đẻ sinh đôi. - HS nghiên cứu SGK trả lời
+ Nhân giống vô tính ở cây trồng
+ Nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng
+ Nhân bản vô tính ở động vật
- Cá nhân nghiên cứu SGK ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm kết hợp với H 31 và tài liệu tham khảo
-Thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày
- HS lấy ví dụ : Hoa phong lan hiện nay rất đẹp và giá thành rẻ
* HS có thể hỏi: tại sao trong nhân giống vô tính ơt thực vật người ta không tách tế bào già hay mô đã già.
- HS nghe và ghi nhớ kiến thức
- HS nghiên cứu SGK trang 90 trả lời câu hỏi.
- HS nghiên cứu SGK và các tài liệu sưu tầm được trả lời câu hỏi II.ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
a) Nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng
- Qui trình nhân giống vô tính (SGK trang 89)
- Ưu điểm:
+ Tăng nhanh số lượng cây giống
+ Rút ngắn thời gian tạo cây con
+ Bảo tồn một số nguồn gen thực vật quí hiếm
- Thành tựu: nhân giống cây phong lan, khoai tây, mía, cây gỗ quí …
b) ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng.
- Tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn tế bào xôma biến dị
ví dụ:
+ Chọn dòng tế bào chịu nóng và khô từ tế bào phôi của giống CR203
+ Nuôi cấy để tạo ra giống lúa mới cấp quốc gia DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu hạn, chịu nóng tốt.
c) Nhân bản vô tính ở động vật
- ý nghĩa:
+ Nhân nhanh nguồn gen động vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng
+ Tạo cơ quan nội tạng của động vật đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan
VD : Nhân bản ở cừu và bò
4. Củng cố:
- Mục tiêu: Giúp HS hoàn thiện KT vừa lĩnh hội được.
- Kết luận chung: HS đọc kết luận trong SGK
(1)Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình
a. Ứng dụng di truyền học vào trong tế bào
b. Sản xuất để tạo ra cơ quan hoàn chỉnh
c. Nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh
d. Sản xuất cây trồng hoàn chỉnh
(2) Trong nhân giống vô tính ở cây trồng, người ta thường tách bộ phận nào của cây để nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm:
a. Tế bào lớp vỏ thân cây b. Tế bào chóp rễ
c. Mô phân sinh d. Mô sẹo và tế bào rễ
5. Vận dụng, mở rộng:
Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.
- Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.
Hãy nêu những ứng dụng của nuôi cấy và gép mô trong y học?
- Ghép da (thay những chỗ da bị bỏng)
- Gép thận (thay thận bị hư)
- Thay giác mạc mắt bị đục
- Nuôi cấy phôi ở người và gia súc
6. Dặn dò:
1. Học bài, trả lời câu hỏi SGK
2. Đọc mục “Em có biết”
3. Hướng dẫn chuẩn bị nội dung ôn tập HKI
* Rút kinh nghiệm bài học:
…………………………………………………………………………………………………